Nhà khoa học “không thể nào né tránh”

Theo dõi VGT trên

Giáo sư Ngô Bảo Châu mở đầu bài nói chuyện chủ đề Học như thế nào ở Đại học Bách khoaHà Nộihôm 13/3, đại ý ‘Người ta thường hỏi tôi về bí quyết học tập. Tôi thường nói chỉ cần có đam mê, nhưng đó là một cách né tránh. Tôi bắt buộc phải trả lời như thế vì chưa bao giờ suy nghĩ một cách thấu đáo về vấn đề này. Nhưng không thể nào né tránh mãi được’.

Mỗi lần gặp câu hỏi này, ngoài ý “Chỉ cần đam mê”, giáo sư đã nghĩ ra rất nhiều câu trả lời thú vị khác, hầu hết có ví von hình ảnh rất văn vẻ. Nhưng đúng như anh nhận thấy, các câu trả lời đó thiếu hệ thống và không thấu đáo. Vì thế, giáo sư về viết hẳn bài luận Học như thế nào và công bố nó một cách trang trọng: phát biểu trước hàng trăm sinh viênvà học giả ở Hà Nội hôm 13/3, đồng thời đăng nguyên văn bài viết lên tạp chí Tia sáng và trang cá nhân Thích học toán. Đó là thái độ ứng xử của nhà khoa học: mọi đề tài phải được giải quyết một cách bài bản và kết quả phải được công bố trước đối tượng phù hợp.

Nhà khoa học không thể nào né tránh - Hình 1

3 ngày sau đó, 16/3, lại hay tin giáo sư Châu cùng đồng tác giả Nguyễn Phương Văn tặng sách nói Ai và Ky ở xứ sở những con số tàng hình cho học sinh – sinh viên khiếm thị ở TP.HCM. Còn nhớ tháng 8/2012, ở Hà Nội, giáo sư đã phải bất ngờ khi một nữ sinh khiếm thị đứng lên hỏi: “Bao giờ những người như tôi mới đọc được sách của giáo sư?”. Khi đó, giáo sư hứa sẽ nghĩ về việc này. Tháng 3/2013, tức hơn nửa năm sau, mong muốn của cô gái đã trở thành sự thật.

Trước đó chưa từng nghe giáo sư Châu tiết lộ về kế hoạch làm sách nói cho độc giả khiếm thị. Chính xác là anh chỉ công bố khi thành quả đã ra mắt. Nói là làm – cách ứng xử này không thịnh hành lắm ở Việt Nam và ở… đàn ông hiện nay.

Cũng trong bài nói chuyện của mình ở Đại học Bách khoa Hà Nội, giáo sư lưu ý người nghe rằng anh định dịch câu hỏi “Học như thế nào?” sang tiếng Anh là “How we learn?” chứ không phải là “How to learn?” như trong tiêu đề buổi nói chuyện. Giáo sư dặn sinh viên nghĩ về sự khác nhau giữa hai cách dịch và hứa trở lại chủ đề này vào cuối buổi. Nhưng sau đó, hoặc anh quên, hoặc không đủ thời gian. Hai cách dịch trên có gì khác nhau không? Có.

“How To” là mẫu câu thông dụng hơn. Sách kỹ năng ngoài hiệu sách không thiếu những cuốn dịch từ một cuốn “How To…” nào đó, tiếng Việt là “Làm thế nào để…”. Một bài luận theo chủ đề “How To learn?” khá tương tự một cuốn sách kỹ năng kiểu như thế, với người viết trong tư cách người dạy.”How we learn” có một ý nghĩa khác, hay hơn. Với từ “we” (chúng ta), có cảm tưởng giáo sư Châu đã tính cả mình trong đó. Anh nói: “Điểm lại cuộc đời mình, tôi thấy cho đến thời điểm này, tôi cũng không làm gì khác ngoài việc đi học, sau đó dạy học và nghiên cứu khoa học”. Học là công việc tập thể, giáo sư đã nhấn mạnh điều này qua bài nói chuyện.

