Nhà hàng Thái Lan gây sốt khi mở cửa đón khách ăn uống trong nước lũ
Nước sông Chao Phraya dâng cao đã tạo ra một cơ hội kinh doanh độc đáo cho một nhà hàng ở Thái Lan.
Các khách hàng ăn tối trong ngập lụt khi sông Chao Phraya dâng cao do lũ lụt ở Thái Lan. Ảnh: AP
Theo trang The Guardian (Anh), Titiporn Jutimanon, chủ nhà hàng ven sông Chao Phraya, đã sợ rằng tình trạng ngập lụt ở nhiều khu vực tại Thái Lan có thể là dấu chấm hết cho công việc kinh doanh vốn đang gặp khó khăn vì đại dịch của cô. Tuy nhiên, triều cường trên sông Chao Phraya trong tuần này bất ngờ dâng cao đã tạo nên một cơ hội bất ngờ.
Thay vì đóng cửa do lũ lụt, nhà hàng của Titiporn đang gây “sốt” ở Thái Lan khi vẫn mở cửa đón những thực khách muốn ăn uống giữa khung cảnh nước ngập đến đầu gối và thích thú với việc tránh những đợt sóng từ thuyền bè đi qua.
Titiporn, người điều hành quán cà phê cổ Chao Phraya ở Nonthaburi, phía bắc Bangkok, cho biết: “Khách hàng rất yêu thích những con sóng. Tôi đã tưởng tình trạng ngập lụt sẽ gây ra khủng hoảng nhưng thực tế nó đã mang lại cho tôi một cơ hội”.
Những video đang lan truyền trên mạng xã hội trong nhiều ngày qua ghi lại hình ảnh khách hàng vui vẻ ngồi ăn uống khi nước ngập đến chân ghế. Họ không ngại di chuyển sang một bên khi thuyền đi ngang qua tạo ra những con sóng đánh.
Khoảng 30 tỉnh miền bắc và miền trung của Thái Lan đã bị ảnh hưởng bởi lũ lụt trong những tuần gần đây, khiến mực nước của dòng sông nổi tiếng chảy qua Bangkok dâng cao.
Khách hàng thích thú chụp ảnh khi một chiếc thuyền đi qua quán cà phê cổ bên sông Chao Phraya ở Nonthaburi. Ảnh: Sakchai Lalit / AP
Video đang HOT
Công việc kinh doanh của Titiporn buộc phải đóng cửa trong thời gian phong tỏa vì COVID-19, nhưng cô rất vui vì đã quyết định vượt qua thách thức này.
“Khách hàng không chỉ yêu thích bầu không khí, món thịt nướng và cảnh hoàng hôn nơi đây. Ngập lụt còn trở thành một yếu tố độc đáo”, cô nói. “Tôi cảm thấy rất may mắn khi được khách hàng yêu thích, họ vẫn tới ăn uống bất chấp ngập lụt”.
Khách hàng thậm chí còn chúc tụng nhau và cười đùa khi những chiếc ghế bị sóng ập đến làm đổ. Hiện nhà hàng mở cửa phục vụ hai bữa ăn mỗi ngày để thực khách có thể tận hưởng trải nghiệm ăn uống khi nước dâng cao nhất.
“Đó là một thử thách thú vị. Bạn không biết liệu mình có bị trôi đi đâu đó khi đang ăn uống hay không”, khách hàng Jetdanai Boonrod, 30 tuổi, chia sẻ.
Thái Lan: Trẻ nghèo kiếm học bổng trên ứng dụng thông minh
Tại ngôi làng Bang Nai Soi, Mae Hong Son (Thái Lan), HS đi lại khó khăn trong mùa lũ, không có Internet và phụ thuộc vào máy phát điện và năng lượng mặt trời. Từ tháng 7/2020, khoảng cách trên bắt đầu thu hẹp
Dự án Learning Coin giúp trẻ em nghèo được tiếp cận với tri thức.
Con đọc sách, phụ huynh được nhận tiền
455 trẻ em có hoàn cảnh khó khăn sống ở các cộng đồng dân tộc thiểu số và không quốc tịch tại Mae Hong Son, Nakhon Nayok và Yala đã nhận được các bài giảng và tài liệu đa ngôn ngữ từ ứng dụng LearnBig. Đây là dự án giúp đỡ trẻ em nghèo và biến thói quen đọc sách trở thành nền tảng để khuyến khích học tập suốt đời.
Dữ liệu về việc đọc sách hàng ngày của HS, bao gồm số giờ đọc đi kèm với các câu trả lời gửi qua ứng dụng, được ghi lại và phân tích, sau đó sẽ được thống kê để xét học bổng hàng tháng gửi đến các gia đình HS. Học viên có thể nhận được học bổng từ 800 - 1.200 baht mỗi tháng (từ 590.000 - 880.000 đồng) gửi về cho cha mẹ. Số tiền này chiếm khoảng 10% thu nhập trung bình của gia đình.
