“Nhà khăn quàng đỏ” ấm lòng học sinh khó khăn ở TP Hà Tĩnh
Gây quỹ xây dựng nhà “Khăn quàng đỏ” đã trở thành hoạt động có ý nghĩa được Thành đoàn, Hội đồng đội TP Hà Tĩnh duy trì đều đặn những năm qua; là cách để các em học sinh chia sẻ những khó khăn, thiếu thốn với bạn bè cùng trang lứa.
Với mẹ con em Trần Gia Hân (học sinh lớp 5C, Trường Tiểu học Thạch Hạ), năm 2020 bắt đầu bằng những niềm vui thật khó diễn tả. Đây là năm đầu tiên em và mẹ được đón năm mới trong ngôi nhà “Khăn quàng đỏ” vừa khánh thành cách đây không lâu.
Lễ khởi công nhà “Khăn quàng đỏ” cho gia đình em Trần Gia Hân
Gia đình chỉ có em và mẹ, trước đây sống chung với ông bà ngoại và cậu mự. Mẹ em tuổi cao, sức khỏe yếu, lưng đã còng, kinh tế lại thuần nông, vì vậy mà có được một ngôi nhà vững chãi, kiên cố là niềm mơ ước của hai mẹ con bấy lâu.
Khi Thành đoàn, Hội đồng đội thành phố hỗ trợ 40 triệu đồng, cùng sự giúp đỡ của các bạn học sinh, nhà trường và tổ chức đoàn thể khác, niềm mong mỏi ấy đã trở thành sự thật.
Em Hân và mẹ đã có ngồi nhà riêng chắc chắn, sạch sẽ
Trần Gia Hân chia sẻ: “Tết vừa rồi, em được cùng mẹ đón tết trong ngôi nhà mới. Anh chị em, cô chú từ Bắc vào, miền Nam ra đều về đây chung vui. Thật sự rất vui và hạnh phúc. Em cũng có được góc học tập tử tế hơn và sẽ cố gắng đạt thành tích cao hơn trong học tập”.
Ngôi nhà “Khăn quàng đỏ” chính là cách để các em học sinh chia sẻ khó khăn với những bạn đồng trang lứa. Bằng việc tham gia chương trình kế hoạch nhỏ, với nhiều hình thức như thu gom và bán phế liệu, giấy báo cũ, vỏ lon…, quyên góp tại các chương trình giao lưu văn nghệ của nhà trường là cách để các em gây quỹ hàng năm.
Những ngôi nhà không chỉ góp phần giúp đỡ đội viên, thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn ổn định cuộc sống mà còn là động lực để các em nỗ lực vươn lên trong học tập, trở thành con ngoan, trò giỏi.
Gia đình em Lê Đức Anh đã được sống trong ngồi nhà khang trang, không còn chịu cảnh tạm bợ
Video đang HOT
Em Lê Đức Anh, học sinh Trường THCS Đại Nài là trường hợp đầu tiên được Thành đoàn, Hội đồng đội thành phố hỗ trợ xây dựng nhà “Khăn quàng đỏ”.
Lê Đức Anh có bố mẹ đều là người khuyết tật. Gia đình sống trong căn nhà tranh vách đất, tạm bợ. Sau khi bố bị tai biến mất khả năng lao động, việc ăn học của 3 anh em trông chờ vào thu nhập ít ỏi của mẹ, đồ đạc trong gia đình gần như không có một thứ gì.
Năm 2016, được Hội đồng đội thành phố Hà Tĩnh hỗ trợ 50 triệu đồng và sự giúp đỡ của các tổ chức đoàn thể, hàng xóm láng giềng, căn nhà tạm đã được thay thế bằng ngôi nhà xây vững chắc, tinh tươm.
Nếu như trước đây, Lê Đức Anh không có nổi một góc học tập thì bây giờ em đã có thể chuyên tâm học hành trong ngồi nhà sạch sẽ, tinh tươm
Anh Lê Đức Chạy (bố em Lê Đức Anh) chia sẻ: “Từ ngày bị bệnh, tôi chẳng dám mong về một ngôi nhà kiên cố. Vậy mà đã gần 4 năm nay, chúng tôi không còn phải chịu cảnh dột nát, lo lắng mỗi khi bão lũ về. Điều khiến tôi phấn khởi nhất chính là các con được chuyên tâm học hành. Học lực của các con có chuyển biến tốt, em trai út còn dành được những suất học bổng hỗ trợ”.
