Nhà hàng Trung Quốc bất bình với ứng dụng gọi đồ ăn
Bức xúc với mức chiết khấu cao mà các ứng dụng gọi đồ ăn Trung Quốc áp đặt, một số nhà hàng tự xây dựng dịch vụ giao hàng riêng.
Với Mike Wong, chủ nhà hàng Hong Kong Grassroots Canteen ở Bắc Kinh, dịch vụ giao hàng từ lâu đã khiến ông đau đầu. Tại Trung Quốc, ứng dụng Meituan Dianping và đối thủ Ele.me là hai công ty lớn nhất trong ngành dịch vụ giao đồ ăn.
Người dùng chỉ cần mở ứng dụng, gọi món trên danh sách nhà hàng là sẽ được shipper chuyển đồ ăn đến tận nơi. Wong cho hay Meituan chiết khấu 20% mỗi đơn hàng, con số quá lớn với một hộ kinh doanh nhỏ.
“Lợi nhuận của tôi chỉ tầm 10-15%, vì vậy, với đơn hàng mang đi, mọi lợi nhuận tôi đều phải nộp cho Meituan. Ở Bắc Kinh, nhiều người chỉ đặt một cốc trà sữa hoặc một tô mỳ hoành thánh. Mức chiết khấu không phụ thuộc vào số đơn hàng hay khoảng cách giao hàng. Ứng dụng nhận đơn và nhận tiền, họ giữ tiền cả tháng, ảnh hưởng tới dòng vốn của tôi. Hợp đồng với ứng dụng không công bằng với chúng tôi”, Wong nói.
Wong trong nhà hàng của mình tại Bắc Kinh. Ảnh: Mike Wong.
Ông chuyển sang dùng FlashEx, một ứng dụng giao hàng chuyên giao nhận mọi loại hàng hóa, để nhận đơn mang đi.
“Tại Australia, (nơi Wong từng sống), khách hàng phải trả thêm tiền nếu mua mang đi. Ở Trung Quốc, nếu tăng giá suất mua mang đi sẽ mất khách. Vì vậy, tôi trả phí giao hàng bằng cách sử dụng FlashEx, ứng dụng tính phí theo khoảng cách. Nó chỉ tốn 10 tệ (1,41 USD) để giao hàng trong bán kính 5 km, rẻ hơn Meituan nhiều”, ông nói.
Wong là một trong số nhiều chủ nhà hàng ở Trung Quốc đang phản ứng với những ứng dụng giao đồ ăn mà họ gọi là “bá chủ” ở Trung Quốc.
Một báo cáo gần đây của Trung tâm Phân tích Dữ liệu Internet Trung Quốc (DCCI) cho thấy gần nửa số người dùng Internet của đất nước này sử dụng dịch vụ giao hàng trực tuyến vào năm ngoái, trong đó 67% sử dụng Meituan.
Video đang HOT
Các ứng dụng bị chỉ trích gay gắt hơn trong bối cảnh Covid-19 khiến nhiều nhà hàng bị ảnh hưởng nặng nề do phải ngừng kinh doanh, nhân viên phải nghỉ việc và kinh tế chậm tăng trưởng. Hồi tháng 4, Hiệp hội Nhà hàng Quảng Đông đã gửi thư ngỏ tới Meituan, kêu gọi giảm chiết khấu và bỏ điều khoản mà họ cho là bất công, khi buộc nhà hàng ký hợp đồng độc quyền với nền tảng.
Hồi tháng 2, các hiệp hội nhà hàng ở Trùng Khánh, thành phố tây nam Trung Quốc, cũng như ở Hà Bắc, Vân Nam, Sơn Đông, đều gửi thư ngỏ kêu gọi Ele.me và Meituan giảm mức chiết khấu. Thư của tỉnh Sơn Đông tiết lộ mức chiết khấu mà Meituan tính cho chuỗi nhà hàng là 18%, còn hộ kinh doanh nhỏ là 23%, trong khi Ele.me dao động 15-20% mỗi đơn hàng.
Theo thư ngỏ, mức chiết khấu mà Meituan áp đặt cao hơn nếu nhà hàng muốn hợp tác với ứng dụng khác.
Chủ một nhà hàng bán mỳ chua cay ở Bắc Kinh giấu tên cho hay bắt đầu đặt thẻ giới thiệu trong mỗi túi thức ăn giao đi với hy vọng tăng lượng khách đặt món trực tiếp ở nhà hàng. Người này cho hay thẻ giới thiệu này in số điện thoại của nhà hàng, tài khoản mạng xã hội cùng thông tin ưu đãi giảm giá 10%.
