Nhà hàng, khách sạn phố cổ Hà Nội tiếp tục đóng cửa do COVID-19
Hàng loạt nhà hàng, khách sạn trên phố cổ Hà Nội tiếp tục rơi vào cảnh “cửa đóng then cài’ do “cú đấm bồi” của dịch COVID-19.
Khảo sát của VTC News cho thấy, đa số các nhà hàng khách sạn trên phố cổ Hà Nội đều rơi vào tình trạng ngừng hoạt động do không có khách.
Đây đều là những địa chỉ quen thuộc của khách du lịch, nằm trên những con phố cổ sầm uất. Tuy nhiên, sau đợt COVID-19 tái phát và kéo dài, hầu như các chủ đầu tư đều tuyên bố phá sản và đóng cửa.
Theo Sở Du lịch Hà Nội, từ ngày 28/7 đến ngày 2/8 đã có hơn 31.891 khách hủy tour nội địa. Công suất phòng khách sạn tính chung đạt khoảng 12%. Một số công ty lữ hành lớn như Vietrantour có khoảng 3.500 khách hủy tour, gây thiệt hại cho doanh nghiệp khoảng 21 tỷ đồng.
Tại cuộc họp trực tuyến mới đây của Tổng cục Du lịch, Vụ trưởng Vụ Lữ hành Nguyễn Quý Phương báo cáo, số liệu thống kê sơ bộ từ các địa phương, doanh nghiệp cho thấy, đến nay đã có hàng chục nghìn khách du lịch hoãn, hủy tour du lịch, gây thiệt hại rất lớn đối với các đơn vị cung ứng và sử dụng dịch vụ du lịch.
Video đang HOT
Văn phòng của một công ty lữ hành trên phố Mã Mây, Hà Nội cũng cửa đóng then cài.
Mã Mây là phố tập trung nhiều doanh nghiệp lữ hành nhất, cũng là con phố được nhiều khách du lịch nước ngoài yêu thích. Tuy nhiên, từ tháng 4 đến nay, hầu hết các văn phòng này đều ngừng hoạt động vì không có khách.
Tiền thuê mặt bằng trở thành gánh nặng khiến nhiều chủ doanh nghiệp du lịch lao đao, thậm chí rơi vào phá sản.
Quán bar, cà phê cũng đóng cửa.
Chủ nhà treo biển cho thuê mặt bằng nhiều tháng nay nhưng cũng không có ai hỏi.
Một trong những giải pháp Tổng cục Du lịch vừa mới đưa ra để giúp tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp du lịch là giảm các loại thuế, giãn thời gian trả tiền thuê đất, hỗ trợ để giữ chân lao động chất lượng cao trong ngành du lịch, tăng cường sự chia sẻ và phối hợp giữa các doanh nghiệp lữ hành và các đối tác cung ứng lữ hành.
Hồ Đại Lải bị bức tử, ai chịu trách nhiệm?
Liệu doanh nghiệp có dám ngang nhiên bạt đồi, lấp đất thẳng xuống hồ nếu như không được chính quyền "bật đèn xanh", giúp sức?
Những rãnh lớn được tạo ra để nước mưa kèm đất đá chảy thẳng từ đại công trường xuống hồ Đại Lải
Suốt mấy ngày qua, dư luận không khỏi xôn xao trước sự việc hồ Đại Lải bị lấp để làm biệt thự nghỉ dưỡng (Báo Giao thông đã có nhiều bài phản ánh).
Điều đáng nói, khi đi sâu tìm hiểu, PV Báo Giao thông còn phát hiện việc lấp hồ không phải mới diễn ra, mà nó đã được tiến hành từ cả chục năm trước!
Câu hỏi được đặt ra là: Liệu doanh nghiệp có dám ngang nhiên bạt đồi, lấp đất thẳng xuống hồ nếu như không được chính quyền "bật đèn xanh", giúp sức? Câu trả lời là không!
Bởi trong chính kết luận của Tổng cục Thủy lợi - Bộ NN&PTNT đã chỉ rõ: Việc tỉnh Vĩnh Phúc giao đất, cho thuê đất và phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 trong phạm vi bảo vệ hồ chứa nước Đại Lải cho các doanh nghiệp thực hiện dự án là vi phạm quy định của pháp luật về thủy lợi, vi phạm Luật đất đai.
Điều đó khiến nhiều người không cảm thấy lạ khi trong suốt một thời gian dài, các vi phạm không hề bị ngăn chặn, xử lý. Và cũng bởi không bị ngăn chặn, xử lý nên ngày này qua tháng khác, công trình thủy nông đảm bảo tưới tiêu cho 2.000ha lúa, phục vụ thoát lũ từ thượng nguồn này bị xâu xé không thương tiếc.
Việc thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào địa phương để phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm là việc nên làm. Nhưng cần thẳng thắn với nhau rằng, không thể thu hút bằng mọi giá, thu hút bằng cách đánh đổi kinh tế lấy môi trường.
Những dự án biệt thự nghỉ dưỡng kia liệu sẽ tạo được bao nhiêu công ăn việc làm cho người dân, đem lại nguồn thu bao nhiêu cho Vĩnh Phúc?
Nó có xứng đáng để đánh đổi lấy môi sinh, cảnh quan của một danh thắng nổi tiếng và nhất là chức năng vô cùng quan trọng của hồ Đại Lải: Phục vụ tưới tiêu, ngăn và xả lũ cho cả một khu vực rộng lớn?
Từ một hồ rộng hơn 530ha, đến nay hồ Đại Lải chỉ còn khoảng 377ha. Theo thời gian, các khu biệt thự nghỉ dưỡng, khách sạn ngày càng mọc lên dày đặc xung quanh khu vực hồ.
Và nếu chính quyền cứ tiếp tục "bật đèn xanh" cho doanh nghiệp lấp hồ để xây biệt thự như giai đoạn vừa qua, ai biết được liệu sau này diện tích hồ Đại Lải còn được bao nhiêu, hay sẽ... chỉ còn trong tiềm thức?
Vấn đề được dư luận quan tâm hiện nay là, để xảy ra những vi phạm khiến lòng hồ, cảnh quan khu vực hồ Đại Lải bị xâm phạm, ai sẽ là người phải chịu trách nhiệm?
Hay rồi mọi sự lại chìm vào im lặng, rơi vào quên lãng, giống như vụ nhà 8B Lê Trực ở Hà Nội, Mã Pì Lèng ở Hà Giang...?
Cháy khách sạn ở TP.HCM, 1 người chết Đám cháy bùng phát tại một khách sạn trên đường Thanh Đa, quận Bình Thạnh (TP.HCM), khiến một người tử vong và một giáo viên nước ngoài bị thương. Vụ hỏa hoạn xảy ra vào chiều 26/6, tại khách sạn Công Đoàn trên đường Thanh Đa, phường 27, quận Bình Thạnh. Thời điểm trên, nhiều người phát hiện lửa và khói phát ra...