‘Nhà hát Tây’ ở Hải Phòng
Được xây dựng từ năm 1912 mô phỏng theo các nhà hát của Pháp thời Trung cổ, Nhà hát TP Hải Phòng hiện vẫn được bảo tồn gần như nguyên trạng.
Đầu thế kỷ 20, dân số Hải Phòng khoảng 16.000 người, trong đó binh sĩ, kiều dân Pháp lên đến hàng nghìn. Vì vậy chính phủ Pháp chủ trương xây dựng nhà hát có quy mô lớn ở nội thành. Địa điểm được chọn để xây “ Nhà hát Tây” theo cách gọi của người dân thời bấy giờ, là nền chợ cao ráo, rộng rãi của làng cổ An Biên. Năm 1900, chính quyền Pháp bắt chuyển chợ An Biên đi nơi khác, nhà hát được khởi công vào năm 1904 và đến 1912 thì hoàn thành. Ảnh: Nhà hát Hải Phòng trên một tấm bưu thiếp.
Công trình do kiến trúc sư Pháp mô phỏng theo các nhà hát của Pháp thời Trung cổ, coi trọng sự hiệu quả của thị giác, sự hòa hợp giữa hiện thực và hư ảo, sự tương phản bóng tối và ánh sáng, giữa tỷ lệ và nhịp điệu của vật liệu.
2 bên tiền sảnh là cầu thang xoắn ốc đồ sộ. Trụ và tay vịn cầu thang được làm bằng xi măng, bên trên mỗi trụ được gắn một đài hoa lớn bằng gang, 2 bên là đầu sư tử. Mỗi khi có sự kiện trọng đại, người ta sẽ cắm hoa tươi hoặc hoa giả trên những đài hoa này.
Nghệ thuật kiến trúc gây ấn tượng mạnh bằng trang trí cầu kỳ kết hợp với những đường cong mềm mại. Nguyên vật liệu xây dựng nhà hát được chuyển từ Pháp sang, thợ Việt Nam thi công dưới sự chỉ đạo của kiến trúc sư Pháp.
Video đang HOT
2 bên hành lang được được thiết kế thành đường cong ôm lấy hội trường chính, tiện cho khán giả ra vào và thông thoáng. Ánh sáng tự nhiên lọt qua ô cửa sổ hòa cùng ánh đèn tạo nên không gian huyền ảo. Các cửa ra vào đều được thiết kế cách điệu tựa chiếc cung đàn Lia của người Hy Lạp.
Nhà hát có sân khấu, 2 tầng ghế khán giả, với sức chứa khoảng 300 quan khách. Xung quang hội trường chính bố trí các cửa hình mái vòm theo kiểu Gothic. Tại tầng hai của hội trường được thiết kế 2 hàng ghế, chia thành 8 ô.
Phía trên bên sân khấu có tượng hình vị thần âm nhạc, bảo hộ cho các nghệ sĩ.
Trần nhà hát hình vòm, tạo tiếng vang và làm tôn thêm chiều cao. Vòm trần vẽ những lẵng hoa trang trí, ghi tên các nhạc sỹ, kịch sĩ châu Âu lừng danh như: Mozard, Beethoven, Molière, Corneille…
Những hình vẽ, họa tiết hoa văn bên trong và ngoài công trình bị phai mờ, hư hỏng một phần theo thời gian. Đến đầu những năm 2000, thành phố Hải Phòng đã mời các chuyên gia phục chế theo tiêu bản gốc.
Ngoài hội trường lớn dành cho việc tổ chức các sự kiện quan trọng, trên tầng 2 cũng như chung quan tòa nhà còn được thiết kế, bố trí gần 10 phòng lớn nhỏ phục vụ cho hội họp, thảo luận…
Toàn bộ phần chân móng của công trình được người Pháp xây toàn bằng đá xanh tự nhiên, cao hơn so với cốt đường khoảng 1,5 m. 3 mặt chung quanh nhà hát lớn, bờ rào thép và những chiếc cổng lớn được người Pháp dựng hơn 100 trăm nay vẫn được bảo tồn.
