Nhà khoa học đứng sau đột phá vaccine Moderna
Giám đốc Y tế hãng dược Moderna Tal Zaks, cùng với Melissa Moore, Giám đốc Khoa học, là hai bộ óc tạo nên “phép màu” của vaccine mRNA-1273.
Vaccine mRNA-1273 đạt hiệu quả 94,5% ngăn ngừa Covid-19, giúp Moderna trở thành nhà sản xuất dược phẩm thứ hai Mỹ gặt hái thành công trong cuộc đua vaccine thế giới. Cùng với vaccine của Pfizer, hiệu quả hơn 90%, Mỹ có thể có hai loại vaccine được phép sử dụng khẩn cấp vào tháng 12 với khoảng 60 triệu liều.
Vào tháng 3, khi cuộc khủng hoảng Covid-19 toàn cầu trở nên rõ ràng, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã mời một nhóm lãnh đạo các công ty dược phẩm lớn đến Nhà Trắng. Tại cuộc họp đó, Stéphane Bancel, CEO của công ty công nghệ sinh học Moderna, đã báo cáo về khả năng công ty của ông có thể nghiên cứu thành công vaccine trong vòng vài tháng. Ngày 16/11, Moderna công bố vaccine thử nghiệm của công ty có hiệu quả 94,5% trong việc ngăn ngừa Covid -19.
Melissa Moore, Giám đốc Khoa học của Moderna phụ trách công nghệ mRNA . Ảnh: Umass
Nhà nghiên cứu đứng sau thành công
Đứng sau thành công bước đầu rất quan trọng này của Moderna là nhóm các nhà khoa học của Moderna. Dẫn đầu là Giám đốc Y tế Tal Zaks, cùng với Melissa Moore, Giám đốc Khoa học của Moderna phụ trách công nghệ mRNA.
Video đang HOT
Tal Zaks, nhà khoa học từng là cựu trưởng khoa ung thư toàn cầu tại Sanofi (một công ty dược của Pháp), vui mừng trước việc công bố hiệu quả tích cực của vaccine: “Đây là một trong những khoảnh khắc tuyệt vời trong cuộc đời và sự nghiệp của tôi”.
Ngoài sự dẫn dắt của Tal Zaks, Melissa Moore, giám đốc khoa học của Moderna phụ trách công nghệ mRNA, chính là nhân vật quan trọng hàng đầu cho nỗ lực này.
Moore là nhà nghiên cứu lĩnh vực sinh hóa, chuyên nghiên cứu về phân tích cấu trúc protein. Từ khi còn là một nhà nghiên cứu trẻ tại Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT) vào đầu những năm 1990, cô đã chuyên tâm nghiên cứu về mRNA, một công nghệ mới. Năm 2013, cô quyết định chuyển sang làm việc cho Moderna.
Trong một email gửi Tiến sĩ Tony de Fougerolles, lúc đó là giám đốc khoa học của Moderna, Moore tự tin về khả năng của mình trong lĩnh vực mRNA. Tiến sĩ De Fougerolles mời cô tham gia ban cố vấn khoa học của mình. Năm 2016, Moore thôi giữ chức vụ giáo sư có thời hạn tại Trường Y Đại học Massachusetts ở Worcester để tiếp nhận vai trò của De Fougerolles tại công ty Moderna.
Trao đổi với tạp chí Science năm 2017, Moore nói: “Tôi có thể dành 15 năm tiếp theo để tiếp tục công việc giáo sư, viết nhiều bài báo hơn, đào tạo nhiều sinh viên hơn. Nhưng khi tôi già đi và nhìn lại cuộc đời mình, tôi có thể sẽ cảm thấy hối tiếc nếu quyết định như vậy”.
Kể từ khi Moore gia nhập, các nghiên cứu của cô đã giúp Moderna phát triển thành một công ty công nghệ sinh học lớn, đã sản xuất 23 loại thuốc mRNA và vaccine trong danh mục của công ty, chẳng hạn như vaccine cho virus Zika, một số loại vaccine cúm gia cầm, với 14 loại đang được nghiên cứu lâm sàng. Tuy vậy, những thành quả này chưa đủ để làm nên thành công cho công ty. Với việc bùng phát dịch bệnh Covid – 19, công ty đã được chính phủ Mỹ tài trợ để phát triển vaccine một cách nhanh chóng.
Sau các thông tin về thành công bước đầu trong việc thử nghiệm vaccine Covid-19, cổ phiếu của công ty đã tăng vọt. Từ dao động quanh mức 20 USD trong hai năm qua, sau tin tức đưa ra ngày 16/11, cổ phiếu của công ty đã lên mức hơn 95 USD, định giá công ty khoảng 38 tỷ USD.
Moderna thành lập năm 2010 với ý tưởng rằng công nghệ mRNA – phân tử gửi các hướng dẫn di truyền từ gene đến bộ máy tạo protein của tế bào – có thể được tái thiết kế để phát triển thuốc và vaccine.
Moderna hoàn tất thử nghiệm vaccine Covid-19 giai đoạn 3
Hãng dược Moderna cho biết đã hoàn thành thử nghiệm vaccine giai đoạn 3 cho 30.000 tình nguyện viên tham gia.
Quá trình nghiên cứu được theo dõi chặt chẽ để đảm bảo sự đa dạng tình nguyện viên. Theo dữ liệu của công ty, 1/5 tình nguyện viên đến từ Tây Ban Nha và 10% là người da đen. Tình nguyện viên trên 65 tuổi, đối tượng có nguy cơ cao nhiễm nCoV, chiếm 25%.
