Nhà hàng Việt bị kiện vì từ chối nhận khách dẫn theo chó
Một nhà hàng Việt ở Úc đã bị kiện vì từ chối phục vụ một phụ nữ bị khiếm thị và khiếm thính do cô này mang theo con chó dẫn đường.
Theo đài ABC, sự việc không vui xảy ra với cô Ellen Fraser-Barbour và các bạn của mình tại nhà hàng Little NNQ khu phố thương mại trung tâm thành phố Adelaide, thuộc bang Nam Úc.
“Chúng tôi bước vô và hỏi có bàn để ngồi hay không thì một nam nhân viên phục vụ đến ngăn chúng tôi vào trong”, cô Fraser-Barbour nói.
“Cậu ấy nói ‘Đó là chó, đó là chó, thưa không”, cô nói tiếp. Người phụ nữ này giải thích rằng phân biệt đối xử với chó là phạm pháp, nhưng anh ta vẫn từ chối, và một nhân viên khác cũng hành động tương tự.
Sau khi rời khỏi nhà hàng, cô Fraser-Barbour trở về nhà và gửi đơn cho Ủy ban Nhân quyền Úc để trình báo vụ việc.
Ít nhất một gia đình đã quyết định rời khỏi nhà hàng sau khi nghe được điều đã xảy ra với người phụ nữ khuyết tật.
Phản ứng với khiếu nại trên, nhà hàng Little NNQ nói rằng đó chỉ là một “sai lầm” và người chịu trách nhiệm đêm đó “lo ngại rằng việc cho con chó vào có thể gây tổn hại đến các tiêu chuẩn về thực phẩm, sức khỏe và an toàn”.
Cô Fraser-Barbour và con chó dẫn đường. Ảnh: 973FM
Video đang HOT
“Quyết định đó là của người quản lý tạm thời của chúng tôi và đó không phải là quyết định mà chúng tôi tự hào mà đã khiến cho gia đình chúng tôi bối rối và buồn bã”, tuyên bố của nhà hàng Việt viết.
“Chúng tôi cảm thấy có trách nhiệm khi bổ nhiệm ai đó vào vị trí quản lý mà không có kinh nghiệm và kiến thức cần thiết về luật pháp Úc.
“Daniel (tên người quản lý) đến với chúng tôi với tư cách là một sinh viên quốc tế và là người gốc Việt. Anh ấy cũng vô cùng hối tiếc trước sự tổn thương và xúc phạm mà hành động của anh ấy đã gây ra. Mặc dù những điều trên không phải là một cái cớ, Daniel thừa nhận rằng hành động của anh ấy là ngây ngô và anh ấy lẽ ra nên biết rõ hơn”.
“Bất cứ ai quen Daniel đều biết tình yêu của anh ấy dành cho chó (đặc biệt với con Labrador Sunny xinh đẹp của anh ta), và rằng anh ấy là một người rất tốt bụng, chu đáo và không có hành vi xấu. Anh ta chỉ đơn giản là phạm một sai lầm rất lớn và rất hối tiếc về quyết định của anh ta” nhà hàng viết tiếp.
“Chúng tôi thực sự xin lỗi vì bất kỳ hành vi phạm tội nào chúng tôi đã gây ra và sẽ làm mọi thứ trong khả năng của mình để đảm bảo rằng các nhân viên của chúng tôi không bao giờ phạm sai lầm như vậy nữa”, theo tuyên bố.
Cô Fraser-Barbour đã chấp nhận lời xin lỗi của nhà hàng nhưng cho rằng cần phải nỗ lực nhiều hơn để giáo dục mọi người về những luật lệ liên quan đến động vật phục vụ.
TRÙNG QUANG
Theo PLO
Tội ác không tưởng của sát thủ có biệt danh "người rắn": Cuộc vượt ngục không tưởng
Từ một tiểu thư "con nhà lành", Chantal Compagnon đã trở thành đồng minh đắc lực cho chồng trong những phi vụ phạm pháp mà trước tiên là giúp Charles Sobhraj vượt ngục.
Trong hơn 90 năm hoạt động của Tổ chức Cảnh sát quốc tế (Interpol), có 10 vụ án được được xem như "lớn nhất lịch sử". Trong đó, được nhắc tới khá nhiều là tội ác kinh hoàng của một người đàn ông có biệt danh "Sát nhân bikini" hay "Người rắn". Đây là một trong những sát thủ nguy hiểm nhất nhưng cũng nổi tiếng nhất thế giới vào thập niên 70 - 80 của thế kỷ trước với hàng chục vụ giết người cướp của tại nhiều nước trên thế giới.
Việc vào tù rồi vượt ngục với Sobhraj đã trở thành chuyện thường ngày.
Cuộc vượt ngục đầu tiên
Bị bắt tạm giam tại đồn cảnh sát, trong khi chờ lấy lời khai, Sobhraj giả vờ lên cơn đau ruột thừa để được đưa tới điều trị tại một bệnh viện địa phương. Dù chẳng có bệnh tật gì nhưng hắn vẫn xoay sở được tờ bệnh án chẩn đoán "viêm ruột thừa cấp". Phục hồi sau ca phẩu thuật vô ích, hai vợ chồng thực hiện bước thứ 2.
