Nhà kho cơ sở cung cấp suất ăn cho trường tiểu học Tiên Dương đặt cạnh nhà vệ sinh
Nhà kho của hộ kinh doanh này gần khu ô nhiễm (gần nhà vệ sinh), khu vực chế biến có côn trùng xâm nhập, nguồn nước sử dụng là nước giếng khoan…
Nhà kho cơ sở cung cấp suất ăn cho trường tiểu học Tiên Dương đặt cạnh nhà vệ sinh. Trong ảnh là học sinh bị ngộ độc thực phẩm phải đến viện điều trị
Đây là kết quả điều tra, xử lý sự cố ATTP tại Trường Tiểu học Tiên Dương (xã Tiên Dương, huyện Đông Anh) tại báo cáo nhanh của Sở Y tế Hà Nội.
Theo đó, ngay sau khi nhận được thông tin về vụ việc, Sở Y tế Hà Nội đã chỉ đạo Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội phối hợp với các đơn vị liên quan tiến hành điều tra, giám sát sự cố an toàn thực phẩm nêu trên.
Cụ thể, bữa trưa ngày 9/9, Trường Tiểu học Tiên Dương (Đông Anh) tổ chức cho 1.556 học sinh ăn bán trú với thực đơn gồm: Thịt kho tàu với trứng chim cút, su su xào, canh rau ngót và cơm trắng; bữa phụ vào 15h cùng ngày là sữa Vinamilk (loại có đường và không đường). Các suất ăn tại trường do hộ kinh doanh Vũ Thị Quỳnh cung cấp suất ăn sẵn.
Buổi học sáng 10/9, có 58 học sinh nghỉ học với nhiều lý do, trong đó có 22 học sinh có biểu hiện đau bụng, buồn nôn, đi ngoài 4-5 lần, sốt nhẹ. Khoảng thời gian từ 1h55′ đến 15h50′ ngày 10/9, có 6 học sinh đến khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Đông Anh với chẩn đoán theo dõi nhiễm khuẩn đường ruột; 16 học sinh còn lại điều trị tại nhà theo hướng dẫn của Trung tâm Y tế huyện Đông Anh.
Ngay trong chiều 10/9, Trung tâm Y tế huyện Đông Anh cũng đã tiến hành phun khử khuẩn bằng cloramin B tại tất cả các phòng học và khuôn viên nhà trường.
Tại buổi làm việc, Phó Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội Nguyễn Quốc Tuấn nhận định, bước đầu nguyên nhân của sự cố này do yếu tố vi sinh, đồng thời, đề nghị Ban Chỉ đạo An toàn vệ sinh thực phẩm của huyện tiếp tục chỉ đạo các cơ quan chức năng rà soát, phát hiện sớm những trường hợp có biểu hiện nghi ngờ. Ngoài ra, tiếp tục giám sát, theo dõi chặt chẽ những trường hợp đang nằm điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Đông Anh và tất cả những em học sinh có biểu hiện nghi ngờ để có những biện pháp xử lý kịp thời.
Ông Nguyễn Quốc Tuấn đề nghị, tất cả các trường học trên địa bàn cần quan tâm và tăng cường công tác bảo đảm an toàn, vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường học, lựa chọn các nhà cung cấp dịch vụ bảo đảm theo đúng yêu cầu chuyên môn, nhằm bảo đảm sức khỏe tốt nhất cho các em học sinh.
Được biết, kết quả kiểm tra hồ sơ pháp lý, hộ kinh doanh Vũ Thị Quỳnh đã xuất trình đầy đủ giấy tờ liên quan đến hoạt động kinh doanh theo ngành nghề được cấp phép. Qua kiểm tra trên thực tế, cơ quan chức năng đã phát hiện nhà kho của hộ kinh doanh này gần khu ô nhiễm (gần nhà vệ sinh), khu vực chế biến có côn trùng xâm nhập, nguồn nước sử dụng là nước giếng khoan và chưa xuất trình được xét nghiệm định kỳ theo quy định.
Video đang HOT
Cơ quan chức năng đã yêu cầu hộ kinh doanh Vũ Thị Quỳnh dừng hoạt động, ngừng cung cấp suất ăn sẵn cho Trường Tiểu học Tiên Dương; đồng thời tổng vệ sinh môi trường nhà trường và cơ sở kinh doanh.