“Chúng tôi có nhân viên giao hàng. Hồi dịch bùng phát, chúng tôi phải đóng cửa dịch vụ ăn tại cửa hàng. Chúng tôi đã chụp ảnh món ăn, mở nền tảng đặt hàng trực tuyến. Trước đây chúng tôi không có thời gian làm việc này. Bây giờ chúng tôi đăng cả video cách nấu món mỳ lên các ứng dụng video như Douyin để quảng bá. Nếu xây dựng được cơ sở khách hàng đủ lớn, chúng tôi sẽ ngừng sử dụng ứng dụng giao hàng”, người này nói.
Liu Jingjing, chủ của chuỗi nhà hàng bán cháo Jiahe có hơn 100 cửa hàng ở Trung Quốc, cho hay họ đã nâng cấp ứng dụng giao hàng của mình, cho phép nhân viên tương tác trực tiếp với khách hàng.
“Nó giúp chúng tôi tiết kiệm phí hoa hồng trả cho ứng dụng gọi món, đem lại lợi ích cho khách hàng. Chúng tôi đã có hơn hai triệu thành viên đăng ký. Chúng tôi sử dụng dịch vụ giao mọi loại hàng hóa của Dada (ứng dụng do tập đoàn JD phát triển)”, Liu nói.
Phát ngôn viên của Meituan cho hay năm 2019, hơn ba triệu chủ cửa hàng đã nhận đơn qua ứng dụng, với hơn 80% nhà hàng trả phí hoa hồng 10-20%. Tập đoàn này cho rằng mức chiết khấu của họ không cao như đồn đại và họ đã chủ động hoàn lại 3-5% phí hoa hồng cho hơn 600.000 chủ cửa hàng.
Một người giao đồ ăn đang chuẩn bị đồ mang đi ở Trung Quốc. Ảnh: AFP.
Phát ngôn viên của Ele.me cho hay công ty đã tiến hành 4 đợt giảm hoặc miễn chiết khấu đơn hàng từ khi Covid-19 bùng phát, cũng như hỗ trợ nhà hàng bằng cách cho họ quảng cáo miễn phí như đặt biển quảng cáo ngoài trời, trong tivi ở khách sạn và những kênh khác. Ngoài ra còn những biện pháp khác nhằm mục đích giúp ngành ẩm thực vượt qua đại dịch.
“Những biện pháp này bao gồm cung cấp khóa học miễn phí về cách đứng vững trong ngành ẩm thực, ra mắt một nền tảng cho phép nhân viên nhà hàng chuyển đổi công việc sang giao hàng”, đại diện Ele.me nói.
Những người da màu Mỹ phản đối biểu tình sắc tộc
Hai phụ nữ da màu Bevelyn và Edmee ở Chicago cho rằng phong trào "Mạng sống người da màu quan trọng" là lừa đảo và không đại diện cho họ.
Khi đám đông biểu tình bên ngoài nhà hàng Nini's Deli ở thành phố Chicago, bang Illinois, Mỹ bắt đầu thưa dần vào chiều 7/6, Justin Starns nhìn bạn mình phun sơn dòng chữ BLM (Black Lives Matter - Mạng sống người da màu quan trọng) lên những tấm gỗ bên ngoài nhà hàng. Tất cả đều là chữ in hoa màu xanh da trời.
Starns đột nhiên nhìn thấy một phụ nữ da màu bước lên và lớn tiếng: "Ồ, những điều này là cho tôi sao? Mạng sống của tôi cũng quan trọng sao?".
"Cô ấy và một phụ nữ khác nói rằng họ được George Soros trả lương, rằng họ là 'house Negro' (thuật ngữ dùng để chỉ nô lệ da đen sống cùng nhà với ông chủ)", Starns kể lại. George Soros là một tỷ phú, nhà từ thiện người Mỹ gốc Hungary.
Starns, một người da màu, cho biết đó là cảnh tượng kỳ lạ, khi hai phụ nữ da màu tự nhận mình là Bevelyn và Edmee, tố cáo phong trào "Mạng sống người da màu quan trọng" là quỷ dữ và lừa đảo trước một nhóm biểu tình phần lớn là người da trắng và Latinh tại khu West Town của Chicago.