Hồi phục sau ca phẫu thuật cắt ruột thừa vô bổ, hai vợ chồng thực hiện bước tiếp theo nhằm tẩu thoát trước khi bị bắt trở lại nhà giam. Do vẫn còn trong thời gian dưỡng bệnh, Sobhraj được cho nằm ở một phòng riêng, việc canh gác có phần lỏng lẻo nên lợi dụng sơ hở, Chantal một mình lẻn vào phòng bệnh của chồng.
Sau đó, cô tiểu thư danh giá chưa một lần phạm tội tìm cách đánh mê toàn bộ lính gác rồi còn tự đánh mê cả bản thân để tạo chứng cớ ngoại phạm. Trong khi đó, Sobhraj tìm cách cải trang và nhanh chóng trốn khỏi bệnh viện.
Tuy nhiên trốn thoát không được bao lâu thì Sobhraj bị bắt lại. Cô vợ sau đó cũng chịu chung số phận. Vội cầu cứu gia đình, cặp đôi đã được ra ngoài nhờ khoản tiền bảo lãnh tại ngoại từ người cha quyền lực. Vừa bước khỏi nhà giam, hai vợ chồng tội phạm vội vã rời khỏi Ấn Độ.
Nơi dừng chân đầu tiên của kẻ đào tẩu là Kabul, Afghanistan. Không còn tài chính nhưng quen với cuộc sống sung sướng, họ vẫn thuê một phòng khách sạn khá đắt đỏ để ở tạm. Không nghề nghiệp, không kiến thức, Sobhraj tiếp tục quay lại "nghề" cũ là lừa đảo và cướp bóc và nhờ đó vẫn lo cho vợ con có một cuộc sống khá sung túc.
Tuy nhiên, "nghề" lừa đảo có tuổi thọ ngắn. Hiểu rõ điều này, Sobhraj đưa theo vợ con chuẩn bị cho một chuyến hành trình mới. Nhưng rồi ngay tại sân bay, hai vợ chồng đã bị bắt lại vì phía khách sạn kịp báo cho cảnh sát biết rằng vị khách sang trọng đã "bùng" của họ 2 tháng tiền phòng.
Cuộc vượt ngục thứ hai
Từ đây, hàng loạt tội danh khác bị lộ. Biết rằng nguy cơ bóc lịch là khá lớn, kẻ đào tẩu liền áp dụng chiêu bài cũ. Được vợ tuồn vào cho một chiếc kim tiêm, Sobhraj tự đâm vào tay mình để tạo ra những vết loét như đang bị thương. Hắn được đưa tới bệnh viện và lại một lần nữa, toàn bộ lính gác bị Chantal đánh thuốc mê còn tên tội phạm tẩu thoát.
Tuy nhiên lần này, Sobhraj quyết định chỉ đi một mình. Tên tội phạm tìm cách chạy sang Iran và lang thang khắp Đông bán cầu những năm sau đó. Mỗi nơi hắn chỉ dừng chân một thời gian đủ để không đánh động cảnh sát khu vực. Trong người hắn có tới 10 cuốn hộ chiếu với những cái tên khác nhau.
Tình cờ tái hợp với Andre, người em trai cùng mẹ khác cha ở Istanbul, 2 người cùng lên kế kế hoạch trộm cắp khắp các nước phương Đông.
Với lý lịch phạm tội dày đặc, những nơi Charles Sobhraj có thể đến ngày một bị thu hẹp. Vì thế, 2 người quyết định tìm tới Thổ Nhĩ Kỳ để thực hiện các vụ trộm cướp nhỏ lẻ nhằm vào khách du lịch. Khi tình hình trở lên căng thẳng, 2 anh em bay sang Hy Lạp tiếp tục hành nghề. Tuy nhiên, tại đây, cả 2 không may mắn bị bắt trong một vụ trộm nữ trang nhỏ.
Bị giam trong nhà tù Thủ đô Athens, Hy Lạp, Sobhraj lập mưu cho 2 anh em trốn thoát nhưng bất thành. Sobhraj sau đó đã một mình vượt ngục bằng cách cũ, giả bệnh rồi đánh thuốc mê lính canh để trốn.
Sobhraj tiếp tục cuộc hành trình tới các nước khác. Giờ đây, không còn là các vụ cướp bóc đơn thuần, Sobhraj bắt đầu thực hiện các phi vụ đình đám và đẫm máu với sự trợ giúp đắc lực của băng cướp "gia đình".
(Còn nữa...)
Theo Danviet
"Ngục trắng" phương pháp tra tấn không đau đớn nhưng lại khiến tù nhân hóa điên Phương pháp tra tấn này đã xuất hiện ở khá nhiều nơi trên thế giới, từ Nam Mỹ, Iran cho tới cả Mỹ và Anh quốc. Đặc điểm chung của các tù nhân phải hứng chịu hình phạt này là bị suy yếu nghiêm trọng về tinh thần, dần dẫn tới trầm cảm và không muốn sống. Căn phòng trắng toát như trong...