"Tôi nghĩ rằng chúng tôi đang làm khá tốt, yếu tố nhân khẩu của thử nghiệm vaccine Moderna khá đa dạng", Larry Corey, chuyên gia virus tại Trung tâm Nghiên cứu Ung thư Fred Hutchinson, nhận định. Ông Corey đang tiến hành các thử nghiệm lâm sàng trong Chiến dịch Thần tốc - nỗ lực liên bang nhằm đẩy nhanh tiến độ phát triển vaccine.
"Chúng tôi hy vọng sẽ tiếp tục cải thiện điều này. Đây mới là thử nghiệm đầu tiên hoàn thành, chúng ta còn hai loại khác nữa. Chặng đường đến với vaccine Covid-19 chỉ mới bắt đầu", ông Corey nói, đề cập đến hai loại vaccine khác của hai nhà nghiên cứu Pfizer và Johnson & Johnson.
Hơn một nửa số tình nguyện viên của Moderna đều là người khỏe mạnh, không dễ nhiễm nCoV. 25% khác là người cao tuổi, 17% trẻ hơn, song mắc các bệnh nền như tiểu đường hoặc béo phì, khiến họ nằm trong nhóm rủi ro cao.
Dữ liệu đánh giá thử nghiệm vaccine của Moderna được lưu tại Trung tâm nghiên cứu Mỹ ở Hollywood, Florida. Ảnh: AFP
Tiến sĩ Stephen Hoge, chủ tịch của Moderna, cho biết chủng ngừa cho 30.000 tình nguyện viên "chỉ là cột mốc quan trọng, không phải thành tựu". 50% trong đó đã nhận vaccine, số còn lại tiêm giả dược là nước muối sinh lý. Hai mũi tiêm cách nhau 4 tuần.
Moderna dự kiến công bố dữ liệu sơ bộ của thử nghiệm giai đoạn 3 trong tháng 11. Sau hai tháng theo dõi, công ty sẽ xác định liệu sản phẩm có đủ tiêu chuẩn đệ trình lên cơ quan quản lý để xin cấp phép hay không. Họ kỳ vọng hoàn thành toàn bộ quá trình trước Lễ Tạ ơn, ngày 26/11 năm nay.
Hiện Moderna, Pfizer và Johnson & Johnson là ba hãng dược dẫn đầu cuộc đua phát triển vaccine tại Mỹ. Moderna khởi động thử nghiệm giai đoạn 3 ngày 27/2, cùng ngày với Pfizer. Vaccine do Johnson & Johnson sản xuất bắt đầu tiêm thử ngày 23/9, song phải ngừng sau chưa đầy ba tuần vì một tình nguyện viên bị ốm. AstraZeneca, hãng dược của Anh, gặp tình trạng tương tự.
Thử nghiệm lâm sàng các loại vaccine bao gồm ba giai đoạn. Ở giai đoạn một, các nhà khoa học tiêm vaccine cho số tình nguyện viên hạn chế để kiểm tra độ an toàn và xác định liều lượng. Giai đoạn hai, thử nghiệm diễn ra trên hàng trăm người, chia thành các nhóm, chẳng hạn trẻ em, người già, để xem liệu liều tiêm có tạo ra phản ứng khác nhau ở từng đối tượng hay không. Trong thử nghiệm giai đoạn ba, các nhà nghiên cứu tiêm vaccine hoặc giả dược trên hàng chục nghìn người, chia làm hai nhóm. Tình nguyện sau đó trở về vùng dịch sinh sống nhằm so sánh tỷ lệ lây nhiễm.
Sau thử nghiệm giai đoạn ba, đơn vị nghiên cứu sẽ đệ trình dữ liệu lên cơ quan quản lý để xin cấp phép. Trong thời kỳ đại dịch, một số loại vaccine được phê duyệt khẩn cấp khi đang trong nghiên cứu giai đoạn 3.
Khi đã được cơ quan quản lý chấp thuận, các nhà nghiên cứu tiếp tục theo dõi phản ứng của nhóm tình nguyện viên nhằm tìm ra các tác dụng phụ tiềm ẩn. Đây gọi là quá trình đánh giá sau phê duyệt. Nếu vaccine được chứng minh là an toàn và hiệu quả, nhà sản xuất sẽ tiến hành phân phối hàng loạt đến các cơ sở y tế, phục vụ cho chương trình tiêm chủng.
Thông thường toàn bộ quy trình từ nghiên cứu đến cấp phép, phân phối ra thị trường của một loại vaccine mới mất ít nhất hai năm. Trong bối cảnh Covid-19 lan rộng, một số chính phủ thúc đẩy quá trình nghiên cứu cấp phép vaccine này nhanh hơn bình thường. Thậm chí Nga đã cấp phép cho hai loại vaccine Covid-19 trước khi tiến hành các giai đoạn thử nghiệm lâm sàng, dẫn đến nhiều hoài nghi của các nhà khoa học về chất lượng sản phẩm.
Đến nay 6 loại vaccine Covid-19 được phê duyệt khẩn cấp, đều thuộc về Trung Quốc và Nga. Hai "ứng viên" của Nga là Sputnik V và EpiVacCorona. Bốn loại vaccine của Trung Quốc do hãng dược nhà nước và các Viện Sinh phẩm điều chế, chủ yếu dựa trên virus bất hoạt.
5 người gặp phản ứng phụ khi tham gia thử nghiệm 2 loại vaccine Covid-19 hàng đầu tại Mỹ Cả 5 người tham gia thử nghiệm cho biết họ bị sốt cao, đau nhức cơ thể, đau đầu, kiệt sức suốt cả ngày và các triệu chứng khác sau khi tiêm. 5 trong số những tình nguyện viên người Mỹ tham gia thử nghiệm giai đoạn cuối loại vaccine ngừa Covid-19 tiềm năng của hai hãng Moderna và Pfizer đã bắt gặp...