Nhà giàu săn lùng gà ‘thái giám’ đắt đỏ làm quà biếu Tết
Một con gà “thái giám” đạt chuẩn có giá khoảng từ 900.000 – 1.600.000 đồng, tuy đắt nhưng đặc sản này lại rất hút khách.
Gà mía được coi là đặc sản của làng cổ Đường Lâm ( Sơn Tây, Hà Nội). Đặc biệt hơn cả là những con gà trống thiến thuộc giống gà mía – được gọi vui là gà “thái giám” có mã rất đẹp. Gần Tết, các thương lái từ khắp nơi đổ về đây thu mua phục vụ nhu cầu biếu tặng với giá đắt đỏ.
Những con gà “thái giám” hút khách bởi có mào màu đỏ chót, lông óng mượt, chân vàng ươm và chất lượng thịt ngon ngọt.
Gà trống thiến mào đỏ, mỏ vàng, lông mượt rất hút khách dịp Tết.
Chia sẻ với VTC News, anh Nguyễn Huy Ba, chủ trang trại nuôi gà trống thiến tại Đường Lâm cho biết, do lo ngại sức mua của thị trường kém nên đa số hộ nuôi gà đều giảm số lượng đàn, do đó lượng gà đẹp càng khan hiếm.
“Năm nay, trang trại của tôi chủ động giảm khoảng 30% số lượng so với năm trước, tất cả chỉ có khoảng 700 con. Tính đến Rằm này đã bán hết 600 con rồi, chỉ còn lại 100 con cũng là của khách đặt phần lớn”, anh Ba nói.
Theo anh Ba, các hộ dân trong hợp tác xã trước đây mỗi nhà nuôi khoảng 100 con thì năm nay cũng chỉ nuôi 20-30 con.
Nếu như gà trống thường chỉ có giá 90.000 – 120.000 đồng/kg thì gà “thái giám” giá 300.000 – 400.000 đồng/kg, cao gấp 3 lần. Những con gà nuôi từ 10-11 tháng, trọng lượng 3-3,5kg có giá khoảng 350.000 đồng/kg, gà nặng từ 4kg trở lên giá 400.000 – 500.000 đồng/kg.
Những con gà 4kg, mã đẹp rất được săn đón nhưng số lượng không nhiều. Tính giá thị trường ít nhất cũng 1,6 triệu đồng mỗi con. “Những con gà lớn đến 4kg thực sự rất đặc biệt, nổi trội hơn hẳn, tuy nhiên số lượng rất ít”, anh Ba chia sẻ.
Không những trải qua quá trình kỹ thuật thiến đặc biệt và nuôi trong khoảng thời gian gấp đôi gà thương phẩm bình thường, gà “thái giám” còn được nuôi hoàn toàn bằng thóc, ngô, các loại ngũ cốc, được bổ sung chất dinh dưỡng và canxi bằng cách ăn thêm giun, dế, cua, ốc, ruồi lính đen…
Video đang HOT
Gà trống thiến ở Đường Lâm không nuôi bằng cám.
Anh Ba cho hay, gà mía Sơn Tây có lớp thịt trắng mềm, da vàng, thịt ngọt đậm đà, nhất là gà trống thiến thịt chắc, lớp da giòn, thơm ngon. Nhiều người tiêu dùng sành sỏi thường săn lùng loại gà này để làm quà biếu Tết: “Thịt gà trống thiến có vị thơm, đậm, dai chứ không quá mềm như thịt gà công nghiệp và không quá dai như gà ta nên rất được khách ưa chuộng”.
Gà trống thiến phải được chọn từ trứng, đó là những quả trứng gà tròn, cho tỷ lệ con trống cao, sau đó mang đi ấp. Trứng gà được ấp từ tháng Giêng, sau 60-70 ngày, chọn những con khỏe mạnh, nổi trội về ngoại hình và đạt trọng lượng từ 0,8-1kg thì mang đi thiến.
Cặp chân vàng óng của gà “thái giám”.
