Nhà giàu Trung Quốc đua phô diễn vẻ quý tộc bằng thú chơi polo
Với hầu bao rủng rỉnh, các “đại gia” Trung Quốc đang ngày càng muốn chứng tỏ đẳng cấp của mình không chỉ bằng thời trang hàng hiệu hay các siêu xe, du thuyền. Giờ đây chơi môn thể thao polo đang trở thành xu thế mới để tỏ vẻ quý tộc.
Bên ngoài cổng một câu lạc bộ polo tại Bắc Kinh, những người nông dân vẫn đang cần mẫn chăm sóc vườn cây ăn quả và hàng đàn lợn thả rông chạy tung tăng. Tuy nhiên ở bên trong là một khung cảnh hoàn toàn khác.
Một trận đấu Polo tại Thiên Tân
Một vài “đại gia” Trung Quốc cùng các chuyên gia trong các bộ đồ chống nắng, đeo kính râm đắt tiền đang nhâm nhi từng ngụm sâm-panh trong một căn chòi dành cho VIP, ăn bánh xăng-uých kẹp dưa chuột. Đó chính là cảnh tượng bạn sẽ thấy tại CLB Polo Sunny Times, một trong số ba CLB đã được mở tại Trung Quốc để thỏa mãn thú vui của những người giàu có.
Cho dù hôm nay là một ngày mù sương nhưng thường từ những sân bóng tại đây bạn có thể thấy một khung cảnh thật ấn tượng của những dãy núi bao quanh, gần Vạn Lý Trường Thành. Trên những chiếc xe hạng sang Jaguars và Range Rovers của Anh một đoàn khách tham quan ghé vào tham dự Ngày polo Anh quốc, một hoạt động giải trí cuối tuần với mục tiêu biến Polo thành một thứ quyền lực mềm.
“Polo đang bùng nổ tại Trung Quốc”, Ben Vestey, giám đốc điều hành chương trình Ngày polo Anh quốc khẳng định. “2 năm trước ít ai nghĩ đến Trung Quốc nhưng giờ đây lại là mục tiêu chính”.
Từng là một môn thể thao dưới thời Đường, polo hầu như biến mất khỏi Trung Quốc cho đến tận những năm 1970. Nhưng giờ đây nó lại đang phát triển mạnh tại Bắc Kinh, Thượng Hải và Thiên Tân. Và Xia Yang, nhà sáng lập Sunny Times tất nhiên rất vui mừng với sự trở lại này.
Video đang HOT
“Polo khởi đầu tại Trung Quốc do vậy tôi muốn mở cánh cửa cho polo Trung Quốc”, ong Xia nói. Là một nhà kinh doanh bất động sản, ông rất hào hứng được tham gia môn thể thao này sau khi được xem một thước phim tư liệu trong đó thái tử Charles của Anh tham gia thi đấu. Các sự kiện dành riêng cho khách được mời đem đến những cơ hội gặp gỡ và giao thiệp quý giá nhưng, trên hết polo là một cách thể hiện sự xa hoa hết mức của những người đã có mọi thứ.
“Ở phương Tây, polo được xem là môn thể thao quý tộc”, Xia nói. “Ở Trung Quốc chúng tôi không có quý tộc nhưng chúng tôi có rất nhiều người đã giàu lên rất nhanh chóng. Tôi muốn khuyến khích họ cư xử như những quý ông và chơi polo là một phần trong đó”.
Tuần này, CLB Polo Goldin Metropolitan tại Thiên Tân sẽ tổ chức ra mắt giải Fortune Heights Super Nations Cup 2012. Các đội chuyên nghiệp từ Hong Kong, Mỹ, Anh, Argentina và Nam Phi sẽ tham gia giải đấu. Mức phí hội viên tại Metropolitan dao động từ 380.000 nhân dân tệ (khoảng hơn 1 tỷ đồng/năm) tới 1.180.000 nhân dân tệ cho những ai muốn sở hữu cả một đội polo.
Là sân chơi cho giới nhà giàu nên trang thiết bị tại đây đều thuộc hàng cao cấp với một khách sạn 5 sao, 14 nhà hàng, quán bar, các sảnh lớn, một spa và các tàu ngựa có gắn điều hòa nhiệt độ cho những chú ngựa được nhập khẩu từ nước ngoài và do các chuyên gia huấn luyện. Chỉ riêng mỗi chú ngựa được nhập về từ nước ngòai đã có giá chừng 20.000 USD.
Tuy nhiên nhiều ý kiến cho rằng polo có thể chỉ là một thứ một được sinh ra để phô trương sự giàu có hoặc đơn giản là cơ hội để đầu tư tiền vào các bất động sản mà các CLB polo tọa lạc. Hiểu biết của đa số mọi người về môn thể thao này vẫn nghèo nàn.
Trở lại với Sunny Times Club, một nhóm nhỏ cổ động viên người Trung Quốc ngồi đối diện căn chòi VIP liên tục vẫy cờ và trưng ra bức ảnh lớn chụp các cầu thủ nước ngoài đến đây để huấn luyện và đại diện cho nước chủ nhà trong giải này. “Năm ngoái người ta hò hét cổ vũ rất nhiều”, một cầu thủ người Anh từng tham gia thi đấu thuật lại. “Tuy nhiên nhiều khi những sự cổ vũ ấy lại không hề đúng lúc”.