Không ai học đủ nhiều để có thể chính thức ngừng học và đi khắp nơi chỉ để dạy người khác

Video đang HOT

Theo vietbao

'Vấn đề của giáo dục Việt Nam là sự tha hóa'

Lấy dẫn chứng về vụ tiêu cực Đồi Ngô (Bắc Giang), Giáo sư Ngô Bảo Châu cho rằng, đây là tiếng chuông cảnh tỉnh về mức độ tha hóa của cả một hệ thống - khi nhiều người cả trong và ngoài ngành giáo dục đã không tôn trọng luật chơi.

Chiều 13/3, hàng nghìn sinh viên đã đến tham dự buổi nói chuyện của GS Ngô Bảo Châu về chủ đề "Phương pháp học tập". Ngồi dưới hàng ghế khách mời, Chủ tịch quỹ Hòa bình quốc tế, đại diện các đại sứ quán tại Việt Nam, bố mẹ và những thầy giáo cũ của giáo sư Ngô Bảo Châu đều chăm chú lắng nghe.

Mở đầu bài giảng, GS Châu cho biết, anh hay được các em sinh viên hỏi về bí quyết học tập, và thường trả lời rằng không có bí quyết gì, quan trọng là niềm say mê. "Điều đó không sai nhưng chưa đầy đủ. Tôi bắt buộc phải trả lời như thế khi chưa suy nghĩ thấu đáo. Hôm nay là cơ hội tốt để tôi làm điều đó, dù vất vả để hoàn thành nhưng cũng rất ý nghĩa", GS Châu nói.

Bài giảng của GS Ngô Bảo Châu được chia làm ba phần, bao gồm: Cái gì là động cơ căn bản cho việc học tập, học chữ hay học làm người và chúng ta học như thế nào. Anh cho biết, không có tham vọng đưa ra câu trả lời thấu đáo và đầy đủ cho cả ba câu hỏi mà chỉ là sắp xếp thành những suy nghĩ tản mạn của mình, làm thành những câu trả lời không cầu toàn.

Vấn đề của giáo dục Việt Nam là sự tha hóa - Hình 1

Chủ tịch quỹ Hòa bình quốc tế, đại sứ các nước tại Việt Nam và hàng nghìn sinh viên đã đến nghe GS Ngô Bảo Châu giảng về "phương pháp học tập". Ảnh: Hoàng Thùy.

Đi sâu vào phần "học như thế nào", GS Châu cho biết, ngày xưa học chữ thánh hiền thì quan trọng nhất phải có chí - có chí đi bắt đom đóm làm đèn đọc sách thâu đêm. Nhưng trong việc học tập, tiếp thu kiến thức khoa học của nhân loại hiện tại thì có chí thôi không đủ.

GS Châu nhấn mạnh, trong một trò chơi, ít người chơi một mình, để trò chơi thực sự cuốn hút, người chơi thực sự triển khai tiềm năng tư duy của mình để đi đến bất ngờ, tìm ra sự sáng tạo, cuộc chơi phải có bạn chơi, trọng tài. Cụ thể, nhờ vào internet, ta có thể tìm thấy nhiều tài liệu và học tập miễn phí trên mạng theo chương trình của một số đại học tên tuổi.

Nhưng dù có được cung cấp mọi tài liệu, theo dõi bài giảng miễn phí thì người học cũng không học được nếu ở nhà một mình. Ngồi nghe bài giảng trên mạng không phải là trò chơi thú vị vì không có đối thủ, đồng đội, mục tiêu, lộ trình, giải thưởng...Đó là những thứ không liên quan gì đến nội dung nhưng lại là những cái người đi học cần để có thể phấn đấu đến cùng. Mỗi người có thể học một mình và tập trung cao độ trong một tuần, nhưng cần có tập thể, thầy giáo, lớp học để duy trì mức độ học tập.

