Nhà giàu Iran thuê xe cứu thương làm xe riêng để tránh tắc đường
Những người Iran giàu có thuê xe cứu thương làm xe riêng để di chuyển nhanh chóng trên đường, bất chấp vi phạm luật giao thông và ảnh hưởng tới việc vận chuyển bệnh nhân thực sự.
Khi điện thoại reo tại một trung tâm cứu thương tư nhân ở Tehran, người ở đầu dây bên kia là một cầu thủ bóng đá nổi tiếng của Iran.
Người điều hành nhận ra anh ngay lập tức và bày tỏ sự thông cảm cho trường hợp khẩn cấp y tế được cho là trong gia đình anh.
Ngôi sao bóng đá cười và nói không ai bị bệnh. Anh yêu cầu đặt xe cứu thương trong một ngày để chạy việc vặt quanh thành phố. Anh muốn tránh giao thông tắc nghẽn có thể biến chuyến đi 10 phút thành chuyến đi hai giờ. Số tiền anh đề xuất tương đương với lương tháng của giáo viên.
Xe cứu thương tư nhân ở Tehran. Ảnh: Shutterstock.
Đối với những người Iran giàu có và thậm chí cả gia sư riêng chuẩn bị cho sinh viên thi đại học quốc gia, thuê xe cứu thương làm xe riêng cùng tài xế đã trở thành xu hướng mới nhất ở đất nước mệt mỏi vì ùn tắc giao thông và không ai muốn lãng phí thời giờ.
Việc làm này là bất hợp pháp. Tất cả công ty cứu thương được New York Times liên lạc qua điện thoại trong tuần đều bày tỏ lo ngại rằng việc lạm dụng các phương tiện dịch vụ khẩn cấp – với khả năng vượt đèn đỏ và dẹp đường – sẽ tạo ra sự phá vỡ nghiêm trọng niềm tin và cản trở vận chuyển bệnh nhân nhanh chóng đến và đi từ các trung tâm y tế.
Taxi khẩn cho người giàu
Nhiều người Iran đang kêu gọi chính quyền trấn áp nhưng việc thuê xe cứu thương cho mục đích không khẩn cấp vẫn tiếp tục. Hiện tượng này được đưa tin dày đặc trong thời gian gần đây khi người đứng đầu dịch vụ xe cứu thương của Iran lên tiếng nhưng các công ty cho biết họ đã nhận được yêu cầu trong một năm nay.
Mahmoud Rahimi, người đứng đầu dịch vụ xe cứu thương tư nhân Naji ở Tehran, người gần đây nhận được cuộc gọi từ cầu thủ bóng đá nổi tiếng, nói: “Thật không may, chúng tôi nhận được những cuộc gọi như vậy, từ những người giàu có và những người nổi tiếng như diễn viên và vận động viên”.
Ông Rahimi, người phụ trách đặt chỗ tại Naji trong 15 năm, cho biết công ty từ chối các yêu cầu như vậy vì “công việc của chúng tôi là vận chuyển người bệnh”.
Video đang HOT
“Chúng tôi không phải là dịch vụ taxi khẩn cấp cho người giàu”, ông nói.
Tehran, thành phố 14 triệu dân, đầy rẫy những công trình xây dựng và phát triển không được kiểm soát đã biến nó thành một trong những nơi tồi tệ nhất thế giới về ùn tắc giao thông. Ảnh: AP.
Tehran là một thành phố với 14 triệu dân. Việc xây dựng và phát triển không được kiểm soát đã biến nơi đây thành một trong những nơi tồi tệ nhất thế giới về ùn tắc giao thông và ô nhiễm. Các đường cao tốc chính giống như bãi đậu xe với các phương tiện bị đình trệ vào bất kỳ giờ nào trong ngày.
Thành phố đã triển khai các phương pháp sáng tạo để hạn chế các vấn đề giao thông nhưng không có kết quả. Ví dụ, những người lái xe vào trung tâm Tehran cần có giấy phép đặc biệt và từng có lúc ôtô được phép đi trên đường vào nhiều thời điểm khác nhau tùy thuộc vào số cuối cùng trong biển số xe của họ là số lẻ hay số chẵn.
Nhìn chung, người Iran đã trở nên lão luyện trong việc phá vỡ quy tắc. Các nhà phân tích nói rằng các công dân bình thường đã tham gia vào trò chơi mèo vờn chuột với nhà nước trong 40 năm để thách thức các hạn chế xã hội và tôn giáo do chính quyền áp đặt.