Chương trình thí điểm Learning Coin đầu tiên đã được triển khai vào năm 2018 với sự hỗ trợ của Tổ chức POSCO 1% và True Corp, hợp tác với Tổ chức Thanh niên nông thôn. Ngay khi vừa hoạt động, chương trình đã thu hút khoảng 150 người học ở Bangkok và Pathum Thani. Mô hình tính đến các yếu tố mang tính dân sinh, chẳng hạn như HS vừa học vừa có khả năng kiếm sống. Nó cũng có thể mở rộng để hỗ trợ những người học có thu nhập thấp và yếu thế không chỉ ở Thái Lan mà trên toàn khu vực.
Vai trò của UNESCO và Liên Hợp Quốc (LHQ) tại Thái Lan trong việc phát triển mô hình này được củng cố bằng quan hệ đối tác sâu rộng với chính phủ, khu vực tư nhân và xã hội dân sự. Bên cạnh đó là tăng cường cam kết đối với GD hòa nhập và bình đẳng thông qua các khoản đầu tư khiêm tốn hỗ trợ những học viên khó khăn nhất. Ở Thái Lan, cam kết này được đưa ra dựa trên Nghị quyết Nội các năm 2005 mang tính bước ngoặt về GD, theo đó yêu cầu GD cơ bản miễn phí cho mọi công dân.
Đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng nhất đến các cộng đồng vốn đã bị thiệt thòi, kèm theo đó là sự gián đoạn lớn trong hệ thống GD, khiến nhiều trẻ em đứng trước nguy cơ vĩnh viễn không được đi học. Trẻ em gái và phụ nữ trẻ có nguy cơ gặp rủi ro, bao gồm việc không thể tiếp tục học tập và do đó, trọng tâm nhiệm vụ của LHQ là xây dựng lại chương trình GD tốt hơn, bình đẳng hơn.
"Chúng em rất thích đọc sách trong ứng dụng, đặc biệt là truyện tranh" - 1 trong 6 học viên nữ từ Ban Na Soi đăng ký tham gia chương trình cho biết - "Chúng em cũng có cơ hội học tiếng Karenni và tiếng Anh tại trung tâm và cố gắng luyện nói tiếng Thái và tiếng Anh với khách du lịch".
Ở Yala, có 2 anh em tuổi vị thành niên đã phải bỏ chương trình học chính thức để chăm mẹ ốm và các em đã tham gia vào trung tâm học tập cộng đồng. Bố của các em là bảo vệ một trường học, ông rất tin vào sức mạnh của GD và mẹ các em cũng bắt đầu đọc các bài giảng để hỗ trợ con mình.
Một HS nghèo đọc sách từ ứng dụng của dự án Learning Coin.
Nỗ lực vượt qua thách thức
Vẫn còn những thách thức đáng kể đối với GD bình đẳng cho người dân tộc thiểu số, bé gái, phụ nữ trẻ và những cộng đồng bị thiệt thòi nhất khác ở Thái Lan.
Chaisri Taya, một GV sống cách làng Ban Na Soi 4km và làm việc tại Trung tâm Học tập Cộng đồng Jong Kham thuộc Văn phòng GD không chính quy và không chính thức (ONIE). Trước đây chính anh cũng là người không có quốc tịch. "Việc không có quốc tịch làm mất đi cơ hội học tập và phát huy hết tiềm năng của thanh niên. Vì tình trạng của mình, họ không tự tin khi đến trường. Các em đến học chương trình không chính thức và tôi đã thấy các em cố gắng rất nhiều" - anh nói.
Sau khi hoàn thành bằng cử nhân và nhập quốc tịch Thái Lan, Chaisri đã trở thành một hình mẫu trong cộng đồng của mình. Anh đã chia sẻ với trẻ em và thanh thiếu niên về những kinh nghiệm có được. HS làng Ban Nai Soi đi đến nhà anh và trung tâm học tập bằng xe máy rồi tải nội dung học vào máy tính bảng để có thể đọc ở nhà, tăng cơ hội nâng cao học vấn mà trước đây các em gặp trở ngại.
Những đứa trẻ này có tiềm năng và khát vọng giống như những đứa trẻ khác. Khi các em cố gắng hỗ trợ gia đình, ước mơ của các em rất đa dạng và tràn đầy hy vọng như trở thành bác sĩ, vận động viên, thông dịch viên... để có thể sống trọn vẹn trong cộng đồng của mình. Đây là những ước mơ xây dựng một xã hội lành mạnh và bình đẳng hơn.
Trên khắp châu Á - Thái Bình Dương, UNESCO Bangkok đang xây dựng chương trình GD dựa trên nhiệm vụ của mình là hòa bình và hòa nhập, GD bình đẳng, bình đẳng giới và tạo điều kiện cho những người học dễ bị tổn thương. Dự án Learning Coin được Bộ GD, Quỹ GD Bình đẳng, GV từ 53 trường công lập và trung tâm học tập cộng đồng của Thái Lan cùng SV tình nguyện từ Khoa GD của ĐH Chulalongkorn, Trung tâm Mercy ở Bangkok và Quỹ Vì cuộc sống tốt đẹp hơn của Trẻ em hỗ trợ.
Thái Lan chuẩn bị cho kế hoạch nối lại các chuyến bay quốc tế Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, Bộ Giao thông Thái Lan đang chuẩn bị cho việc nối lại các chuyến bay quốc tế vào tháng 11 tới, trong bối cảnh quốc gia Đông Nam Á này đang đẩy mạnh chiến dịch tiêm chủng đại trà ngừa bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19. Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người...