Theo Dantri
Bánh Trung thu bằng vàng ròng hút "nhà giàu" Trung Quốc
Trung Thu là một dịp rất thuận lợi để tặng quà thậm chí là hối lộ các quan chức mà không bị xoi mói. Với quan niệm ấy rất nhiều người có tiền tại Trung Quốc đang sẵn sàng chi hàng nghìn USD cho những chiếc bánh Trung Thu bằng vàng ròng.
Trong văn hóa của người Trung Quốc, Trung Thu không chỉ là ngày tết dành cho thiếu nhi mà còn là dịp tốt để tặng quà cho bạn bè, người thân để chứng tỏ sự quý mến. Và thị trường quà tặng nước này đang trong những ngày sôi động nhất khi chỉ còn vài ngày nữa là Trung Thu. Có một điều đáng chú ý đó là các món quà biếu đắt tiền trong đó có bánh Trung Thu làm bằng vàng ròng đang rất hút khách dù giá không hề rẻ.
Từ lâu bánh Trung Thu bằng vàng đã rất phổ biến tại Trung Quốc
Tờ China Economics Weekly số ra ngày 25/9 dẫn lời lãnh đạo chi nhánh một ngân hàng cho biết chi nhánh của ông đang bán những chiếc bánh làm bằng vàng và bạc và doanh số rất tốt. Thậm chí ngân hàng này sẵn sàng ghi hóa đơn khác đi để những ai mua làm quà biếu không lo bị lộ đồng thời có thể dễ dàng hạch toán thành chi phí hợp lý cho doanh nghiệp.
"Do rất nhiều khách hàng sẵn sàng chi đậm cho các món quà dịp Trung Thu, tôi có thể khẳng định rằng những chiếc bánh bằng vàng và bạc của chúng tôi đang cực kỳ hút khách. Và chi nhánh của chúng tôi cũng rất gần với các cơ quan chính phủ", vị lãnh đạo khẳng định với tờ China Economics Weekly.
Một lãnh đạo họ Zhao tại Bắc Kinh của ngân hàng China Merchants Bank cũng khẳng định với tờ Thời báo Hoàn Cầu rằng những chiếc bánh Trung Thu bằng vàng và bạc rất được ưa chuộng và khách hàng muốn mua phải đặt trước ít nhất 2 tuần.
"Khi những căng thẳng với Nhật về quần đảo Điếu Ngư lên cao, giá vàng càng tăng và do vậy ngày càng nhiều người chú ý tới vàng", ông Zhao nói đồng thời cho biết tất cả những phần quà Trung Thu đặc biệt của ngân hàng này đều đã bán hết. Ông Zhao cũng bật mí thêm rằng hầu hết các món quà đó "không phải dành cho gia đình hay bạn bè".
Tại các ngân hàng khác, trong đó có Bank of Communications và ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc các loại bánh Trung Thu bằng vàng và bạc làm quà tặng đều hút khách. Hầu hết các phần quà này có giá từ 2000 nhân dân tệ (317 USD) tới 10.000 nhân dân tệ.
Những món quà đắt tiền này rất có thể chỉ dành cho quan chức
Một trong những bộ quà tặng bánh Trung Thu bằng vàng đắt nhất trên thị trường là phiên bản giới hạn do công ty vàng Kingee Gold chế tác, có giá lên tới 47.620 nhân dân tệ. Thế nhưng theo China Economic Weekly, đến nay chỉ còn duy nhất một phần quà sau khi 1999 phần quà khác đã bán hết ngay từ hôm thứ Hai.
"Sự tồn tại của ngành hàng phục vụ riêng cho mục đích làm quà biếu này cho thấy vấn nạn tham nhũng ngày nay đang nghiêm trọng và phổ biến tới mức nào", Lin Zhe, giáo sư chuyên về chống tham nhũng tại trường đảng của Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc phát biểu với Thời báo Hoàn Cầu. "Các cơ sở kinh doanh đang đáp ứng nhu cầu bởi nạn tham nhũng đã len lỏi vào cả các quan chức tầm trung hoặc thậm chí là các cán bộ cơ sở".
Một số chiếc bánh Trung Thu được in nổi hình những bông hoa mẫu đơn đang khoe sắc, một biểu tượng cho sự giàu có và quyền lực trong văn hóa Trung Quốc. Những chiếc khác thì có in nổi hình gấu trúc hoặc hoa cúc.
Wang Xiaoyu, giáo sư phê bình văn hóa của Tongji University tại Thượng Hải khẳng định những món quà xa xỉ đó hoàn toàn không dính dáng gì tới văn hóa Trung Quốc. "Chúng rõ ràng là biểu hiện của tham nhũng, hối lộ", ông Wang nói.
Theo Dantri
Arizona áp dụng luật di trú gây tranh cãi Cảnh sát Arizona, Mỹ hôm qua bắt đầu thực thi xét hỏi giấy tờ đột xuất theo luật di trú gây nhiều tranh cãi của bang. Theo Reuters, cảnh sát giờ đây được phép kiểm tra giấy tờ nhập cư của bất kỳ ai, với bất cứ lý do gì, nhằm ngăn chặn tình trạng nhập cư bất hợp pháp. Luật này được...