Nhà hát trăm tỉ bỏ hoang
Một nhà hát tại H.Đan Phượng (Hà Nội) được đầu tư xây dựng với chi phí lên tới 117, 41 tỉ đồng. Sau hơn 2 năm xây dựng, nhà hát này vẫn chưa thể hoàn thiện và hiện đang bị bỏ không.
Cỏ mọc cao bên ngoài nhà hát bị bỏ hoang – Ảnh: Ngọc Thắng
Nhà hát được xây dựng trên tổng diện tích sàn 7.100 m2, trong đó khu vực sân khấu rộng 535 m2, có sức chứa gần 500 người. Công trình bắt đầu được khởi công xây dựng vào cuối năm 2012. Đến cuối năm 2014, mặc dù các hạng mục xây dựng cơ bản đã tương đối hoàn thành, nhưng công trình này vẫn chưa được hoàn thiện và “đắp chiếu” từ đó đến nay.
Theo quan sát của chúng tôi, công trình được xây dựng bề thế với thiết kế hiện đại, nhưng bên trong nhiều hạng mục vẫn còn dang dở, nguyên vật liệu để ngổn ngang, nhà hát hiện nay đúng nghĩa chỉ là cái vỏ rỗng ruột.
Theo thông tin từ UBND H.Đan Phượng cung cấp cho báo chí trước đây, nhà hát được xây dựng bằng nguồn ngân sách địa phương. Lý do việc nhà hát bị bỏ không và chưa thể hoàn thiện ngay là vì chưa có kinh phí cấp bổ sung từ ngân sách. Hiện công trình vẫn đang thiếu 7 tỉ đồng tiền xây lắp và 10 tỉ đồng tiền mua sắm trang thiết bị. Trong khi đó, huyện phải trả hết tiền nợ đọng vốn xây dựng cơ bản rồi mới tính đến dự án mới. Bởi vậy, nhanh nhất cũng phải tới năm 2016, khi đã giải quyết được nợ đọng vốn xây dựng cơ bản, huyện mới có thể tính đến chuyện đầu tư hơn chục tỉ đồng để hoàn thiện phần nội thất và thiết bị kỹ thuật của nhà hát.
Không dừng lại ở một nhà hát !
Sau Quyết định 88 phê duyệt đề án Quy hoạch và kế hoạch nâng cấp, xây mới các công trình văn hóa (nhà hát, rạp chiếu phim, nhà triển lãm văn học nghệ thuật) giai đoạn 2012 – 2020 với nguồn kinh phí lên tới 10.800 tỉ đồng, trong đó tiền ngân sách là 6.500 tỉ đồng, hàng loạt các tỉnh, thành đã xây dựng đề án cho địa phương mình.
Video đang HOT
Nhiều hạng mục công trình bên trong nhà hát được xây dựng dở dang rồi… ngưng chờ kinh phí
Chẳng hạn như, UBND tỉnh Thanh Hóa đã phê duyệt Kế hoạch nâng cấp, xây mới các công trình văn hóa (nhà hát, rạp chiếu phim, nhà triển lãm văn hóa) giai đoạn 2012 – 2020, trong đó có xây dựng hai nhà hát mới là Nhà hát Thanh Hóa với quy mô 1.200 ghế ngồi, Nhà hát Ca – múa – nhạc miền núi với quy mô 600 ghế ngồi, ngoài ra còn có Trung tâm phát hành phim và chiếu bóng với quy mô 1.200 – 1.500 ghế ngồi, các công trình thiết chế văn hóa như rạp, cụm rạp chiếu phim, rạp hát, nhà triển lãm tại các thị xã, khu đô thị, khu công nghiệp, trung tâm triển lãm hội chợ, quảng cáo tại thành phố, nâng cấp nhà văn hóa huyện, đầu tư thiết bị chiếu bóng… Tổng số vốn đầu tư dự kiến là 1.150 tỉ đồng.
Trong Quy hoạch tổng thể phát triển nghệ thuật biểu diễn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 cũng tiếp tục đề cập đến việc triển khai Quyết định 88. “Tôi cho rằng Bộ VH-TT-DL phải cùng Chính phủ, các bộ, ban, ngành, địa phương đưa ra những lộ trình cụ thể để triển khai công việc. Có như vậy thì mới hy vọng quy hoạch sẽ tác động thực sự đến đời sống nghệ thuật nước nhà. Nếu không có giải pháp cụ thể thì tôi tin chỉ 5 năm nữa lại phải triển khai một bản quy hoạch khác”, NSND Lê Tiến Thọ – Chủ tịch Hội Nghệ sĩ sân khấu VN đã bày tỏ.