"Gợi ý của tôi là tại sao các bạn không tự tổ chức cùng học với nhau theo giáo trình, bài giảng, tư liệu học tập trên mạng. Thầy giáo cũng có thể sử dụng tài liệu miễn phí thành tài liệu học chính khóa. Trên lớp các thầy không nhất thiết phải giảng cả buổi mà có thể cho sinh viên xem trước bài giảng trên mạng, dành thời gian để giải thích thêm, trả lời những câu hỏi, thậm chí quay lại bài cũ nếu sinh viên chưa hiểu rõ một số khái niệm và hướng dẫn các em làm bài tập. Cuối cùng là tổ chức thi cử nghiêm túc", GS Châu nói.

Theo GS Châu, thiếu tổ chức, con người không có bản năng duy trì nỗ lực của mình trong một thời gian dài. Thiếu tranh biện con người sẽ nhanh chóng lạc vào con đường chủ quan, con đường luôn luôn dẫn tới cái đích là sự bế tắc.

"Đã rất nhiều người chỉ ra những bất cập của nền giáo dục nước nhà, và tôi cũng thấy không cần thiết phải góp thêm một tiếng nói của mình vào đó. Nhưng nếu chỉ nêu một vấn đề lớn nhất, thì đó chính là mức độ tha hóa của cả một hệ thống", GS Châu nói.

GS Châu dẫn chứng, vụ Đồi Ngô, học sinh quay phim giám thị vi phạm quy chế thi là việc chưa có tiền lệ trong lịch sử loài người. Đây là câu chuyện buồn, là tiếng chuông cảnh tỉnh về mức độ tha hóa của cả một hệ thống. Khoan quy trách nhiệm cho một cơ quan, cá nhân, mà suy nghĩ về việc xảy ra sẽ thấy rất nhiều người từ trung ương đến địa phương, cả trong và ngoài ngành giáo dục đã không tôn trọng luật chơi.

Vấn đề của giáo dục Việt Nam là sự tha hóa - Hình 2

GS Ngô Bảo Châu cho rằng bên cạnh tính trung thực thì học tập cần có tổ chức, kỉ luật, say mê và quả cảm. Ảnh: Hoàng Thùy.

Theo GS Châu, kết quả của kì thi tốt nghiệp đáng ra phải mang tính thiêng liêng trong đời học sinh lại trở thành một trò đùa - trò đùa muốn khóc. Các trường đại học ở Mỹ, như ĐH Chicago nơi anh làm việc, họ thành công không phải vì họ giàu, có nhiều giáo sư xuất sắc hay cơ sở vật chất đầy đủ, mà đó là vì tinh thần fairplay. Ở đó, mọi hành vi ăn gian đều bị trừng trị nghiêm khắc.

"Sự trung thực là một trong những điểm quan trọng nhất cho câu hỏi học như thế nào? Trung thực khó học trong sách vở và để trẻ trung thực, người lớn phải làm gương. Ngoài tính tổ chức, trung thực, kỉ luật thì cần niềm say mê và giữ được say mê, làm động cơ cho việc học tập", GS Châu nhấn mạnh.

Giám đốc khoa học của Viện Toán cao cấp cũng chia sẻ, khi anh viết bài giảng này, có người bạn đã góp ý rằng bên cạnh niềm đam mê đừng bỏ quên sự quả cảm. Sự quả cảm rất cần, không để lười biếng, hèn nhát dụ dỗ, quay lưng lại với sự thật. Theo kinh nghiệm của anh, khi vượt qua biên giới của những gì đã biết để thực sự đuổi theo cái chưa biết thì quả cảm rất cần, để đi tìm cái mới trong hành trình cô đơn và kéo dài nhiều năm.

"Sau khi làm luận án tiến sĩ xong tôi thi tuyển vào một Viện nghiên cứu ở Pháp nhưng tôi trượt. Buổi phỏng vấn đầu tiên, người ta hỏi tôi nghiên cứu gì, tôi nói "Bổ đề cơ bản", họ cười và tôi bị đánh trượt. Người ta không tin tôi", GS Châu kể và cho biết đó là một khó khăn. Đến năm 2002, khi quay lại làm bổ đề cơ bản, anh làm việc say sưa. Nhưng đến năm 2006, khi mở rộng công trình, anh hiểu đó là con đường cụt và khi đó bản thân còn không tin vào mình nữa.

