Nhà hàng bỏ thuốc phiện vào thức ăn để giữ khách
Để làm cho thực khách bị nghiện và quay lại ăn nhiều lần, một số nhà hàng ở tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) đã bỏ thuốc phiện vào trong thức ăn.
Theo tờ Yangcheng Evening News (Trung Quốc) ngày 13/10 đưa tin, trong một đợt thanh tra 70 nhà hàng, cơ quan quản lý dược và thực phẩm thành phố Quảng Châu đã phát hiện 2 nhà hàng bỏ thuốc phiện vào thức ăn phục vụ thực khách.
Do hai nhà hàng này chỉ sử dụng lượng nhỏ thuốc phiện nên chỉ bị phạt 50.000 nhân dân tệ. Ngay sau đó, chính quyền Quảng Đông nghiêm cấm tất cả các nhà hàng bỏ thuốc phiện vào thức ăn dù “ít hay nhiều”.
Nhà hàng bỏ thuốc phiện vào thức ăn để giữ khách
Cơ quan quản lý dược và thực phẩm thành phố Quảng Châu cảnh báo người dân cẩn trọng khi đi ăn nhà hàng vì thức ăn trộn thuốc phiện có thể gây ngộ độc.
Video đang HOT
An toàn vệ sinh thực phẩm là một vấn đề nhạy cảm ở Trung Quốc, nơi chứng kiến hàng loạt những vụ bê bối thực phẩm. Dùng thuốc phiện cho vào thức ăn cũng không phải lần đầu, hồi tháng 6/2004, trong một cuộc tổng kiểm tra 2.640 cơ sở ăn uống ở Quý Châu, một tỉnh ở tây nam Trung Quốc, người ta đã phát hiện 251 nhà hàng đã trộn thuốc phiện vào súp và các món hầm hoặc dùng chất này như một thứ gia vị cho các món ăn.
Không những thế, năm 2011, với vỏ trứng làm bằng canxi cacbonat, lòng trắng và lòng đỏ được tạo ra từ sodium alginate, phèn, gelatin, canxi clorua, người nông dân Trung Quốc đã sản xuất và bán ra hàng loạt các quả trứng gà giả giống y như thật.
Trong cùng năm 2011, một người phụ nữ đã mua một kg thịt lợn ở một chợ trên phố Yang Gao North, Trung Quốc. Đến 11h tối, cô Chen đột nhiên nhận thấy một ánh sáng màu xanh mờ ảo phát ra từ nhà bếp. Cô hoảng hốt nhận ra ánh sáng xanh lạ lùng đó lại được tỏa ra từ chính miếng thịt lợn của mình.
Chính phủ Trung Quốc cũng đã có nhiều biện pháp tác động nhằm kiểm soát hoạt động sản xuất hàng giả, chế biến thực phẩm gây hại cho sức khỏe, song vẫn chưa thể giải quyết nó được triệt để.
Theo Đất Việt
Phát hiện chất cực độc trong gừng từ Trung Quốc
Ngày 18/5, ông Nguyễn Xuân Hồng, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT) cho biết, qua lấy mẫu giám sát đã phát hiện chất trừ sâu aldicarb trong gừng tại các chợ Việt Nam.
Theo ông Hồng, aldicarb là một loại thuốc cực độc, có thể làm tổn thương hệ hô hấp, hệ thần kinh, gây đau đầu, run rẩy và thậm chí tử vong nếu tồn dư nhiều trong người.
Phát hiện chất cực độc trong gừng từ Trung Quốc
Cũng theo ông Hồng, ngay sau khi tiếp nhận thông tin về việc nông dân tỉnh Sơn Đông (Trung Quốc) sử dụng thuốc trừ sâu aldicarb để chống sâu rầy và bảo quản củ gừng, Cục Bảo vệ thực vật đã lấy 50 mẫu gừng Trung Quốc đang bày bán tại 10 chợ có quy mô lớn trên địa bàn Hà Nội và TP.HCM phân tích giám sát và phát hiện 1 mẫu có dư lượng aldicarb là 0,06 ppm.
Dư lượng này cao hơn so với mức quy định của Ủy ban Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (0,02 ppm) và gấp 1,2 lần so với mức cho phép của EU và Nhật Bản (0,05 ppm). Mẫu có dư lượng aldicarb cao được lấy từ chợ Bình Điền (TP.HCM).
"Trên cơ sở kết quả kiểm tra nói trên, chúng tôi đã bổ sung aldicarb vào danh mục các hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật bắt buộc phải kiểm tra an toàn thực phẩm đối với gừng và các loại củ từ nước ngoài nhập vào Việt Nam. Người tiêu dùng cần rửa sạch củ gừng và bóc kỹ vỏ củ gừng trước khi sử dụng", ông Hồng nói.
Theo ông Hồng, ở nước ta, gừng không phải là thực phẩm chính nên lượng tiêu thụ không nhiều. Tuy vậy, do thuế suất bằng 0 nên gừng nhập từ Trung Quốc đều thông qua chính ngạch và từ đầu năm 2013 đến nay đã có trên 330 tấn gừng Trung Quốc nhập khẩu qua các cửa khẩu ở Lạng Sơn và Lào Cai, trên 400 tấn qua cảng TP.HCM.
Trước đó, Cục Bảo vệ thực vật phát hiện một mẫu chanh vàng nhiễm dư lượng chất carbendazim (một hoạt chất bảo vệ thực vật, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người tiêu dùng) vượt tiêu chuẩn tối đa cho phép theo quy định của Việt Nam. Còn trong năm 2012, một số mẫu nho, lê và khoai tây nhập khẩu từ Trung Quốc cũng bị phát biện chứa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt mức tối đa cho phép và bị xử lý theo quy định hiện hành của Việt Nam.
Phân biệt gừng Trung Quốc và Việt Nam
Theo ông Nguyễn Xuân Hồng, gừng Trung Quốc và gừng Việt Nam có nhiều đặc điểm khác nhau nên rất dễ phân biệt. "Gừng Trung Quốc củ to hơn, vỏ bóng nhẵn, lõi có nhiều xơ hơn trong khi củ gừng Việt Nam thường có nhiều nhánh, rất khó bóc vỏ, vỏ có màu nâu sẫm, cay và thơm hơn", ông Hồng nói.
Theo NTD
19 loại thực phẩm có chất siêu độc hại Ngày 19/6, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã cập nhật danh sách thực phẩm chứa chất axit maleic - chất gây suy thận được Cơ quan Nông nghiệp - Thực phẩm và Thú y Singapore (AVA) công bố. Đến nay đã có 19 sản phẩm của Đài Loan bị AVA ghi vào "sổ đen" bao gồm một số loại hạt...