Nhà hàng mang tên đảo tranh chấp Trung – Nhật
Một nhà hàng mới mở tại Singapore mang tên quần đảo tranh chấp giữa Trung Quốc và Nhật Bản, được cho là tuyên truyền cho quan điểm của một bên và bị các cơ quan chức năng Singapore “sờ gáy”.
Nhà hàng trang trí theo chủ đề đảo Điếu Ngư và có biển hiệu ghi dòng chữ “Bảo vệ Điếu Ngư”. ẢNh: My Paper
Nhà hàng nằm trong trung tâm thương mại Hòa Bình, tại trung tâm mua sắm đông đúc của Singapore, kinh doanh các loại bánh và đồ ăn theo hương vị Hong Kong. Cửa hàng mới khai trương hồi tháng 10 và trưng biển hiệu Diao Yu Dao (đảo Điếu Ngư).
Chủ cửa hàng là hai vợ chồng người gốc Hoa, không đưa ra lời bình luận nào về sự việc, nhưng một nhân viên nhà hàng cho biết chủ của mình “không có động cơ chính trị nào đằng sau mà chỉ coi đó là chủ đề để trang trí nhà hàng”, tờ My Paper của Singapore cho hay.
Trong cửa hàng treo hơn 30 bức tranh ảnh bắt mắt về quần đảo tranh chấp cùng nhiều lời chú thích về lịch sử và tranh chấp trong thời gian qua. Ngoài ra còn có một số dòng chữ như “Bảo vệ Điếu Ngư”, được cho là nói theo tiếng nói của Trung Quốc.
Tuy nhiên, các cơ quan phụ trách quảng cáo, cơ quan quản lý doanh nghiệp và cảnh sát Singapore đã lên tiếng cảnh báo cửa hàng. Giám đốc Cục Tiêu chuẩn Quảng cáo Singapore, ông Tan Sze Wee, cho biết sẽ điều tra nhà hàng kể trên vì lý do vi phạm Quy tắc Quảng cáo của nước này.
Video đang HOT
Trong Quy tắc Quảng cáo của Singapore nêu rõ: “Quảng cáo không được áp dụng hoặc khuyến khích cách tiếp cận đối đầu để giải quyết các khác biệt hoặc xung đột trong xã hội. Quảng cáo không được khai thác hoặc kích động các vấn đề liên quan đến quốc gia và các chính sách, vấn đề gây tranh cãi”.
Cảnh sát cũng cho biết đã được báo cáo về nhà hàng và “đang xem xét vấn đề”. Còn Cơ quan quản lý doanh nghiệp thì cho hay chủ cửa hàng đã đăng ký với nhà chức trách dưới tên công ty Onion Restaurant and Bar nhưng lại xuất hóa đơn theo tên Diao Yu Dao, tức là vi phạm quy định về tên và số đăng ký kinh doanh.
Trong khi đó, một số khách hàng không chú ý nhiều đến trang trí của quán hay sự kiện tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư của Trung Quốc và Nhật Bản. “Tôi chỉ đến đây mua đồ ăn cho con rồi đi về”, một khách hàng có tên Sarah Sim, 34 tuổi, nói.
Một khách hàng khác, ông Selvaraju Robert, 56 tuổi, nói có biết vấn đề tranh chấp giữa hai nước bạn và thấy chủ đề của nhà hàng này “khá thú vị”. “Nhưng tôi vẫn thấy đồ ăn thú vị hơn”, ông Robert nói thêm.
Quần đảo không người trên biển Hoa Đông mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư còn Nhật Bản gọi là Senkaku, là nguyên nhân căng thẳng giữa hai nước trong nhiều tháng qua. Người Trung Quốc tổ chức nhiều cuộc biểu tình rầm rộ, tẩy chay hàng hóa Nhật thậm chí tấn công công dân Nhật để phản đối việc Nhật Bản quốc hữu hóa quần đảo này từ những chủ sở hữu tư nhân người Nhật hồi tháng 9.
Theo VNE
Trung Quốc lại điều máy bay, Nhật dàn phi cơ chiến đấu
Một chiếc máy bay công vụ của Trung Quốc đã bay sát tới không phận của quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang là tâm điểm tranh chấp giữa Trung Quốc và Nhật Bản tại biển Hoa Đông.
Máy bay Trung Quốc xuất hiện gần quần đảo tranh chấp với Nhật
Bộ Quốc phòng Nhật cho biết sự việc này xảy ra vào khoảng trưa ngày hôm qua. Máy bay của trung Quốc là một chiếc Y12 thuộc quyền quản lý của Cơ quan Hải dương Quốc gia Trung Quốc.
Ngay sau khi phát hiện có máy bay Trung Quốc xuất hiện, Không quân của Lực lượng Phòng vệ Nhật bản đã cử các máy bay chiến đấu bay đến khu vực cách các đảo đá khoảng 100km về phía bắc.
Bộ Quốc phòng Nhật cho biết không có đụng độ nào xảy ra giữa máy bay của hai nước.
Chiếc máy bay Y12 của Trung Quốc đã bay lòng vòng ở khu vực này trong vài giờ đồng hồ, sau đó di chuyển về phía nam theo hướng quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, rồi sau đó đi về phía đông của quần đảo này.
Đây là lần đầu tiên kể từ sau khi tổng tuyển cử tại Nhật, Trung Quốc cử máy bay đến quần đảo tranh chấp giữa hai nước.
Trước đó, vào ngày 13/12, chiếc máy bay tương tự của Trung Quốc đã thâm nhập vào không phận trên quần đảo Senkaku hiện đang do Nhật kiểm soát. Nhật Bản ngay sau đó đã cử máy bay chiến đấu F-15 tới khu vực máy bay Trung Quốc xuất hiện.
Kể từ khi Nhật quốc hữu hóa quần đảo Senkaku, các tàu công vụ và tàu cá của Trung Quốc hầu như thường trực xuất hiện tại quần đảo tranh chấp.
Trung Quốc từng có hành động xâm nhập vào khu vực không phận này một lần vào năm 1958.
Đối với tranh chấp chủ quyền tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, Thủ tướng kế tiếp của Nhật là Shinzo Abe một mặt tuyên bố 'không nhượng bộ' Trung Quốc, nhưng mặt khác vừa cử một đặc phái viên cấp cao của đảng LDP chuyển thông điệp của Tokyo tới Bắc Kinh.
Đây được cho là một hành động Tokyo muốn hàn gắn quan hệ với Bắc Kinh sau chuỗi căng thẳng kéo dài nhiều tháng qua liên quan tới tranh chấp chủ quyền trên biển Hoa Đông.
Theo Dantri
Trung Quốc "quan ngại cao độ" về hướng đi của Nhật Trung Quốc hôm nay 17/12 cho biết "quan ngại cao độ" về hướng đi trong tương lai của Nhật, dưới sự lãnh đạo của đảng Dân chủ tự do (PDP) của tân Thủ tướng Abe. Quần đảo Nhật gọi là Senkaku và Trung Quốc gọi là Điếu Ngư ở Hoa Đông. "Chúng tôi lo ngại cao độ mà hướng đi Nhật Bản sẽ...