Nhà khoa học của WHO đề xuất phát triển vaccine ngừa tất cả các chủng cúm động vật
Ngày 20/2, ông Jeremy Farrar, người sẽ đảm nhận chức Trưởng nhóm các nhà khoa học của Tô chức Y tê thê giới (WHO), kêu gọi các chính phủ nên đâu tư bào chế một loại vaccine ngừa tât cả các chủng virus cúm hiên đang tôn tại ở đông vât, như môt chính sách dự phòng cho trường hợp bùng phát dịch ở người.
Trong năm qua, các nước từ Mỹ, Anh tới Pháp và Nhât Bản đã phải gánh chịu những thiêt hại chưa từng thấy đối với đàn gia câm trong các đợt bùng phát dịch cúm. Đâu tháng 2, WHO cho rằng đợt lây lan cúm gia câm H5N1 sang các loài đông vât có vú gân đây cân được theo dõi mặc dù nguy cơ lây sang người thâp.
Ông Farrar cho biêt ông muôn ngành dược tiên hành môt sô thử nghiêm lâm sàng đôi với vaccine ngừa tât cả các chủng cúm đê thê giới không phải bắt đâu từ vạch xuất phát cho đến lúc có thể sản xuât toàn câu khi cần.
Ông Farrar là chuyên gia về khoa học lâm sàng, mới đây đã được bâu làm Giám đôc của Wellcome Trust, và vừa được chỉ định làm trưởng nhóm các nhà khoa học của WHO vào tháng 12/2022.
WHO nói chưa cần tiêm vaccine ngừa bệnh đậu mùa khỉ hàng loạt
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho rằng vẫn chưa cần đến biện pháp tiêm phòng hàng loạt khi dịch đậu mùa khỉ đang bùng phát bên ngoài lãnh thổ châu Phi.
Ống chứa mẫu phẩm xét nghiệm virus gây ra bệnh đậu mùa khỉ. Ảnh: Reuters
Dẫn lời ông Richard Pebody - trưởng nhóm chuyên gia về mầm bệnh gây mối đe dọa cao của WHO châu Âu, hãng tin Reuters cho biết các biện pháp phòng ngừa như giữ vệ sinh sạch sẽ và tình dục an toàn sẽ giúp kiểm soát dịch bệnh. Ông cũng nói thêm nguồn cung vaccine và thuốc kháng virus có sẵn đối với loại bệnh này hiện còn tương đối bị hạn chế.
Phát ngôn của ông được đưa ra sau khi Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ thông báo cơ quan này đang sử dụng vaccine Jynneos (loại ban đầu dùng phòng ngừa bệnh đậu mùa) cho các trường hợp mắc đậu mùa khỉ. Chính phủ Đức ngày 23/5 cũng cho hay nước này đang xem xét một số phương án tiêm chủng, trong khi Anh bắt đầu tiêm vaccine cho một số nhân viên y tế.
Giới chức y tế các nước tại châu Âu và Bắc Mỹ đang điều tra trên 100 ca nhiễm virus gây ra bệnh đậu mùa khỉ. Đây được coi là đợt dịch tồi tệ nhất từ trước đến nay bùng phát ngoài châu Phi.
Theo ông Pebody, các biện pháp trước tiên nhằm kiểm soát dịch bệnh lây lan là truy vết và cách ly. Tuy nhiên, nhà chức trách cũng lưu ý đây không phải là một loại virus lây lan dễ dàng và cho đến nay nó cũng chưa gây ra tình trạng nghiêm trọng. Ông nói thêm vaccine được sử dụng để ngăn bệnh đậu mùa khỉ có thể gây ra một số tác dụng phụ đáng kể.
Hiện vẫn chưa rõ nguyên nhân nào dẫn đến bùng phát các ca mắc. Một giám đốc điều hành cấp cao của WHO ngày 23/5 khẳng định chưa có bằng chứng cho thấy virus này đã bị đột biến.
Ông Pebody cho biết hầu hết các trường hợp mắc bệnh đều không liên quan đến việc đi lại qua châu Phi. Một số cơ quan y tế nghi ngờ trong cộng đồng tồn tại mức độ lây lan nhất định. "Chúng ta chỉ nhìn thấy phần nổi của tảng băng trôi", ông nhấn mạnh.
Với tốc độ bùng phát và không rõ nguyên nhân gây ra dịch bệnh, ông Pebody lo ngại các sự kiện và những bữa tiệc lớn trong Hè này có thể khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn nhiều. Ông khuyến cáo không nên đến những sự kiện này.
WHO: 1.210 ca tử vong trong đợt bùng phát dịch tả nghiêm trọng nhất tại Malawi Ngày 9/2, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết đợt bùng phát dịch tả nghiêm trọng nhất trong lịch sử Malawi đã khiến 1.210 người tử vong, trong khi vaccine phòng bệnh hiện rất khan hiếm. Bệnh nhân mắc bệnh tả được điều trị tại một cơ sở y tế ở Lilongwe, Malawi. Ảnh: AFP/TTXVN Quốc gia châu Phi này đang...