Nhà giàu, đến trường bằng ô tô, quý tử vẫn có thói quen ăn cắp vặt
Mặc dù gia đình có điều kiện, cuộc sống không thiếu bất cứ thứ gì nhưng con trai vẫn làm tôi ‘ muối mặt’.
Viết những dòng này, xin các độc giả cho tôi giấu tên bởi tôi quá xấu hổ. Tôi cũng không dám chia sẻ với ai nên đành nhờ mọi người cho tôi giải pháp.
Tôi kết hôn được 14 năm nay. Hai vợ chồng có con trai 13 tuổi và con gái 5 tuổi.
Chồng tôi là người đàn ông giỏi giang, thành đạt nên điều kiện kinh tế gia đình tôi khá tốt. Chúng tôi đang sống tại một chung cư cao cấp. Hai con tôi đều được học trường quốc tế với mức học phí không hề thấp.
Các con đến trường còn được lái xe riêng của chồng tôi đưa đón. Không chỉ vậy, do cuộc sống dư giả nên vợ chồng tôi rất chú trọng đầu tư cho con.
Chồng tôi mải làm ăn bên ngoài nên anh khuyên tôi nghỉ việc để lo chuyện cơm nước và chăm nom 2 con. Anh nói, ngày xưa gia đình khó khăn nên nay anh muốn các con anh không phải khổ cực như bố mẹ.
Ngoài việc học, việc ăn uống, vui chơi giải trí cho các con chúng tôi đều rất chú trọng. Dĩ nhiên các con – đặc biệt là con trai lớn, không thiếu một thứ gì.
Những năm trước, cháu đều rất ngoan. Dù học lực không quá xuất sắc nhưng cháu khá chăm chỉ và có kết quả tốt. Các thầy cô giáo luôn dành lời khen cho cháu khiến chúng tôi vô cùng hài lòng.
Vậy mà thời gian gần đây, cháu thường cãi lại lời mẹ. Mỗi lần tôi nói, cháu đều to tiếng: “Mẹ biết gì mà nói”.
Tôi ngầm hiểu rằng, cháu chê tôi không tiếp xúc với bên ngoài nhiều, không kiếm ra tiền nên không có tiếng nói trong nhà.
Video đang HOT
Nhưng đó chưa phải là điểm khiến tôi lo lắng nhất. Gần đây, tôi phát hiện cháu có tính ăn cắp vặt.
Ban đầu là một số đồ dùng học tập ở lớp. Thấy cháu như vậy tôi còn nghĩ do cháu cầm nhầm vì chúng tôi không để cháu thiếu thứ gì.
Nhưng tần suất cháu lấy những đồ của người khác về nhà ngày một nhiều hơn. Từ những vật dụng nhỏ, cháu đã lấy cả đồng hồ của người bạn ngồi cạnh.
Phát hiện vụ việc, tôi bắt cháu lên trả lại cho bạn. Khi nói chuyện, cháu không chịu thừa nhận mà chỉ cho rằng: “Con thích nên mượn về vài hôm, sau đó đem trả”.
Có lần, gia đình tôi sang nhà người bạn làm ăn lâu năm của chồng tôi để ăn tối. Mọi chuyện đều rất vui vẻ cho đến khi về nhà, tôi phát hiện con trai tôi cầm theo 1 lọ nước hoa. Tôi tra hỏi, con tôi mới thừa nhận đã lấy cắp lọ nước hoa trên phòng vợ của bạn chồng tôi.
Tôi vô cùng bàng hoàng, không hiểu con trai tôi cần nước hoa làm gì. Để tránh làm con mất mặt, tôi đã gọi điện cho gia đình người bạn và nói dối rằng, con gái tôi (5 tuổi) lúc vào phòng nghịch đã sơ ý cầm về. Sau đó tôi đích thân sang mang trả.
Lần này, tôi rất giận, yêu cầu cháu làm bản kiểm điểm với mẹ và hứa không tái phạm.
Chuyện này tôi chỉ giải quyết giữa 2 mẹ con vì nếu để chồng tôi biết, anh sẽ làm um lên. Anh nóng tính chắc chắn sẽ cho cháu một trận và cũng trách móc tôi “chỉ có ở nhà chăm con mà không nổi”.
Tưởng như sau vụ đấy cháu đã biết rút bài học kinh nghiệm cho mình vậy mà mới đây nhất, cô giáo lại mời tôi đến trường. Cô giáo chia sẻ rằng, ở lớp xảy ra một số vụ mất cắp. Cô không dám khẳng định nhưng có bạn tố cáo với cô rằng có thể là con trai tôi lấy.
Vì vậy cô muốn mời tôi đến để nói chuyện. Nếu đúng, gia đình và nhà trường cùng hợp tác để khắc phục thói xấu của cháu.
Tôi về, lên phòng riêng để nói chuyện cùng con trai. Cháu phủ nhận hoàn toàn. Không chỉ vậy, cháu còn lớn tiếng trách tôi là mẹ mà không bênh vực, lại nghi ngờ con mình khi không có bằng chứng.
