Nhà hàng làm bằng bìa các tông
Ngoại trừ thức ăn và một số dao kéo, mọi đồ vật từ bàn ghế, vật trang trí trong một nhà hàng ở Đài Loan đều được chế tạo từ bìa các tông.
Nhà hàng Các tông ở Đài Loan được làm hoàn toàn từ bìa giấy.
Nằm ở công viên Sáng tạo Vua Các tông tại thành phố Taichung, vùng lãnh thổ Đài Loan, nhà hàng Các tông là quán ăn duy nhất mà mọi thứ từ nội thất, đồ trang trí và thậm chí bát đĩa được làm từ bìa giấy. Mặc dù đồ đạc làm bằng giấy nhưng khách hàng có thể an tâm khi ngồi trên bàn ghế hay sử dụng cốc chén để ăn uống vì chúng rất chắc chắn. Điều đặc biệt ở nhà hàng này nữa là mọi thứ có thể được tái chế nếu bị hư hỏng. Trong khi đó, giá cả các món ăn cũng không quá đắt đỏ.
Video đang HOT
Người tạo nên nhà hàng đặc biệt trên là Huang Fang-liang, nhà sáng lập và giám đốc của công ty Chin Tang Paperware. Sau khi tốt nghiệp trung học ở Huyện Taichung, ông làm việc nhiều năm trong các công ty giấy và in khắp Đài Loan. Năm 1984, ông trở về Taichung để mở cửa hàng riêng. Sau khi nhận thấy thị trường mặt hàng giấy phổ thông bị các công ty lớn trong vùng chiếm lĩnh, ông bắt tay nghiên cứu và chế tạo những vật dụng làm bằng bìa các tông.
“Những người làm trong ngành giấy lâu năm nói rằng, các sản phẩm giấy đã quá nhiều và giấy chỉ nên dùng cho việc in, vẽ và vệ sinh. Khi tôi nói muốn dùng giấy như gỗ hay nhựa để làm vật dụng , một số người nghĩ rằng đó là lời nói đùa”, ông Huang chia sẻ khi mới khởi nghiệp.
Nhưng sau khi cho ra đời những sản phẩm khác với truyền thống, công ty của Huang dần tạo sự chú ý cho khách hàng. Nhờ công nghệ tái chế thân thiện với môi trường, Chin Tang Paperware trở thành một trong những công ty được ngưỡng mộ nhất ở Đài Loan. Sau khi gặt hái nhiều thành công, năm 2007, ông Huang xây dựng công viên Sáng tạo Vua Các tông để thế giới thấy được ích lợi của việc tận dụng những vật liệu ít dùng như giấy hay bìa các tông.
BÌNH AN
Theo Infnoet
Chi 208 tỷ VNĐ chỉ để vận chuyển một... tảng đá
Một tảng đá nặng 340 tấn đang được vận chuyển từ một mỏ đá ở thành phố Riverside đến Bảo tàng Nghệ thuật đồng quê ở thành phố Los Angeles, California, Mỹ. Toàn bộ chặng đường dài 170km, đi qua 22 thành phố. Điều đặc biệt là chi phí để vận chuyển tảng đá này dự tính lên tới... 10 triệu USD (tương đương khoảng 208 tỷ VNĐ), quả là một con số khổng lồ phải không các bạn?
Tảng đá nặng 340 tấn này đang được vận chuyển với chi phí có thể lên tới 10 triệu USD (khoảng 208 tỷ VNĐ)
Được biết, đây là tảng đá lớn nhất được di chuyển kể từ khi người Ai Cập xây dựng Kim tự tháp. Để di chuyển được tảng đá khổng lồ này, một hệ thống đặc biệt đã được thiết kế. Đó là một động cơ có 196 bánh xe cao su, 44 trục, tốc độ 13km/h. Dự kiến chuyến đi sẽ hoàn thành sau 11 đêm.
Chặng đường vận chuyển tảng đá dài 170km, qua 22 thành phố.
Tuy nhiên, nhiều người sẽ đặt ra câu hỏi: Mục đích vận chuyển tảng đá "đắt giá" này là gì? Tảng đá này được mang tới Bảo tàng Nghệ thuật đồng quê để trở thành một phần của công trình Levitated Mass do nghệ sĩ Michael Heizer thiết kế. Nghệ sĩ Michael đã mất 40 năm để tìm kiếm viên đá phù hợp cho công trình của ông. Mặc dù vậy, chặng đường để có được tảng đá quý giá này lại không hề dễ dàng chút nào.
Tảng đá này là 1 phần của công trình do nghệ sĩ Michael Heizer thiết kế tại Bảo tàng nghệ thuật đồng quê Los Angeles.
Các nhà quản lý đã phải mất bốn năm để xin giấy phép cho hành trình vận chuyển tảng đá có 1-0-2 này. Giám đốc bảo tàng Michael Govan nói: "Thật hài hước, người Ai Cập cổ đại không có bánh xe cao su và xe tải động cơ diesel để di chuyển những khối đá xây Kim tự tháp, nhưng bù lại, họ không phải chờ xin phép được đi qua tận 22 thành phố."
Một hệ thống hiện đại đã được huy động để vận chuyển tảng đá khổng lồ.
Theo PLXH
"Nghía" thêm những ngôi nhà cực lạ trên thế giới Có ai muốn sống ở những ngôi nhà như này không nào? Trên thế giới, có rất nhiều ngôi nhà độc đáo các bạn ạ, chúng là sản phẩm của những kiến trúc sư sáng tạo hoặc đơn thuần là do các yếu tố khách quan mà hình thành nên. Chúng mình cùng ngắm các ngôi nhà có kiến trục cực lạ dưới...