Sở Y tế Hà Nội cũng đề nghị UBND huyện Đông Anh tập trung xử lý sự cố theo quy định, đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền, kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm nhằm bảo đảm an toàn và phòng, chống ngộ độc thực phẩm, xử lý các vi phạm (nếu có).
Ông Nguyễn Tiến Cương, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Đông Anh cho biết, sau khi nắm bắt được thông tin, Trung tâm Y tế huyện Đông Anh phối hợp với Phòng Y tế huyện yêu cầu dừng toàn bộ bữa ăn trưa 10/9 tại trường, đồng thời tiến hành kiểm tra cơ sở cung cấp bữa ăn sẵn cho học sinh, lấy các mẫu thức ăn và sữa gửi Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia để tiến hành xét nghiệm. Ngoài ra, cơ quan chức năng của huyện cũng tiến hành lấy mẫu phân của 5 học sinh và mẫu bàn tay của 13 nhân viên chế biến thức ăn của cơ sở cung cấp dịch vụ để xét nghiệm tìm nguyên nhân gây ra sự cố.
Cô gái mang tên "công chúa" với ước mơ đưa sản phẩm yến cù lao ra thế giới
Từ hơn hai năm nay, chị Nguyễn Thị Ngọc Hân (ở xã Phú Thọ, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp) đã mạnh dạn khởi nghiệp và thành công với sản phẩm yến sào Đại Thành PT, vừa cho thu nhập cao - vừa tạo việc làm ổn định bền vững cho người lao động.
Mày mò làm tăng giá trị mỗi tổ yến
Lúc đầu, Ngọc Hân tận dụng mảnh đất trống của bà ngoại cho ở cù lao xã Tân Quới, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp để xây dựng nhà nuôi chim yến. Diện tích nhà nuôi chim yến khoảng 200m2, được thiết kế hệ thống phun sương nước và các ô cửa cho chim yến bay ra vào dễ dàng.
Chị NgọcHân giới thiệu sản phẩm yến sào Đại Thành PT. Ảnh: T.T
Chị Ngọc Hân giới thiệu cho khách thăm quan quy trình sơ chế, sản xuất tổ yến.
"Tới đây, cơ sở sẽ tìm kiếm các khách hàng là siêu thị, cửa hàng giới thiệu sản phẩm, nông sản sạch đặc trưng vùng miền. Đối với mình, doanh thu của cơ sở hiện nay tương đối ổn định, nhưng với tiềm năng rộng mở của ngành yến, mình hy vọng sẽ được các cơ quan, ban ngành hỗ trợ nhiều hơn để cùng bà con xã Phú Thọ phát triển nghề nuôi yến, hướng tới xuất khẩu".
Chị Nguyễn Thị Ngọc Hân
Chị Ngọc Hân cho biết: Nuôi chim yến không tốn thức ăn. Từ lúc bắt đầu nuôi đến khi thu hoạch tổ yến sớm nhất là 24 tháng. Giá bán tổ yến thô dao động từ 17 - 22 triệu đồng/kg.
"Nếu cứ bán yến thô với giá 17, 18, 20 triệu đồng/kg thì chưa phải là mong muốn của mình, vì thế mình đã tìm tòi để nâng cao giá trị thương phẩm từ tổ yến thô sang tổ yến sạch lông, xây dựng thương hiệu, theo đó làm tăng giá trị thương phẩm của tổ yến" - chị Hân chia sẻ.
Với suy nghĩ đó, chị Hân đã mạnh dạn đầu tư mở cơ sở sản xuất các loại sản phẩm nước yến chưng sẵn, yến tinh chế thành phẩm, yến tươi... và đăng ký nhãn hiệu Yến sào Đại Thành PT. Nhờ kiên trì tiếp thị, giới thiệu sản phẩm và mở cửa cho nhiều khách đến xem tận mắt cách chế biến sản phẩm yến sào của cơ sở Đại Thành PT đảm bảo sạch sẽ, chất lượng 100% yến nguyên chất, không dùng các chất phụ gia độc hại, từ đó sản phẩm yến sào của chị được nhiều người tin tưởng, mua sử dụng.
Hiện tại, cơ sở của chị Hân đang sản xuất các loại sản phẩm: Yến thô, yến chưng sẵn, yến tươi, yến sấy khô sạch lông với nhiều mức giá khác nhau, dao động từ 50.000 đồng/keo loại 1,5 gram; 45.000 đồng/bịch loại 1,5 gram và từ 150.000 - 3,2 triệu đồng/hộp loại 4,5 - 100gram...