Trước sự việc, tôi vô cùng đau lòng. Tôi không dám làm to chuyện vì sợ cháu tự ái và làm chuyện dại dột nhưng nếu bao che cho cháu mãi, làm sao con tôi bỏ được tính xấu đó?
Xin độc giả cho tôi lời khuyên!
Em dâu đưa mẹ đến nhà, nhờ chúng tôi nuôi hộ
Tôi ít khi tâm sự chuyện gia đình với người khác vì không muốn 'vạch áo cho người xem lưng'. Thế nhưng hành động lần này của em dâu khiến tôi rất giận.
Bố mẹ chồng tôi sinh được 5 người con, 3 trai, 2 gái. Năm năm trước, bố chồng tôi qua đời. Mẹ chồng tôi vì đau buồn nên cũng đổ bệnh theo. Bà trở nên lú lẫn, không tự ăn uống, vệ sinh cá nhân. Các con vừa cho ăn, bà lại chửi bới kêu chúng để bà đói.
Vợ chồng chú út sống với bà, hàng ngày phải chăm sóc và chịu đựng những câu chửi nên có vẻ không hài lòng. Thỉnh thoảng chú út cũng than vãn với chúng tôi. Nhưng chưa bao giờ chú yêu cầu chúng tôi phải gánh tránh nhiệm nuôi bà.
Vợ chồng tôi không dư giả gì nhưng thấy chú khổ thì thương. Thỉnh thoảng tôi lại mua ít đồ ăn, uống rồi đóng thùng gửi về cho bà và các con của chú.
Chú ấy cảm động lắm, khen vợ chồng tôi hết lời. Vậy mà, cuối tuần vừa rồi, vợ chú ấy lại làm một việc khiến tôi rất bức xúc.
Hôm đó, sáng sớm, vợ chú út gọi điện cho chồng tôi, hỏi chúng tôi có nhà không? Vợ chồng chú ấy có chút việc muốn đến thưa chuyện. Khoảng 3 tiếng sau, ô tô chở vợ chồng chú út và mẹ chồng tôi đậu trước cửa...
Vào nhà, chú út không nói gì, chỉ ngồi cúi mặt, còn vợ chú thì nói liên hồi.
Vợ chú bảo, bố mẹ có công sinh thành, dưỡng dục 5 người con. Nay bố đã mất, chỉ còn mẹ. Việc chăm sóc mẹ lúc tuổi già phải được chia đều cho các con trai.
Anh cả đã mất nên trách nhiệm nuôi mẹ thuộc về 2 anh em.Tuy nhiên, chú út đã chăm sóc mẹ nhiều năm nên bây giờ đến lượt vợ chồng tôi.
Tôi nghe vợ chú út nói, cảm giác không lọt tai. Tôi hỏi thím ấy 3 câu.
1. Căn nhà chú thím đang ở, là do ai xây cất?
2. Ba đứa con của chú thím do ai bế bồng, chăm sóc?
3. Ruộng đất của bố mẹ để lại, ai đang canh tác, cấy cày?
Thím ấy không trả lời thẳng vấn đề nhưng lại cố to tiếng nói rằng, nếu không có bố mẹ sinh ra và nuôi dưỡng thì sẽ không có chồng tôi ngày hôm nay.
Tôi công nhận điều đó, nhưng tại sao lúc ông bà còn trẻ, khỏe, chú thím không giục ông bà đến ở với chúng tôi. Đến bây giờ, bà ốm đau, bệnh tật, chú thím mới đòi hỏi công bằng?
Thím ấy gạt đi và nói, căn nhà chú thím ấy đang ở là do ông bà xây nhưng chú thím cũng phải đổ rất nhiều tiền để nâng cấp và sắm sửa tiện nghi. Ruộng đất ông bà để lại cho chú thím canh tác nhưng cũng chẳng mang lại lợi lộc gì nhiều. Nếu chúng tôi thích thì có thể về quê chia chác.
"Còn bây giờ, việc nuôi bà, em nhờ hai bác giúp em. Chúng em đã quá mệt mỏi rồi". Nói xong, thím ấy kéo chú út ra xe về, bỏ lại bà cụ và giỏ quần áo cũ.
Tôi nhìn bà, vừa thương vừa giận.
Từ trước đến nay, ông bà sống cùng chú út và cũng chỉ bù trì cho vợ chồng chú ấy. Các con tôi, chưa bao giờ bà chăm sóc bế bồng.
Bây giờ bà già yếu, lú lẫn, vợ chồng chú ấy làm như vậy có phải đạo không? Tôi nên xử lý việc này như thế nào? Mong mọi người cho tôi lời khuyên.
Tôi xin cảm ơn.
Thấy tấm thiệp mời trên bàn, tôi liếc qua thì sốc vì tên vợ cũ chình ình ở phần nhà gái, lời giải thích của cô ấy càng khiến tôi xấu hổ Tối ấy, tôi trở về nhà thì không thấy vợ cũ chuẩn bị cơm canh gì. Thay vì thế, tôi lại thấy tấm thiệp mời ở trên bàn, và cô ấy chính là cô dâu! Tôi và Thanh đã ly hôn được 2 năm, nhưng vẫn sống chung một nhà. Chuyện này ai nghe xong thì cũng sửng sốt, nhưng thật tình tôi...