Nhà hát lớn Hải Phòng là địa danh lịch sử, ngày 20/11/1946, tại đây đã diễn ra trận đánh đẫm máu để bảo vệ thành phố. 13 chiến sĩ Vệ quốc đoàn và chiến sĩ tuyên truyền văn hóa Việt Nam do trung đội trưởng Đặng Kim Nở chỉ huy đã cầm chân lực lượng quân đội Pháp có xe tăng yểm trợ suốt một ngày đêm và tiêu diệt được 50 lính Pháp trước khi hy sinh. Ngày 9/12, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã xếp Nhà hát TP Hải Phòng là di tích quốc gia.
Giang Chinh
Theo VNE
Nhà hát thành phố Hải Phòng được xếp hạng Di tích quốc gia
Bộ Văn hóa vừa ký quyết định xếp hạng 6 công trình kiến trúc, danh lam thắng cảnh là Di tích cấp quốc gia, trong đó có nhà hát lớn được xây dựng ở thành phố Hải Phòng.
Quyết định ngày 9/12 được Bộ trưởng Văn hóa Hoàng Tuấn Anh ký, đã xếp hạng Di tích quốc gia cho 6 công trình kiến trúc, danh lam thắng cảnh. Trong đó có chùa Hoằng Phúc (xã Mỹ Thủy, huyện Lệ Thủy, Quảng Bình), hang động Khó Chua La (xã Xá Nhè, huyện Tủa Chùa, Điện Biên).
Vĩnh Phúc là địa phương có nhiều công trình được xếp hạng nhất trong đợt này, gồm: di tích kiến trúc nghệ thuật đình Phương Viên; miếu Trúc Lâm (đều ở thị trấn Thổ Tang, huyện Vĩnh Tường); chùa Sùng Khánh (xã Tiên Lữ, huyện Lập Thạch).
Thành phố Hải Phòng cũng "đóng góp" một công trình kiến trúc nghệ thuật được xếp hạng là Nhà hát thành phố (phường Hoàng Văn Thụ, quận Hồng Bàng). Đây là một trong 3 nhà hát kiến trúc kiểu Pháp được xây dựng ở Việt Nam.
Nhà hát thành phố Hải Phòng là một trong 3 nhà hát lớn kiến trúc kiểu Pháp được xây dựng ở Việt Nam. Ảnh: Nguyễn Ngọc Viên.
Nhà hát thành phố Hải Phòng được xây dựng vào năm 1904 trên nền một khu chợ cũ của làng cổ An Biên và hoàn thành vào năm 1912. Công trình này được làm theo nguyên mẫu nhà hát Paris, nguyên vật liệu xây dựng mang từ Pháp sang, việc thi công do thợ và nhân công Việt Nam thực hiện dưới sự chỉ đạo của kiến trúc sư Pháp.
Thời Pháp thuộc, nhà hát lớn là nơi sinh hoạt chính trị, văn hoá của người Pháp và những người bản xứ giàu có. Chỉ những gánh hát từ Pháp sang hoặc những gánh hát nổi tiếng trong nước mới được biểu diễn tại đây và chỉ người giàu có mới đủ tiền mua vé vào xem.
Nhà hát thành phố Hải Phòng gắn liền với lịch sử thời kháng chiến chống Pháp. Ngày 20/11/1946 tại đây đã diễn ra trận đánh đẫm máu để bảo vệ thành phố. Ngày nay, công trình này là nơi diễn ra nhiều hoạt động míttinh, biểu diễn văn nghệ, vui chơi giải trí của người dân vào những dịp quan trọng, lễ tết.
Minh Hiếu
Theo VNE
Quảng Trị chống xuống cấp giếng cổ nghìn năm tuổi Giếng Đào có niên đại 1.000 nghìn năm ở xã Gio An (Gio Linh, Quảng Trị) đang được trùng tu, khôi phục nguyên trạng để bảo tồn và đưa vào hoạt động du lịch. Qua thời gian, nước không còn chảy qua hai máng nước nữa. Ảnh: Hoàng Táo Ông Nguyễn Quang Chức, Phó giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích và...