Chị Ngọc Hân không ngần ngại cho biết quy trình sản xuất yến sào Đại Thành PT: "Từ tổ yến thô chế biến sang tổ yến sạch, khâu chiếm nhiều thời gian và công sức nhất chính là làm sạch lông bằng thủ công, đòi hỏi các công nhân phải tỉ mỉ và cố gắng. Việc áp dụng khoa học kỹ thuật để nâng cao giá trị sản phẩm, được thực hiện trong quá trình làm khô tổ yến bằng công nghệ sấy nhiệt độ thấp.
Đây là công nghệ sấy mới, hiện đại trong chế biến sau thu hoạch, phù hợp với điều kiện sản xuất ở Việt Nam nên các thành phần tự nhiên và màu sắc, mùi vị của sản phẩm tổ yến được giữ lại trong quá trình chế biến. Quá trình sấy còn tiêu diệt được những mầm bệnh trong tổ yến thô như H5Nx, E-Coli, thương hàn, dịch tả... Sản phẩm sản xuất trong điều kiện kín, bảo đảm hợp vệ sinh, an toàn vệ sinh thực phẩm, dễ dàng bảo quản, vận chuyển và phân phối...".
Mở rộng thị trường tiêu thụ
Sản phẩm yến sào Đại Thành PT đang được nhiều người biết đến. Ảnh: T.T
Tổ yến Đại Thành PT tại cơ sở sản xuất của chị Ngọc Hân.
Nhờ áp dụng công nghệ hiện đại, cầu kỳ trong từng sản phẩm nên các loại sản phẩm yến sào Đại Thành PT của Ngọc Hân sản xuất đảm bảo chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế và đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu độc quyền.
Đặc biệt, đây là đặc sản địa phương, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, thơm ngon và bổ dưỡng nên được người tiêu dùng đón nhận.
Trò chuyện với phóng viên, chị Nguyễn Thị Bích Ngọc - một khách hàng đang lựa mua tổ yến Đại Thành PT cho biết: "Tôi đã nhiều lần mua tổ yến của chị Hân về sử dụng, vừa hợp túi tiền mà đảm bảo chất lượng, ăn rất thơm ngon. Tôi thường mua biếu người thân trong gia đình, ai cũng khen chất lượng tốt".
Hiện sản phẩm yến sào của chị Ngọc Hân không chỉ bán rộng rãi tại địa phương mà còn vươn ra các tiệm tạp hóa, cửa hàng, quầy, sạp ở An Giang, Đồng Tháp, Bình Dương, Vĩnh Long, TP.HCM... Từ cuối năm 2019 đến nay, bình quân mỗi tháng cơ sở Yến sào Đại Thành PT đạt doanh thu từ 80 - 120 triệu đồng. Trừ các khoản chi phí đầu tư, chị Hân thu lãi khoảng 10 triệu đồng/tháng.
Chị Hân cho biết, với đầu ra thuận lợi, hiện cơ sở sản xuất tổ yến của chị đang tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động địa phương, với mức thu nhập từ 4 - 5 triệu đồng/người.
Ông Nguyễn Chí Khanh - Bí thư Huyện đoàn Tam Nông nhận xét: "Tôi đánh giá cao về dự án Yến Đại Thành PT vì có khả năng phát triển trong tương lai, nhất là khi kết nối được với các hoạt động tham quan, du lịch tại Vườn quốc gia Tràm Chim. Sắp tới, Huyện đoàn Tam Nông sẽ tiếp tục hỗ trợ cho dự án để đẩy mạnh thị trường tiêu thụ, đặc biệt là gắn với Chương trình OCOP".
Ôtô lật làm 13 người chết có thay đổi kết cấu Trung tâm Đăng kiểm tỉnh Quảng Bình xác định chiếc xe du lich lat lam 13 nguoi chết được đang kiem gần nhất ngày 3/7, co thay đoi ket cau. Chiều 26/7, ông Nguyễn Thanh Long, Giám đốc Trung tâm Đăng kiểm tỉnh Quảng Bình, cho biết chiếc ôtô bị lật làm 13 người chết là xe kinh doanh vận tải hành khách...