Lúc này, anh tình cờ nói chuyện với một người đồng nghiệp về công trình ông ấy cách đó 20, 30 năm. Ông ấy cho rằng nó không có ý nghĩa, nhưng anh lại thấy đó là mảng cuối cùng mà anh thiếu. "Bế tắc nhưng nếu tôi không cố gắng nỗ lực trước đó thì khi người bạn nói, tôi cũng không thể nhận ra đó là mảng còn lại của mình", GS Châu cho hay.

Anh khẳng định, niềm say mê không bao giờ ổn định, thế nên quá trình học cần có tập thể, để khi không còn đam mê vẫn phải cố hoàn thành bổn phận của mình. Mặt khác, đam mê có thể ra đi thì cũng có thể quay lại, nên không được bỏ cuộc. "Khi tôi đọc quyển sách thấy nó khó, tôi thường nghĩ không phải bản chất nó khó mà người viết tồi. Thế nên tôi sẽ viết lại cho dễ hiểu hơn dù mất thời gian, và ít nhất là phải tìm hiểu cặn kẽ các vấn đề", GS Châu chia sẻ.

Theo VNE

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Bão số 7 đổ bộ các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Phú Yên trong đêm nay 11-11
19:54:21 11/11/2024
Ô tô Porsche cháy dữ dội trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng
13:33:37 11/11/2024
Long An: 3 ô tô va chạm liên hoàn trên cầu Bến Lức, quốc lộ 1 ùn ứ
18:04:26 10/11/2024
Tai nạn liên hoàn trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, nhiều ô tô biến dạng
17:40:16 10/11/2024
Chủ động ứng phó bão chồng bão
14:21:17 11/11/2024
Tin bão mới nhất 11/11: 3 bão Yinxing, Toraji, Man-yi đang hoạt động
11:31:09 11/11/2024
Tắm biển, 2 học sinh Đà Nẵng bị sóng cuốn
14:18:11 11/11/2024
Vùng áp thấp tan trên biển Quảng Ngãi - Phú Yên, bão số 8 giật cấp 12
09:32:29 12/11/2024

Tin đang nóng

Chung kết Miss International 2024: Hoa hậu Thanh Thủy của Việt Nam "mạnh" thế nào mà được dự đoán đăng quang?
13:58:24 12/11/2024
Vợ khó sinh chồng nức nở van xin bác sĩ cứu lấy mẹ, nhưng chuyện anh làm sau đó khiến chị vợ chỉ muốn ly hôn
10:48:33 12/11/2024
Hoa hậu Kỳ Duyên photoshop quá đà, móp méo cả đồ vật
13:54:00 12/11/2024
Vì nhân tình chồng đuổi vợ bầu ra khỏi nhà lúc nửa đêm, cô vợ khiến anh chồng ngã ngửa sau 6 năm gặp lại
10:13:41 12/11/2024
Tôi giật bắn người khi nhận được tin nhắn của người lạ với nội dung: 'Vợ anh ngoại tình với sếp, ở bên cạnh vợ mà có mắt như mù'
10:34:02 12/11/2024
Thua trận Chung kết năm Olympia nhưng khán giả đều nhận định: Đây là 1 trong những thí sinh... "lãi" nhất chương trình!
11:31:14 12/11/2024
Cô dâu sốc nặng khi đám cưới 'vắng như chùa Bà Đanh'
13:21:55 12/11/2024
Giá vàng cắm đầu lao dốc, chuyên gia nói không phải chỉ do Trump
12:39:23 12/11/2024

Tin mới nhất

Xuất hiện cơn bão mới, Hải Phòng ban hành công điện ứng phó

16:13:34 12/11/2024
Cùng với đó, chủ động triển khai công tác bảo đảm an toàn đê điều, hồ đập; sẵn sàng lực lượng, phương tiện để kịp thời hỗ trợ nhân dân, cứu hộ, cứu nạn và khắc phục hậu quả bão, lũ.

