Nhà hàng lẩu cua nức tiếng Hà Nội xin phép đóng cửa phòng dịch vì… quá đông khách, mỗi ngày tiếp đón hơn 1.000 lượt khách
Chủ quán cho biết việc đóng cửa trong vòng 10 ngày có thể khiến nhà hàng mất khoảng 1 tỷ đồng. Tuy nhiên đây là chuyện cần thiết khi mà dịch Covid-19 đang lan tràn như hiện nay.
Dịch Covid-19 đang giáng những đòn chí mạng đến nhiều ngành kinh tế của thế giới và của Việt Nam, từ hàng không, du lịch, bán lẻ, nhà hàng, khách sạn,… Tại Hà Nội, nhiều nhà hàng, quán ăn đã phải tạm thời đóng cửa vì vắng khách. Tuy nhiên, có một nhà hàng khá đặc biệt, họ đóng cửa vì… quá đông khách.
Trên fanpage của mình, nhà hàng lẩu cua đồng Hòa Lạc, một địa điểm quen thuộc với giới sành ăn Hà Nội trên trục quốc lộ 21 đi Láng Hoà Lạc – Xuân Mai, đã thông báo sẽ đóng cửa từ 9/3 đến hết 15/3 (hoặc đến khi có thông báo lại) để cùng thủ đô chung sức chống dịch Covid-19.
Phần thông báo đóng cửa của nhà hàng lẩu cua đồng Hòa Lạc nhận được nhiều sự ủng hộ từ khách hàng. Ảnh: Fanpage Lẩu Cua Đồng Hòa Lạc.
Được biết, nhà hàng không có biển chính thức, không có tên (Hòa Lạc chỉ là tên địa danh) nhưng vẫn được nhiều khách hết sức yêu thích. Trên Google, nhà hàng nhận điểm trung bình là 4,1/5 từ gần 400 lượt đánh giá. Cách trung tâm Hà Nội khoảng 30km nhưng những người từng thưởng thức nhận định quán hấp dẫn bởi đồ ăn tươi ngon, không gian đưa khách về vùng quê dân dã, đầy hoài niệm và chỗ để xe rộng rãi.
Video đang HOT
Anh Ngô Văn Ký, chủ nhà hàng cho biết, trước đây anh từng phải bỏ biển hiệu vì quá nổi tiếng, giờ đông khách quá nên cũng tiếp tục đóng cửa.
Giải thích vì sao giữa đại dịch Covid-19, nhiều nơi vắng khách nhưng nhà hàng của mình vẫn luôn tấp nập, anh Ký cho biết giai đoạn dịch bùng phát, các sân golf trên Vĩnh Phúc không có người chơi. Thay vào đó, khách chuyển sang chơi ở khu vực sân golf Đồng Mô, Phượng Hoàng. Thường ngày, nhà hàng cua đồng Hòa Lạc đã tiếp một số lượng lớn khách chơi golf từ các sân này, và nay số lượng lại càng tăng.
Ngoài ra, giai đoạn vừa qua học sinh được nghỉ, cuối tuần lại không thể đến trung tâm thương mại hay đi ăn nhà hàng trong thủ đô, nên cả gia đình sẽ tìm tới quán của anh.
“Thế là kín đặc hết cả. Một ngày chúng tôi tiếp trung bình 1.200-1.300 lượt khách, không thể nào chống đỡ được. Lúc đầu tôi tính khoảng 3-5m sẽ bố trí 1 mâm, nhưng sau đông quá không đủ chỗ, khách lại phải ngồi liền nhau. Tôi thấy vậy không thấy an toàn, không thể kiểm soát được nên tôi bắt buộc phải cho nghỉ”.
“Thủ tướng đã kêu gọi chống dịch thì mình phải hưởng ứng chứ”, anh Ký mạnh mẽ khẳng định.
Kết quả là ngày 8/3, anh ra quyết định sẽ tổng vệ sinh trong 9/3 và sau đó thông báo đóng cửa đến hết 15/3. Anh cho biết sau thời gian này, phải xem xét tình hình dịch bệnh được kiểm soát thế nào rồi mới tiếp tục mở cửa trở lại. Trong thời gian nghỉ, nhân viên nhà hàng vẫn được nhận lương đầy đủ.
“Mình thu cả năm cơ mà, đóng chục ngày chắc mất tầm 1 tỷ thôi, còn lại cũng không ảnh hưởng gì lắm. Nhà hàng lớn nên nghỉ ngơi một thời gian có sao đâu”, anh Ký cho biết.
Theo Trí Thức Trẻ
Cậu bé Malaysia bật khóc vì thương ông lão ăn xin bên ngoài nhà hàng
Trông thấy ông lão ăn xin phía bên ngoài nhà hàng, thiếu niên tốt bụng cùng những người bạn của em đã mua đồ ăn và ủng hộ tiền cho ông.
Câu chuyện ấm lòng được ghi lại ở Kuantan - thủ phủ bang Pahang, Malysia - và chia sẻ lên Facebook hôm 6/3 khiến hàng nghìn cư dân mạng xúc động, theo World of buzz.
Nhiều ngày trước, anh Ahmad Firdaus Hashim - người chia sẻ câu chuyện trên - tới dùng bữa trưa tại nhà hàng yêu thích ở Kuantan.
Cùng thời điểm đó, một nhóm thiếu niên mặc áo thi đấu cầu lông của Kuala Lumpur ngồi bàn đối diện Ahmad. Bỗng nhiên, một cậu bé mặc áo màu cam trong số đó bật khóc.
Ahmad cảm thấy sốc, nghĩ có chuyện gì tồi tệ đã xảy ra với cậu bé. Anh tiến lại gần hỏi thăm và được biết cậu bé khóc vì thương ông lão ăn xin ngồi ở bên ngoài nhà hàng.
Cậu bé áo cam bật khóc vì thương người ăn xin, sau đó em cùng nhóm bạn mua đồ ăn, quyên tiền cho ông lão. Ảnh: Ahmad Firdaus Hashim.
Nhìn giọt nước mắt của em nhỏ tốt bụng, Ahmad mới nhận ra mình vô tâm thế nào. Anh còn xúc động hơn khi chứng kiến việc nhóm thiếu niên khác mua cho ông lão ăn xin một bữa ăn và ủng hộ ông chút tiền.
Người ăn xin lớn tuổi không khỏi ngạc nhiên trước những gì nhận được từ các cậu bé.
Ahmad cảm thấy xấu hổ vì anh không nhận thấy sự xuất hiện của ông lão ăn xin khi mới bước vào nhà hàng. Anh cũng ấn tượng bởi hành động tử tế của nhóm thiếu niên.
Ahmad không thể quên ánh nhìn biết ơn trên gương mặt ông lão ăn xin khi nhận được sự giúp đỡ từ những "anh hùng nhỏ tuổi".
Với anh, đó là lời nhắc nhở bản thân phải luôn sống tử tế và chỉ cần hành động đơn giản cũng đủ thắp sáng một ngày dài của người khác.
Theo Zing
Khi con bạn rủ đi ăn buffet sương sương và cái kết đầy "sương khói" cho chủ quán Chủ quán nhìn thấy cảnh khách đến ăn buffet mà như này thì nên phản ứng thế nào cho phải nhỉ? Nói đến đi ăn buffet, ai cũng sẽ nghĩ ngay đến việc ăn uống thoả thích bởi đặc trưng của hình thức này là khách hàng chỉ phải trả đúng 1 mức tiền như quy định của quán, còn đồ ăn thì...