Nhà hát lớn thay màu sơn mới
Nhà hát lớn Hà Nội đang được tu sửa, quét lại màu sơn mới sau 20 năm được trùng tu lần thứ nhất. Hiện toàn bộ mặt tiền của công trình đã được sơn màu trắng và vàng, khác xa với màu sơn ban đầu.
Tọa lạc trên phố Tràng Tiền, Nhà hát lớn Hà Nội là điểm nhấn của thủ đô. Công trình được khởi công từ năm 1901, hoàn thành năm 1911 theo mẫu Nhà hát Opéra Garnier ở Paris (Pháp), nhưng tầm vóc nhỏ hơn và sử dụng các vật liệu phù hợp với điều kiện khí hậu địa phương. Hai kiến trúc sư người Pháp Harlay và Broyer đã thiết kế công trình này.
Giữa tháng 7, công trình này được chỉnh trang, trong đó có việc sơn mới tường, các thanh sắt. Đến nay, toàn bộ mặt tiền của công trình đã được sơn mới với hai màu trắng và vàng tươi. Tuy nhiên, rất nhiều người dân, kể các kiến trúc sư không đồng tình với diện mạo mới này.
GS Hoàng Đạo Kính, người trực tiếp chủ trì việc trùng tu Nhà hát lớn năm 1996, nhận xét: “Nhà hát lớn đẹp ở sự quý phái chứ không phải là màu sơn chói lọi như bây giờ. Màu sắc mới làm phá nát không gian kiến trúc của di tích lịch sử và kiến trúc này”. Ông Kính cho rằng việc trùng tu di tích mà không hỏi ý kiến của các chuyên gia đã thành công trong đợt trùng tu trước là điều đáng tiếc.
Theo GS Kính, nhà hát lớn được xây dựng từ năm 1911, đến năm 1996-1997 mới có đợt trùng tu. Dù giai đoạn này, Nhà hát lớn chưa được công nhận là Di tích quốc gia nhưng việc trùng tu vẫn phải dưới sự chỉ đạo của Thủ tướng Võ Văn Kiệt và Bộ trưởng Văn hoá Thông tin Nguyễn Khoa Điềm. Nhiều chuyên gia Pháp cũng sang tận nơi để trực tiếp tham gia vào dự án.
Video đang HOT
Theo GS Kính, việc trùng tu khi ấy được nghiên cứu rất tỉ mỉ để giữ được tính nguyện vẹn, không làm ảnh hưởng đến kiến trúc, tinh thần của công trình. Việc chọn màu sơn không phải là ngẫu nhiên mà là màu đặc trưng của các khu nhà Pháp và có sự tính toán, pha chế phù hợp với màu của quảng trường.
Trao đổi với VnExpress, bà Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Giám đốc Nhà hát lớn cho biết, nhà hát đang trong thời gian sửa chữa, chưa hoàn thiện. Màu sơn mặt tiền sẽ còn phải sơn tiếp. Việc tu sửa đã được xin phép cơ quan chức năng.
Tuy nhiên, Sở Văn hoá Hà Nội cho biết chưa nhận được đề nghị tu sửa. Cục Di sản (Bộ Văn hoá) xác nhận đến hôm nay vẫn chưa nhận được công văn xin phép sơn sửa lại Nhà hát lớn.
Trong khi đó năm 2011, Nhà hát lớn được công nhận là Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia. Theo điều 34 Luật di sản, việc bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích phải được xây dựng thành dự án trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và phải bảo đảm giữ gìn tối đa những yếu tố nguyên gốc của di tích. Ở đây di tích thuộc cấp quốc gia thì thẩm quyền quyết định thuộc về Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch.
Hiện toàn bộ phía sau của Nhà hát lớn đã được quây lưới kín, các công nhân đang bóc những lớp sơn cũ bị bong tróc từ trước để sơn mới.
Ngoài việc sơn, các hạng mục khác cũng được tu sửa. Từng bóng đèn ở khu để xe cũng được tháo xuống và làm sạch.