Gà trống thiến được cắt bỏ tinh hoàn để hạn chế tính đực, không còn hung hăng hiếu chiến, chỉ ăn và lớn nên lông lúc nào cũng óng mượt, bắt mắt. Đặc biệt, chân của loại gà này rất vàng, nổi bật lên là hai hàng chỉ đỏ ở hai bên chân, lớp vảy như lớp vảy rồng rất đặc biệt.
Làng cổ Đường Lâm - đẹp đến mức chỉ muốn bỏ phố về quê
Làng cổ Đường Lâm chỉ cách Hà Nội 44km chính là lựa chọn hoàn hảo nếu bạn đang tìm kiếm một vùng quê còn nguyên vẹn, chưa bị nhuốm màu đô thị hoá.
Làng cổ Đường Lâm vẫn còn lưu giữ rất nhiều ngôi nhà đậm chất kiến trúc xưa với những con đường gạch, những bức tường đá ong cùng những nét văn hóa của làng quê vùng Bắc bộ.
Làng cổ Đường Lâm ở đâu?
Làng cổ Đường Lâm thuộc địa phận huyện Sơn Tây, Hà Nội, cách trung tâm thành phố chỉ khoảng 44km. Đường Lâm là quê hương của Ngô Quyền và Phùng Hưng nên được gọi là "đất hai vua". Cho đến ngày nay, làng Đường Lâm vẫn lưu giữ được những nét đặc trưng cơ bản của một ngôi làng ở Bắc bộ có cổng làng, cây đa, bến nước, sân đình,... với 956 ngôi nhà truyền thống. Năm 2006, Đường Lâm trở thành làng cổ đầu tiên ở nước ta được Nhà nước trao bằng Di tích lịch sử văn hóa quốc gia.
Di chuyển đến làng cổ Đường Lâm
Nằm ở ngoại thành Hà Nội nên việc di chuyển đến làng cổ Đường Lâm cũng khá dễ dàng. Bạn có thể đến Đường Lâm bằng các cách sau:
Đi bằng xe buýt
Có 3 tuyến buýt di chuyển từ Hà Nội đến làng cổ Đường Lâm:
-Tuyến số 71 từ bến xe Mỹ Đình đi bến xe Sơn Tây, giá vé 20.000 đồng
-Tuyến số 73 từ bến xe Mỹ Đình đi chùa Thầy, giá vé 10.000 đồng
-Tuyến số 89 từ bến xe Yên Nghĩa đi bến xe Sơn Tây, giá vé 9000 đồng
Từ bến xe Sơn Tây, bạn có thể đi xe ôm hoặc taxi đến làng cổ Đường Lâm.
Đi bằng phương tiện cá nhân
Từ Hà Nội việc đi xe máy hoặc ô tô đến Đường Lâm khá dễ dàng. Có 2 cung đường để bạn tham khảo:
-Đi theo hướng Đại lộ Thăng Long, rẽ phải ở ngã ba Hòa Lạc, theo đường 21 qua Sơn Lộc đến ngã tư giao với đường 32 bạn sẽ thấy biển chỉ dẫn vào Đường Lâm
- Đi theo đường 32 đến thị xã Sơn Tây, đến ngã tư giao với đường 21 sẽ có lối rẽ vào làng ở bên tay trái
Đi bằng xe khách
Bạn cũng có thể lựa chọn tuyến xe khách Mỹ Đình - Phú Thọ để đến Đường Lâm với thời gian di chuyển khoảng 1h15p.
Xem làng cổ Đường Lâm đẹp như một bức tranh đầy nghệ thuật do facebook Nina May ghi lại
Vẽ bẩn lên giếng cổ Đường Lâm, đoàn làm phim "Chuyện làng Bồm" bị xử phạt 2 triệu đồng UBND xã Đường Lâm vừa có Quyết định số 299/QĐ - XPVPHC ngày 9/11 đối với ông Trương Đức Thắng - Thành viên đoàn làm phim "Chuyện làng Bồm" do xâm hại giếng cổ Mông Phụ, thuộc khu vực bảo vệ I, trong di tích quốc gia Đường Lâm (xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, Hà Nội). Theo đó, Chủ tịch UBND...