Nghi ngại của ông Thọ rõ ràng là có cơ sở. Bởi đến giờ, việc vung hàng trăm tỉ đồng xây rồi bỏ hoang không chỉ xảy ra ở một nhà hát của H.Đan Phượng (Hà Nội) mà mới đây còn được ghi nhận ở một nhà hát khác thuộc tỉnh Vĩnh Phúc. Nhà hát được xây dựng với tổng diện tích sàn 23.500 m2, gồm ba khán phòng có sức chứa 1.000, 500 và 250 chỗ ngồi, với tổng số vốn đầu tư lên tới gần 755 tỉ đồng. Công trình được khởi công từ tháng 5.2011, nhưng đến giờ vẫn đóng cửa bỏ… hoang.
“Người ta luôn thích xây nhà hát to, đẹp, hiện đại, hoành tráng, nhưng không tính đến công năng sử dụng cũng như nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của người dân. Thử hỏi các nhà hát to, đẹp đó xây lên, rồi ai sẽ đến diễn ở đó, ai sẽ đến đó xem. Sau nội dung biểu diễn còn phải nghĩ đến việc truyền thông sao cho hiệu quả. Đây là một bài toán tổng thể không thể xử lý riêng lẻ. Để nâng cao thẩm mỹ thưởng thức nghệ thuật của người dân cũng phải dựa vào việc nâng cao đời sống kinh tế. Địa phương chưa lo được cho dân đời sống thì đã lo xây nhà hát thật hoành tráng để làm gì? Mọi chuyện đã lên tiếng suốt bao nhiêu năm nay mà mãi chẳng thể thay đổi”, một chuyên gia truyền thông văn hóa bức xúc.
Ngọc An
Theo Thanhnien
Trường học 10 tỷ đồng bỏ hoang ngay trung tâm Hạ Long
Nằm trên một ngọn đồi ở trung tâm thành phố Hạ Long (Quảng Ninh), trường THCS Cao Xanh đã phải bỏ hoang 2 năm nay do lo ngại tình trạng xuống cấp ảnh hưởng đến tính mạng học sinh.
Trường THCS Cao Xanh nằm trên một ngọn đồi với kinh phí xây dựng 10 tỷ đồng. Được đưa vào sử dụng năm 2008, trường đã ngừng hoạt động gần 2 năm nay, biển báo được tháo xuống, cổng khóa chặt, khuôn viên không một bóng người.
Ngôi trường có quy mô 3 tầng, gồm 15 phòng học, một khu nhà hiệu bộ, có thể đáp ứng được nhu cầu học tập và giảng dạy của trên 500 học sinh và giáo viên.
Xung quanh móng ngôi trường này bị nứt với khe rộng 5-7 cm. Theo người dân, nhiều năm trước khu vực này từng có tình trạng khai thác than "thổ phỉ", nhiều hầm than đào sâu vào lòng núi. Trong đó, có cả khu đồi mà trường THCS Cao Xanh xây dựng.
Tường và trần nhà xuất hiện rãnh nứt rộng từ tầng 1 lên đến tầng 3. Khu vực tầng 1 của ngôi trường có nhiều vết nứt kéo dài. Tại các cột chịu lực chính, các vết nứt chằng chịt đan chéo vào nhau.
Tại khe co giãn giữa 2 khối nhà xuất hiện tình trạng lún, xô lệch rộng 6 đến 7cm.
Kính của nhiều phòng học vỡ bắn tung tóe. Ông Đỗ Văn Lộc, Tổ trưởng tổ dân phố số 34 phường Cao Xanh, cho biết ngôi trường này đi vào sử dụng từ năm 2008, chỉ một năm sau hiện tượng lún, nứt xuất hiện. Từ năm 2013, do lo sợ tình trạng lún nứt ảnh hưởng tới sự an toàn của học sinh, phụ huynh đã kiến nghị tới các cơ quan chức năng, sau đó toàn bộ học sinh Trường THCS Cao Xanh được chuyển về địa điểm khác cách chỗ cũ gần 4 km.
Ngôi trường bỏ hoang, để cỏ mọc cả trên hành lang lát gạch. Trả lời về hướng xử lý với công trình 10 tỷ đồng này, ông Trần Trọng Trung, Phó chủ tịch UBND thành phố Hạ Long cho biết, sắp tới thành phố sẽ cho tu sửa để bàn giao cho đơn vị khác sử dụng, tránh lãng phí.
Theo ông Trung, phải có thẩm định của chuyên gia mới xác định được nguyên nhân trường bị nứt có phải do than "thổ phỉ" hay không, vì từ thời Pháp thuộc khu vực này đã bị khai thác dưới lòng đất, nên rất khó đánh giá. Trong ảnh toàn bộ bàn ghế của trường đã được chuyển đi nơi khác.
Minh Cương
Theo VNE
Dự án công viên lớn nhất Việt Nam để cỏ mọc hoang Được kỳ vọng là công viên sinh thái tầm cỡ khu vực với tổng vốn đầu tư 500 triệu USD, song 11 năm qua dự án Công viên Sài Gòn Safari (TP HCM) vẫn là bãi đất hoang, um tùm cỏ. Theo quy hoạch, dự án Công viên Sài Gòn Safari nằm trên địa bàn hai xã An Nhơn Tây và Phú Mỹ...