Chương trình xây dựng nhà “Khăn quàng đỏ” là một trong những hoạt động ý nghĩa. Tuy nhiên, do nguồn kinh phí khá lớn nên nhiều đơn vị không thể duy trì thường xuyên hoạt động này. Dù vậy, Thành đoàn, Hội đồng đội thành phố Hà Tĩnh vẫn đang đều đặn hỗ trợ 2 ngôi nhà mỗi năm, mỗi nhà từ 40-50 triệu đồng; đến nay đã hỗ trợ xây dựng được 9 ngôi nhà với tổng trị giá gần 500 triệu đồng.
Phó Bí thư Thành đoàn – Chủ tịch Hội đồng đội thành phố Hà Tĩnh Nguyễn Huy Hùng cho biết: “Hằng năm, Thành đoàn, Hội đồng đội đều có kế hoạch cụ thể cho hoạt động này. Đây là việc làm có ý nghĩa, không chỉ giúp đỡ các em học sinh khó khăn mà còn góp phần giáo dục tinh thần tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách cho các em. Việc gây quỹ được tổ chức hằng năm và được học sinh, phụ huynh ủng hộ. Thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục duy trì và đẩy mạnh phong trào, động viên, giúp đỡ học sinh khó khăn vươn lên trong cuộc sống”.
Theo baohatinh
'Các trường sử dụng khẩu trang theo hướng dẫn của Bộ Y tế'
Đó là ý kiến của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19. Trước đó, Bộ Y tế khuyến cáo học sinh không cần đeo khẩu trang ở trường.
Chiều 21/2, tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung quyết định học sinh toàn thành phố sẽ trở lại trường vào ngày 2/3.
Phụ huynh đề nghị cho học sinh nghỉ hết tháng 2
Tại cuộc họp, Phó chủ tịch UBND TP. Hà Nội Ngô Văn Quý đánh giá thành phố vẫn còn nguy cơ do dịch bệnh trên thế giới phức tạp. Một số nước có ca bệnh tăng. Hà Nội có hơn 400 trường hợp phải giám sát và là địa bàn giáp tâm dịch Vĩnh Phúc.
Qua thăm dò trực tiếp và mạng xã hội của một số trường trên địa bàn, 85% giáo viên và 95% phụ huynh đề nghị tiếp tục cho học sinh nghỉ hết tháng 2. Bên cạnh đó, Bộ GD&ĐT đã có văn bản kiến nghị các tỉnh thành, trường đại học cho học sinh, sinh viên toàn quốc nghỉ hết tháng 2.
Tại cuộc họp, ông Chử Xuân Dũng - Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội - thông tin trong những tuần nghỉ học vừa qua, theo chỉ đạo của thành phố, tất cả cơ sở giáo dục cho học sinh nghỉ.
Ông Chử Xuân Dũng - Giám đốc Sở GD&ĐT TP.Hà Nội phát biểu. Ảnh: Cắt từ clip.
Sở GD&ĐT đã chỉ đạo các trường nắm bắt tình hình sức khoẻ của giáo viên và học sinh, hướng dẫn thầy cô giáo giúp các em tự học.
Sắp tới, Sở GD&ĐT Hà Nội sẽ tổ chức hội nghị trực tuyến với các phòng giáo dục, hiệu trưởng, nhóm trường để đảm bảo an toàn khi học sinh trở lại lớp.
Đại diện UBND huyện Đông Anh thông tin địa bàn huyện đã tổng rà soát vệ sinh trường học, đảm bảo an toàn cho trẻ khi quay lại trường. Tất cả xã, trạm y tế, trường học lắp thêm chậu rửa tay, khử khuẩn theo quy định. Các biện pháp tuyên truyền tránh gây hoang mang, không chủ quan, lơ là khi phòng chống dịch bệnh.
Chuẩn bị tốt nhất cho học sinh đi học trở lại
Ông Nguyễn Đức Chung nói để chuẩn bị tốt nhất cho học sinh quay lại trường ngày 2/3, tất cả trường cần chuẩn bị tốt cơ sở vật chất. Quan điểm của ban chỉ đạo thành phố là học sinh đi học phải an toàn, an tâm.
Cụ thể, các trường phải đảm bảo ít nhất mỗi phòng học có một máy đo nhiệt kế điện tử. Học sinh cần được đo trước khi vào lớp học và sau khi ra về. Những trường có tình hình diễn biến phức tạp, nơi gần dịch hoặc điều kiện trang bị máy móc tốt, có thể đo thân nhiệt cho các em trước khi vào cổng trường.
Xà phòng, nước rửa tay cho học sinh cần chuẩn bị đầy đủ trước khi các em bước vào lớp, sau khi ra về, trong giờ nghỉ.