Từ việc phụ nữ bị bắt buộc đội khăn trùm đầu ở nơi công cộng đến lệnh cấm rượu, cấm đàn ông và phụ nữ ở xen kẽ, cấm nhảy múa, truyền hình vệ tinh và sử dụng các trang mạng xã hội, nhiều người Iran cho rằng các quy tắc được đặt ra để bị phá vỡ.
Luật giao thông cũng không ngoại lệ. Xung quanh Tehran, ôtô thường xuyên giảm tốc theo hướng ngược lại trên làn đường một chiều, lái xe lùi trên đường cao tốc và vượt qua giới hạn tốc độ. Khi một sĩ quan c ảnh sát ghi vé phạt, phản ứng đầu tiên thường là mua chuộc nhân viên và yêu cầu anh ta xé vé.
Tuy nhiên, bê bối xe cứu thương đã đi xa hơn một bước khi vi phạm trật tự dân sự. Phản ứng dữ dội của công chúng được nhấn mạnh trên mạng xã hội và báo chí địa phương. Nhiều người Iran chỉ trích chính phủ vì không thể phát hiện và chấm dứt các vi phạm về xe cứu thương.
“Không biết xấu hổ”
“Thật là cơn ác mộng. Họ đã hủy hoại thành phố, nền kinh tế, dịch vụ y tế và giờ là dịch vụ xe cứu thương”, Araz Ghorbanoghli viết trên Twitter.
“Thật không biết xấu hổ”, Ehsan Teymourpour bày tỏ, cáo buộc những người nổi tiếng xúc phạm “các nhân viên cấp cứu làm việc chăm chỉ”.
Người đứng đầu dịch vụ xe cứu thương tư nhân Tehran, Mojtaba Lohudebi, nói với các hãng tin Iran rằng hiện tượng này đã lan rộng và không giới hạn ở những người nổi tiếng. Ông Lohudebi nói rằng các gia sư riêng thường xuyên sử dụng xe cứu thương như dịch vụ taxi để đến lớp đúng giờ.
“Lực lượng cảnh sát ở thành phố Tehran bận rộn đến mức không thể phối hợp để chấm dứt xu hướng bất hợp pháp này”, ông nói.
Danh tính của những người nổi tiếng và các dịch vụ xe cứu thương tư nhân vi phạm luật pháp chưa được tiết lộ. Người ta cũng không rõ xe cứu thương đã thực hiện các biện pháp gì để đảm bảo người giàu có thể đi trên cùng một phương tiện được sử dụng để vận chuyển bệnh nhân.
Việc kinh doanh dịch vụ xe cứu thương tư nhân bắt đầu khoảng hai thập kỷ trước để đối phó với tình trạng thiếu xe cứu thương của chính phủ, đáp ứng các cuộc gọi khẩn cấp và chỉ vận chuyển bệnh nhân bị bệnh nặng tới bệnh viện.
Xe cứu thương tư nhân được đặt qua hệ thống đặt xe riêng. Ngoài việc vận chuyển người bệnh nguy kịch, họ cung cấp các dịch vụ mở rộng như đưa bệnh nhân đến phòng bác sĩ, trung tâm X-quang hoặc phòng thí nghiệm.
Một dịch vụ xe cứu thương tư nhân trong thành phố, Behrouyan, cho biết việc kinh doanh vận chuyển bệnh nhân được quy định chặt chẽ và cần có giấy phép, cũng như nhật ký của từng điểm đến. Họ nói rằng chính quyền phải điều tra và trấn áp những người vi phạm để khôi phục lòng tin của công chúng.
Các công ty xe cứu thương bày tỏ lo ngại rằng việc lạm dụng dịch vụ sẽ cản trở việc vận chuyển bệnh nhân thực sự.
Ông Rahimi, thuộc dịch vụ xe cứu thương Naji, cho biết các tài xế của công ty đã báo cáo sự gia tăng xe ôtô từ chối nhường đường cho xe cứu thương.
“Người dân nhìn thấy xe cứu thương và có thể nghĩ rằng đây không phải là bệnh nhân trong tình huống sống còn. Đó có thể là một người nổi tiếng đang đi đến tiệm cắt tóc. Họ không nhường đường để chúng tôi qua”, ông Rahimi nói.
