Nhà hàng, dịch vụ du lịch “chết” theo cá
Hàng chục khu nhà hàng ven biển rơi vào cảnh ế ẩm, không một bóng khách đến ăn uống, tắm biển sau sự cố cá chết hàng loạt.
Bãi biển thôn Hải Phong với nhiều hàng quán, dịch vụ du lịch nhưng vắng bóng du khách.
Gần một tháng nay, thông tin nước biển nhiễm độc, cá chết hàng loạt ở Hà Tĩnh đã khiến nhiều người không dám ra biển. Kéo theo đó, nhiều nhà hàng, dịch vụ ăn uống ven biển cũng trở nên ế ẩm, đìu hiu.
Chiều 27.4, theo ghi nhận của phóng viên tại bãi biển thuộc thôn Hải Phong (xã Kỳ Lợi, Kỳ Anh, Hà Tĩnh), một bãi biển dài với cát trắng, làn nước xanh biếc nhưng không một bóng du khách. Các nhà hàng ven biển bàn ghế trống trơn.
Nhiều nhà hàng bè nổi gần cảng Vũng Áng vẫn hoạt động nhưng chỉ là cầm cự vì ngoài một vài lái xe vào cảng ăn thì du khách gần như không đến nơi này.
Chủ nhà hàng Phú Mỹ Lợi cho hay, dù đang vào mùa du lịch biển nhưng đã nửa tháng nay, nhà hàng anh không có một khách nào ghé tới.
“Hàng quán ế ấm. Hải sản mua về không có khách cứ nhốt trong bể lâu ngày gầy đi, thậm chí nhiều con bị chết”, chủ nhà hàng này cho biết.
Nhân viên các nhà hàng bè nổi ngồi trên đường đón khách.
Video đang HOT
Ông Phan Văn Chẩn (66 tuổi) – chủ quán hải sản tươi sống Thảo Hiền cho biết, tháng trước quán nhà ông đón tiếp hàng trăm du khách. Tuy nhiên, gần một tháng nay, chưa có một khách nào ghé quán ông. Nhiều người đặt lịch trước nhưng sau đó hủy do biết tin biển nhiễm độc, cá chết hàng loạt.
Một số người dân cho biết, trước đó, các nhà hàng ven biển ở thôn Hải Phong rất đông khách nhưng khoảng một tháng trở lại đây vắng vẻ, đìu hiu.
Trao đổi với phóng viên, ông Bùi Đức Hạnh – Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Tĩnh cho hay, nước biển và hiện tượng cá chết chỉ xảy ra ở khu vực Vũng Áng (huyện Kỳ Anh) còn vùng biển các huyện Cẩm Xuyên, Thạch Hà… không có hiện tượng này.
“Hiện du lịch ở Kỳ Anh chỉ là những khu du lịch tự phát, thường là khách vãng lai ghé đến để thưởng thức các đặc sản như mực nhảy. Tuy nhiên, vụ việc nước biển nhiễm độc, cá chết chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch ở đây”, ông Hạnh nói.
Các nhà hàng, quán ăn bàn ghế trống trơn vì khách hoang mang sau thông tin nước biển nhiễm độc, cá chết hàng loạt.
Ông Chẩn cho hay, ghẹ và tôm nuôi trong bể nhà ông cả tháng nay không có khách ngày càng gầy đi, nhiều con đã chết.
Bát đũa phơi nắng nhiều ngày không có khách.
Những người đàn ông trong làng không còn đi biển vì không có cá. Chiều chiều, họ ngồi nói chuyện với nhau những câu chuyện về biển.
Anh Thành chia sẻ, hôm nay thèm ăn mực nên anh ra khơi câu mực nhưng câu hơn 3 tiếng, anh chỉ mang về được 2 con mực.
Chị Nguyễn Thị Hiền – quán hải sản Thảo Hiền đang làm mực. Chị cho biết, mực mua về để phục vụ khách nhưng khác ế ẩm nên gia đình phải ăn cả.
Những con mực nuôi lâu ngày trong bể nhà chị Hiền nên gầy hơn.
Theo_24h
Bí thư Nguyễn Xuân Anh: "Tôi không có thêm mét đất nào ở Đà Nẵng"
Bí thư Thành ủy Đà Nẵng trải lòng trước thông tin cho rằng, người đứng tên mua 12 lô đất &'vàng' ven biển thành phố này từng có thời gian tạm trú trong gia đình ông.
Trong buổi họp báo định kỳ cuối năm 2015 của UBND Đà Nẵng tô chưc sang 31/12, nhiều phóng viên quan tâm về việc hàng trăm lô đất ven biển Đà Nẵng (nằm sát sân bay Nước Mặn) đang bị mua theo kiểu &'thu gom', do người Trung Quốc đứng sau.
Công trình khách sạn 5 sao JW Marriott do Trung Quốc đầu tư nằm đối diện khu vực sân bay Nước Mặn. Tại đây có hàng trăm lô đất đã được mua theo kiểu &'thu gom'.
Đặc biệt, trường hợp ông Lý Phước Cang, chỉ là một hộ dân có kinh tế khó khăn nhưng đứng tên cho 12 lô đất, trị giá hàng chục tỷ đồng. Có thông tin đáng lưu ý đó là ông Cang từng có thời gian tạm trú trong gia đình Bí thư Thành ủy Nguyễn Xuân Anh ở Hà Nội.
Điều này khiến một số người suy luận những lô đất do ông Cang đứng tên có liên quan đến gia đình Bí thư Xuân Anh.
Ông Xuân Anh cho hay, ông Cang cùng quê với mẹ ông. Có một thời gian ngắn ở Hà Nội, ông này tạm trú trong nhà công vụ của bố mẹ ông.
"Bố mẹ tôi không có nhu cầu mua hàng loạt lô đất ven biển Đà Nẵng, và cũng không có khả năng làm thế. Mặc dù nếu có thì đó cũng là một chủ thể khác với tôi.
Tôi khẳng định ở Đà Nẵng, ngoài căn nhà số 43 đường Nguyễn Thái Học, tôi không có một m2 đất nào khac. Nếu ai phát hiện tôi có lô đất nào tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm, thậm chí từ bỏ chức vụ hiện tại", Bí thư Thành ủy Nguyễn Xuân Anh nhấn mạnh.
Như VietNamNet từng phản ánh, thời gian qua ở Đà Nẵng có tình trạng hàng loạt lô đất ở &'khu vực nhạy cảm' ven sân bay quân sự Nước Mặn có biểu hiện được mua theo kiểu &'thu gom' ồ ạt. Đặc biệt, dư luận lo ngại trước thông tin người Trung Quốc đứng việc này.
Ông Huỳnh Đức Thơ, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng cho biết hiện pháp luật chưa cho phép người nước ngoài sở hữu đất đai. Chính quyền địa phương đang kiểm soát chặt chẽ tình hình mua bán, sử dụng đất ở quận Ngũ Hành Sơn. Theo đó vệt đất ven sân bay Nước Mặn được quy hoạch chỉ xây dụng biệt thự nghỉ dưỡng.
Theo_Người Đưa Tin
Bao bì, chai lọ mang nhãn mác Trung Quốc tấp đầy bờ biển Quảng Bình Trong khi làm vệ sinh một số đoạn bờ biển phía bắc tỉnh Quảng Bình - vùng gần với khu dự án Formosa (Kỳ Anh, Hà Tĩnh), các tình nguyện viên đã nhặt được rất nhiều chai lọ, bao bì ghi chữ Trung Quốc. Hình ảnh nhiều bao bì, chai lọ in chữ Trung Quốc dạt vào bờ biển khu vực bắc Quảng...