Nhà khoa học lôi bằng được cá mập trắng sở hữu 2 “của quý” lên thuyền để đo kích cỡ
Giống này hơi bị hiếm luôn đấy!
Nghiên cứu khoa học luôn đòi hỏi người trong ngành phải đối diện và xông xáo với những điều kỳ lạ của tự nhiên. Và quả thật là thiên nhiên vẫn còn rất nhiều điều kỳ thú xứng đáng được khám phá.
Mới đây, một nhóm các nhà khoa học tự nhiên từ Ocearch đã bắt được một chú cá mập trắng khổng lồ từ đáy dưới đại dương lên để hỏi thăm cũng như thực hiện vài nghiên cứu đo đạc, trong đó có cả việc đo luôn “của quý” cho chú cá mập kia!
Con cá dài tới 2m6 và sở hữu một hàm răng vô cùng sắc nhọn. Trong video, chúng ta có thể thấy các nhà khoa học vô cùng khẩn trương để thu thập dữ liệu cũng như thực hiện nghiên cứu. Thậm chí họ còn phải vừa đo đạc, vừa té nước liên tục để tránh việc con cá này sẽ bơi xuống… suối vàng.
Nhưng khi chuẩn bị thả cá mập về đại dương thì bỗng các nhà khoa học phát hiện ra một điều vô cùng thú vị, đó là chú cá này có tới… 2 cái “của quý”. Hóa ra cá mập trắng mà có 2 cái “ấy” khá hiếm và sẽ được giới khoa học ưu ái gọi bằng một cái tên rất Tây là “Claspers”.
Nhà khoa học lôi bằng được chú cá mập trắng sở hữu 2 “của quý” lên thuyền để đo
Các nhà khoa học đã đặt tên cho con cá dũng mãnh này là Brunswich, trước khi kịp thả nó về ngôi nhà đại dương, nơi mà nó sẽ gặp lại những người bạn cá mập khác và kể lại rằng: “Ê, hôm nay tôi vừa bị loài người tóm và chúng nó cứ ngồi ngắm “cái ấy” của tôi hoài đấy các bạn ạ”.
Ocearch là một tổ chức nghiên cứu về hoạt động của các loài sinh vật sống ở đại dương. Họ đã gắn thẻ hàng trăm động vật biển kể từ năm 2007 và hy vọng sẽ hiểu rõ hơn, sâu sắc hơn về động vật hoang dã sống ở biển.
Brunswich cũng là một trong số rất nhiều những sinh vật mà Ocearch đã gắn thẻ định vị lên để nghiên cứu. Nhưng để tìm thấy một sinh vật quý hiếm mà sở hữu những tận 2 cái “ấy” như nó thì chắc còn lâu lắm!
(Nguồn: Ladbible)
Theo Helino
Bí ẩn gây sốc bên trong kim tự tháp nhiều lời nguyền
Kim tự tháp Ai Cập luôn luôn là một trong những bí ẩn của nhân loại thách thức giới khoa học suốt nhiều thế kỷ qua.
Nguồn: Lolwot
Mỗi kim tự tháp Ai Cập cần rất nhiều khối đá để xây dựng. Theo tính toán, để xây dựng kim tự tháp Giza, phải mất gần 2,3 triệu khối đá, mỗi một khối nặng từ 2 tấn đến 50 tấn.
Nhiều người nghĩ rằng bên trong những kim tự tháp bí ẩn là những dòng chữ tượng hình ghi lại sự kiện và những mật truyền, lời nguyền. Điều này không có căn cứ xác thực, trong kim tự tháp Giza, người ta không tìm thấy dấu vết của chữ tượng hình.
Để khiến cho kim tự tháp tỏa sáng, người Ai Cập cổ đại đã bao phủ những tảng đá to bằng một lớp vật liệu làm từ đá vôi trắng có độ bóng cao. Nhờ có độ bóng, kim tự tháp sẽ phát sáng khi ánh nắng mặt trời phản chiếu vào.
Nhiều người tin rằng kim tự tháp được xây dựng bởi những tù nhân và nô lệ nhưng sự thực hoàn toàn không phải như vậy. Những kim tự tháp được xây dựng bởi những công nhân bình thường, họ lao động và họ được trả tiền.
Khi những kim tự tháp còn nguyên vẹn, chưa bị sứt mẻ gì, còn nguyên lớp vỏ bóng bẩy bên ngoài, người ta đồn đoán rằng đứng ở những ngọn núi của Israel, thậm chí là Mặt trăng cũng có thể nhìn thấy kỳ quan thế giới cổ đại này phát sáng.
Những kim tự tháp có thể trường tồn với thời gian, thách thức vầng nhật nguyệt là bởi người Ai Cập cổ đại sử dụng một loại vữa có độ dính cao. Đến tận ngày hôm nay, các nhà khoa học vẫn chưa thể tìm ra được thành phần của chất vữa tuyệt hảo đó.
Do phương thức xây dựng vô cùng đặc biệt, nhiệt độ trong kim tự tháp quanh năm không đổi, luôn giữ ở mức 20 độ C.
Phải mất khoảng 200 năm người Ai Cập cổ đại mới xây dựng xong một kim tự tháp, điều này đồng nghĩa với việc có những kim tự tháp được xây dựng cùng một thời điểm.
Kim tự tháp Kheops là một trong những kỳ quan nặng nhất thế giới. Theo ước tính của các nhà khoa học, kim tự tháp khổng lồ này nặng khoảng 6 triệu tấn.
Kim tự tháp Kheops là một trong những công trình cổ nhất và duy nhất còn tồn tại trong số Bảy kỳ quan thế giới cổ đại. Đây cũng là công trình nổi tiếng với cấu trúc liên kết chính xác nhất, vị trí đẹp hoàn hảo. Có rất nhiều lý thuyết xây dựng được đưa ra nhưng vẫn không có cách nào lý giải được trình độ khoa học kỹ thuật của những người Ai Cập cổ đại.
Đinh Ngân
Theo Kiến thức
Trí tuệ nhân tạo giúp phát triển các loại thuốc chống lao mới Công cụ phần mềm INDIGO do các nhà khoa học Mỹ phát triển cho thấy hiệu quả của các loại thuốc chống lao có thể được tăng cường khi chúng được kết hợp với thuốc chống loạn thần hoặc thuốc chống sốt rét. Bệnh lao giết chết 1,8 triệu người mỗi năm và là bệnh nhiễm khuẩn nguy hiểm nhất thế giới -...