Nhiều người đi đường ngạc nhiên với diện mạo mới của Nhà hát lớn, nơi Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa họp khóa đầu tiên và thông qua bản Hiến pháp đầu tiên năm 1946.
Giang Huy – Quỳnh Trang
Theo VNE
Nhà thờ Đức Bà TP HCM sẽ được trùng tu như thế nào?
Việc trùng tu nhà thờ Đức Bà sẽ diễn ra trong nhiều năm. Quá trình tu sửa, bên ngoài nhà thờ được bao bọc bởi một giàn giáo khổng lồ trùm từ trên mái xuống đất.
Việc trùng tu nhà thờ Đức Bà sẽ diễn ra trong nhiều năm. Quá trình tu sửa, bên ngoài nhà thờ được bao bọc bởi một giàn giáo khổng lồ trùm từ trên mái xuống dưới đất...
Trao đổi trên báo chí, đại diện Tổng giáo phận TP HCM cho biết, dự kiến khoảng 3 tháng tới, nhà thờ Đức Bà TP HCM sẽ bước vào đại trùng tu để đảm bảo an toàn cho giáo dân. Việc tu sửa có thể diễn ra trong nhiều năm.
Nhà thờ Đức Bà sắp được trùng tu.
Nhà thờ Đức Bà khánh thành năm 1880, có tuổi thọ 140 năm chưa một lần trùng tu. Thoạt nhìn bên ngoài, trông nhà thờ rất vững chãi nhưng kết cấu bên trong đã xuống cấp.
Theo Tổng giáo phận TP HCM, việc tu sửa nhà thờ Đức Bà là điều bắt buộc để đảm bảo an toàn cho giáo dân. Người đại diện Tổng giáo phận TP HCM cũng cho biết, chỉ thay thế một số vị trí hỏng hóc bằng vật liệu mới mà không hề thay đổi thiết kế ban đầu.
Theo kế hoạch, trong quá trình tu sửa, bên ngoài nhà thờ được bao bọc bởi một giàn giáo khổng lồ trùm từ trên mái xuống dưới đất. Giàn giáo này sẽ đảm bảo an toàn cho các nhóm thợ thi công và người đi đường. Loại gạch thay thế được nhập trực tiếp từ Pháp, có khả năng chống mảng bám rong rêu và tuổi thọ cao.
Nhà Thờ Đức Bà chụp năm 1882. Trải qua 140 năm vẫn chưa tiến hành tu sửa lần nào. Ảnh: Tổng Giáo phận TP HCM.
Nhà thờ Đức Bà là một công trình mang kiến trúc Pháp độc đáo, nơi rộng nhất 35m, dài 93m, chiều cao của vòm mái thánh đường là 21m. Sức chứa của thánh đường có thể đạt tới 1.200 người. Công trình được xây dựng theo lối kiến trúc Roman cải biên, mô phỏng nhà thờ Notre Dame của Paris, nhưng nhỏ hơn.
Toàn bộ vật liệu xây dựng Nhà thờ Đức Bà từ xi măng, sắt, thép đến ốc, vít đều được mang từ Pháp sang. Mặt ngoài của công trình xây bằng loại gạch đặt làm tại Marseille để trần, không tô trát, không bám bụi rêu. Móng của thánh đường được thiết kế đặc biệt, chịu được tải trọng gấp 10 lần toàn bộ kiến trúc ngôi nhà thờ nằm bên trên. Đặc biệt, nhà thờ không có vòng rào hoặc bờ tường bao quanh như các nhà thờ khác.
Nhà thờ Đức Bà bao đời nay đã trở thành một trong những điểm tham quan của nhiều du khách trong và ngoài nước khi đến TP HCM.
Minh Hiếu (Tổng hợp)
Theo_Kiến Thức
Tòa án cổ nhất Việt Nam được trùng tu Một số hạng mục của TAND TP HCM hư hỏng sau hơn 130 năm xây dựng. Di tích cấp quốc gia này dự kiến được trùng tu với kinh phí 320 tỷ đồng. TAND TP HCM là một trong những công trình kiến trúc được đánh giá là độc đáo, do kiến trúc sư Bourard (người Pháp) thiết kế và kiến trúc sư...