Công văn của Sở GD&ĐT cho học sinh nghỉ học hết ngày 1/3. Ảnh: Sở GD&ĐT Hà Nội.
Cuối mỗi tuần, các trường tiến hành khử khuẩn và vệ sinh lớp học để đón học sinh quay trở lại.
Các Sở GD&ĐT phải phối hợp Sở Y tế tập huấn thành thạo cho giáo viên việc đo nhiệt độ. Các tình huống liên quan phát hiện dấu hiệu bệnh, học sinh ho, sốt cần được thầy cô thực hành thành thạo.
Cụ thể, các bước cần làm là: Gọi theo số điện thoại nào, xử lý ra sao, cách thức cách ly khi cần thiết.
Về việc đeo khẩu trang ở trường học, ông Nguyễn Đức Chung khẳng định cần thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Y tế, Ban chỉ đạo phòng chống dịch.
Ông Nguyễn Đức Chung khẳng định thành phố Hà Nội đang thực hiện các biện pháp, giải pháp phòng bệnh, trên địa bàn chưa có trường hợp nào lây nhiễm chéo. Hà Nội không phải là vùng có dịch. Tuy nhiên, mục tiêu của thành phố là đặt sức khỏe của người dân lên hàng đầu, chuẩn bị cho những tình huống xấu nhất có thể xảy ra.
Vệ sinh, khử khuẩn lớp học sau mỗi ngày
Trước đó, Bộ Y tế có công văn gửi Bộ GD&ĐT góp ý nội dung phòng chống dịch Covid-19 trong trường học. Cha mẹ học sinh, sinh viên, học viên phải lưu ý con em súc miệng, họng bằng nước muối hoặc nước súc miệng thường xuyên. Giữ ấm cơ thể, tập thể dục, ăn chín, uống chín và ăn uống đầy đủ dinh dưỡng. Hạn chế tiếp xúc với các vật nuôi, động vật hoang dã.
Đối với trẻ em mầm non, cha mẹ các em có trách nhiệm đo nhiệt độ cho con. Nếu trẻ sốt hoặc ho, khó thở, phụ huynh chủ động cho con nghỉ học và theo dõi sức khỏe tại nhà, nếu cần thì đưa đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn, điều trị. Cha mẹ cho học sinh ở nhà nếu học sinh đang trong thời gian cách ly tại nhà theo yêu cầu của cơ quan y tế.
Trong thời gian học sinh ở trường, Bộ Y tế khuyến cáo không tổ chức các hoạt động tập thể, tập trung đông người, tham quan thực tế, dã ngoại, học thêm; tổ chức chào cờ tại lớp học.
Nhà trường thông báo cho giáo viên, cán bộ công nhân viên của trường, phụ huynh, học sinh không cần đeo khẩu trang khi ở trường. Nhà trường sẽ khuyến cáo đeo khẩu trang khi cần thiết.
Trong thời gian học, giáo viên phát hiện học sinh có biểu hiện sốt hoặc ho, khó thở, phải đưa ngay đến phòng y tế để kiểm tra, theo dõi, cách ly và thông báo cho trạm y tế xã/phường, cơ quan quản lý và cha mẹ học sinh. Nhân viên y tế tại trường học có trách nhiệm cung cấp khẩu trang và hướng dẫn đeo đúng cách cho học sinh nêu trên.
Mỗi ngày một lần, sau giờ học, nhà trường tổ chức lau khử khuẩn nền nhà, tường nhà (nếu có thể), bàn ghế, đồ chơi, dụng cụ học tập và các đồ vật trong phòng học, phòng chức năng.
Mỗi ngày 2 lần, sau giờ học buổi sáng và cuối ngày nhà trường tổ chức lau khử khuẩn tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, tay vịn lan can. Hạn chế sử dụng các đồ chơi, dụng cụ học tập bằng các vật liệu không khử khuẩn được.
Đối với các phương tiện đưa đón học sinh, mỗi ngày 2 lần, sau mỗi chuyến đưa, đón học sinh tiến hành lau khử khuẩn tay nắm cửa xe, tay vịn, ghế ngồi, cửa sổ, sàn xe.
Theo Zing
Xúc động những bức thư từ tâm dịch Sơn Lôi hồi âm học sinh Hà Nội Từ vùng tâm dịch, học sinh Vĩnh Phúc đã viết thư hồi âm với các bạn Hà Nội, những người bạn chưa một lần biết mặt bỗng thân thiết qua lời thư tâm sự. Vĩnh Phúc những ngày vừa qua được xác định là vùng tâm dịch khi tại địa phương có số người dương tính với virus corona nhiều nhất nước. Cùng...