Theo Zing.vnNew York Times
Các nước châu Âu quyết tâm cứu vãn thỏa thuận hạt nhân Iran
Ngoại trưởng Anh, Pháp và Đức đã cùng Đại diện cấp cao phụ trách an ninh và đối ngoại của EU thảo luận về thỏa thuận mang tên Kế hoạch JCPOA bên lề một cuộc họp của EU tại Phần Lan.
Châu Âu quyết tâm cứu vãn thỏa thuận hạt nhân Iran. (Nguồn: dw.com)
Các nước châu Âu sẽ đẩy mạnh những nỗ lực ngoại giao nhằm cứu vãn thỏa thuận hạt nhân hạt nhân ký giữa Tehran và Nhóm P5 1 (gồm Anh, Pháp, Mỹ, Trung Quốc, Nga và Đức) sau khi Washington rút khỏi.
Ngoại trưởng Đức Heiko Maas ngày 30/8 đã đưa ra lời cam kết này sau các cuộc thảo luận với những người đồng cấp Anh và Pháp.
Ngoại trưởng Anh, Pháp và Đức đã cùng Đại diện cấp cao phụ trách an ninh và đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) Federica Mogherini thảo luận về thỏa thuận mang tên Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA) bên lề một cuộc họp của EU tại Helsinki, Phần Lan.
Phát biểu với báo giới sau cuộc họp, Ngoại trưởng Maas cho biết 3 nước đều mong muốn phát huy động lực đã đạt được tại hội nghị thượng đỉnh Nhóm 7 nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) diễn ra cuối tuần qua tại Biarritz của Pháp, khi Tổng thống Mỹ Donald Trump thể hiện sự sẵn sàng đối thoại với Iran.
Ông nhấn mạnh: "Ưu tiên của chúng tôi là mở toang cánh cửa đối thoại giữa Mỹ và Iran. Đặc biệt sau hội nghị G7 tại Biarritz, chúng tôi đều cùng chung quan điểm rằng động lực có lẽ vẫn còn tồn tại, (do đó) phải tận dụng ngay tinh thần sẵn sàng đối thoại của hai bên."
Trước đó, Đại diện cấp cao phụ trách an ninh và đối ngoại của EU Mogherini đã khẳng định EU ủng hộ các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Iran, nhưng chỉ khi JCPOA được duy trì. Bà nhấn mạnh JCPOA nhằm hạn chế chương trình hạt nhân của Iran là một thỏa thuận đa quốc gia, và được quy định trong một nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và "những gì đang tồn tại cần được bảo vệ."
Trong tuần này, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã cho rằng có "một cơ hội thật sự tốt" khi ông có thể sớm gặp Tổng thống Iran Hassan Rouhani để thảo luận về căng thẳng leo thang, mặc dù nhà lãnh đạo Tehran muốn Washington dỡ bỏ trừng phạt trước khi nhất trí với cuộc hội đàm như vậy.
Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif khẳng định Mỹ phải tôn trọng thỏa thuận hạt nhân ký năm 2015 và ngừng thực hiện chính sách "khủng bố kinh tế" chống lại người dân Iran nếu muốn đàm phán với Tehran.
Căng thẳng Mỹ- Iran tái bùng phát kể từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố rút khỏi JCPOA vì cho rằng thỏa thuận chưa chặt chẽ. Từ đó, Mỹ từng bước tái áp đặt và gia tăng các biện pháp trừng phạt, đặc biệt nhằm vào mạng lưới tài chính và ngành kinh tế chủ lực của Iran là xuất khẩu dầu mỏ, nhằm gây áp lực buộc Tehran quay trở lại bàn đàm phán.
Một năm sau khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân, Iran cũng tuyên bố điều chỉnh phạm vi tuân thủ các cam kết nêu trong thỏa thuận hạt nhân./.
Theo Phương Oanh (TTXVN/Vietnam )
Ít khả năng EU ký thỏa thuận Brexit như Anh mong muốn Ngày 30/8, Thủ tướng Anh Boris Johnson cho biết Liên minh châu Âu (EU) sẽ không trao cho Anh thỏa thuận "ly hôn" mà London muốn nếu liên minh này tin rằng có thể đảo ngược việc Anh rời khỏi EU - Brexit. Thủ tướng Anh Boris Johnson trong cuộc họp báo tại Berlin nhân chuyến thăm Đức ngày 21/8/2019. Ảnh: AFP/TTXVN Phát...