Bevelyn (phải) tranh luận với cảnh sát Chicago bên ngoài nhà hàng Nini's Deli hôm 7/6. Ảnh: Chicago Tribune.
"Tôi đã chứng kiến rất nhiều cuộc biểu tình 'Mạng sống người da màu quan trọng'. Điều này không đại diện cho tôi. Điều này chỉ là gây rối. Chúa ơi", Edmee nói.
Cuộc biểu tình hôm 7/6 diễn ra khi Nini's Deli đang bị đóng cửa. Chủ sở hữu nhà hàng bị cho là người có quan điểm cực đoan về đồng tính và phản đối phong trào "Mạng sống người da màu quan trọng". Bốn nhân viên nhà hàng đã nghỉ việc để phản đối ông chủ.
Bevelyn và Edmee, những người nói rằng họ tới để ủng hộ Nini, đã đứng trước nhà hàng suốt nhiều giờ, ngăn cách khỏi đám đông bởi hàng cảnh sát đội mũ bảo hiểm và kính che mặt.
Bevelyn, thấp hơn và tràn đầy sức sống, đá văng những lon sơn và xé các miếng dán khỏi tấm gỗ trước nhà hàng. Cô lên án nạn phá thai, đảng Dân chủ và các cuộc biểu tình đòi bình đẳng chủng tộc. Khi đám đông hô lớn phản đối, cô bắt đầu nhảy với khuôn mặt mang vẻ châm chọc.
Edmee, cao và nghiêm túc, nói với giọng điệu uy nghiêm của một người truyền giáo kỳ cựu. "Đây là hành động quỷ dữ. Mọi người đang bị lợi dụng và lạm dụng", cô nói. "Chúa Jesus đã bị những người như vậy phản bội".
Căng thẳng leo thang khi ai đó hắt chai nước vào Bevelyn và hàng chục cảnh sát được triển khai. "Công việc kinh doanh của người đàn ông này đã bị hủy hoại dưới danh nghĩa 'Mạng sống người da màu quan trọng'", Bevelyn nói trả lời phỏng vấn trong tiếng la hét giữa hàng rào cảnh sát. "Điều này thật độc ác và phá rối".
Edmee xé những tấm xuống áp phích do người biểu tình dán bên ngoài nhà hàng Nini's Deli hôm 7/6. Ảnh: Chicago Tribune.
Bevelyn và Edmee muốn thể hiện sự ủng hộ đối với chủ sở hữu của Nini sau khi gặp mục sư của mình tuần trước, Bevelyn nói. "Chúng tôi có quyền nói rằng ngay cả khi chủ sở hữu là một kẻ phân biệt chủng tộc, ông ấy vẫn có quyền nói rằng ông ấy không ủng hộ vấn đề đồng tính".
Gần ba giờ sau đó, Bevelyn, Edmee và một vài người ủng hộ tuyên bố họ rời đi trong tiếng la ó của người biểu tình. "Có ai muốn được rửa tội không?", một người trong số họ gọi to. Những người biểu tình cười rộ khi cảnh sát hộ tống nhóm Bevelyn về phía nam đường Noble và khuất khỏi tầm mắt.
Cái chết của George Floyd đã châm ngòi cho các cuộc biểu tình trên khắp nước Mỹ và lan ra nhiều nước trên thế giới để đòi công bằng cho Floyd và chống phân biệt chủng tộc. Các cuộc biểu tình ở Chicago chủ yếu ôn hòa, nhưng nạn cướp phá cũng xảy ra khiến nhiều hiệu thuốc và cửa hàng tạp hóa phải đóng cửa.
Cắt ngân sách cảnh sát - cuộc chiến mới giữa Trump và Biden Tranh cãi về ý tưởng xóa sổ cảnh sát Mỹ 140 Lý do biểu tình ở Mỹ vẫn sục sôi 25
Ấn Độ dỡ phong tỏa dù thêm gần 10.000 ca nCoV mỗi ngày Ấn Độ cho mở cửa nơi thờ cúng, nhà hàng và trung tâm mua sắm dù số ca Covid-19 vẫn tăng và chuyên gia cảnh báo dịch chưa đạt đỉnh. Cuối tuần qua, Ấn Độ vượt qua Italy và Tây Ban Nha, trở thành vùng dịch lớn thứ thứ 5 thế giới, với 256.000 người nhiễm nCoV và mỗi ngày ghi nhận hơn...