Tìm thấy thi thể trẻ bị đuối nước trên bãi tắm Sao Biển

13:20:09 12/11/2024
Những ngày qua, ảnh hưởng của bão số 7 khiến biển động, sóng lớn, bãi tắm Sao Biển đã treo bảng cấm tắm, thường xuyên nhắc nhở người dân, du khách không được tắm biển.

Bình Định: Chủ động ứng phó với mưa lớn

13:16:38 12/11/2024
Đơn vị chức năng triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn các hồ chứa nước và hạ du; chủ động vận hành hồ chứa đảm bảo dung tích đón lũ theo quy định; bố trí lực lượng thường trực để vận hành điều tiết và sẵn sàng xử lý các tình huống c...

Bão số 8 di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, gió giật cấp 12 ở Bắc Biển Đông

13:10:36 12/11/2024
Từ đêm 13/11, mưa lớn kết thúc ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên; trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Cấp độ rủi ro thiên tai do mưa lớn, lốc, sét cấp 1.

Vụ tai nạn giữa 3 xe máy làm 2 học sinh tử vong: Chưa ai có bằng lái xe

09:36:54 12/11/2024
Theo Công an Hà Nội, vụ tai nạn giữa 3 xe máy tại đường Ỷ Lan (Gia Lâm, Hà Nội) đã làm 2 người chết và 4 người bị thương. Các nạn nhân đều là học sinh và chưa ai có bằng lái xe.

Cảnh báo gió mạnh, sóng lớn và mưa dông trên biển

20:03:28 11/11/2024
Cấp độ rủi ro thiên tai do gió mạnh trên biển: cấp 2; Riêng khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Hoàng Sa) và vùng biển ngoài khơi từ Thừa Thiên Huế đến Bình Định: cấp 3.

Đi tắm sông cùng bạn, bé trai 12 tuổi đuối nước tử vong

10:44:57 11/11/2024
Sau khi tắm sông khoảng 20 phút, bé trai 12 tuổi bị đuối nước mất tích. Thi thể nạn nhân được phát hiện cách hiện trường 30m

Đã đưa xác máy bay Yak-130 ra khỏi hiện trường

18:00:10 10/11/2024
Đồng thời cắt cử lực lượng bảo vệ nghiêm ngặt hiện trường để thu dọn, tháo dỡ các bộ phận máy bay cũng như mảnh vỡ di chuyển về phục vụ công tác điều tra.

Bão Toraji tăng cấp, giật tới cấp 16 và đang tiến nhanh vào Biển Đông

17:55:28 10/11/2024
Bão Toraji hiện đã tăng thêm 1 cấp - mạnh cấp 11, giật cấp 13 đang di chuyển với tốc độ nhanh, hướng vào Biển Đông

TP Hồ Chí Minh: Cháy nhà trong hẻm khiến một người tử vong

16:15:19 10/11/2024
Theo thông tin ban đầu, những người mắc kẹt được đưa vào bệnh viên sơ cứu đã ổn định sức khỏe. Tuy nhiên, cụ bà trên 80 tuổi do tuổi cao,sức yếu đã không qua khỏi.

Biển Đông xuất hiện bão đôi, các địa phương chuẩn bị ứng phó

13:02:11 10/11/2024
Ông Nguyễn Văn Hưởng cho biết, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 7 từ tối và đêm mai đến hết ngày 12/11 ở khu vực Trung và Nam Trung Bộ sẽ có mưa nhưng rất ít khả năng có mưa cực đoan gây lũ trên các trên các sông ở miền Trung.

Bão Yinxing chưa qua, bão Toraji giật cấp 12 lại sắp 'nối gót' vào Biển Đông

12:25:35 10/11/2024
Bão Toraji di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, tốc độ 15-20 km/giờ. Dự báo ngày 12-11, bão đi vào biển Đông và trở thành cơn bão số 8 trong năm 2024.

Có thể bạn quan tâm

Lộ ảnh cưới ca sĩ Thái Trinh, danh tính chồng gây tò mò

Sao việt

16:19:59 12/11/2024
Sáng 12/11, nữ ca sĩ sinh năm 1993 chia sẻ ảnh mới và ẩn ý về việc chuẩn bị tổ chức đám cưới. Trong bức hình này, Thái Trinh vẫn khéo léo giấu kín diện mạo của chú rể.

Australia lo ngại ông Trump áp thuế cao đối với hàng hóa nhập vào Mỹ

Thế giới

16:13:15 12/11/2024
Nếu được áp dụng, động thái này sẽ ảnh hưởng lớn đến hàng xuất khẩu từ Australia, đặc biệt là các ngành nông nghiệp và khoáng sản, với giá cả tại thị trường Mỹ có thể tăng 10-20%.

Phản cảm cô gái trèo lên nóc Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam quay phim: Sẽ điều tra và xử lý nghiêm

Netizen

16:12:25 12/11/2024
Rất nhiều người đã đặt câu hỏi tại sao cô gái cùng người bạn có thể leo tận lên nóc Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam để có thể quay phim, chụp hình như vậy.

Sự hết thời của 1 sao hạng A: 1800 ngày không ai mời đóng phim, xấu tính đến mức ai cũng chán ghét

Hậu trường phim

15:19:38 12/11/2024
Từng là ngôi sao hàng đầu giới giải trí, người đẹp này bị khán giả và cả các nhà sản xuất quay lưng vì tính nết đỏng đảnh, tùy hứng.

Phim Hàn siêu hay top 1 rating cả nước mà khán giả Việt ít quan tâm: Nữ chính xé truyện bước ra còn diễn đỉnh

Phim châu á

15:14:22 12/11/2024
Thời điểm hiện tại, màn ảnh Hàn đang có một bộ phim cực hay là Jeong Nyeon . Tác phẩm này đang dẫn đầu trên đường đua rating tại xứ Kim Chi trong số các phim chiếu cùng khung giờ.

The Vocalist - cột mốc mới trong sự nghiệp đầy thăng hoa của Uyên Linh, nhưng liệu có đủ chạm đến danh xưng Diva thế hệ mới nhạc Việt?

Nhạc việt

15:08:59 12/11/2024
Ca sĩ Uyên Linh đang ở thời điểm thăng hoa nhất trong sự nghiệp và The Vocalist chính là đêm diễn khẳng định điều đó.

Câu trả lời cho việc Lisa bị tẩy chay tại Đông Nam Á

Nhạc quốc tế

15:05:15 12/11/2024
Lisa (BLACKPINK) đã tổ chức fanmeeting vô cùng thành công với show diễn đầu tiên mở màn cho chuỗi tour fan meetup châu Á tại Singapore.

"Khúc giao tranh" mới nhất của 2 Diva bị nhận xét: Ồn như cái chợ!

Tv show

15:00:38 12/11/2024
Mới đây, liveshow 3 của chương trình Our Song Vietnam - Bài Hát Của Chúng Ta đã chính thức lên sóng, đem tới một bữa tiệc âm nhạc đầy mãn nhãn và hoành tráng tới khán giả.

Bài tập giúp làm chậm lão hóa cơ

Làm đẹp

14:30:54 12/11/2024
Khi già đi, tình trạng lão hóa cơ, teo cơ khiến khối lượng cơ và sức mạnh của cơ thể suy giảm, dẫn đến giảm khả năng vận động và chức năng. Tuy nhiên, với thói quen tập luyện phù hợp, có thể chống lại sự suy giảm này, tăng cường sức khỏ...

Hoa sữa về trong gió - Tập 49: Thuận và Linh làm lành

Phim việt

14:11:26 12/11/2024
Sau tất cả mọi chuyện, ở Hoa sữa về trong gió tập 49, Thuận đã chủ động nói lời xin lỗi chị dâu vì những lời nói không hay với Linh.