Nhà giáo Montessori gợi ý dạy con chào hỏi đúng cách và tháo gỡ “nỗi khổ tâm” của cha mẹ khi con không chịu mở lời
Nhiều cha mẹ cảm thấy buồn phiền khi đã làm mọi cách dạy con từ nhẹ nhàng tới răn đe, nhưng con vẫn không chịu chào hỏi.
Tại sao chúng ta lại chào nhau?
Để báo cho người khác về sự hiện diện của mình trong cộng đồng, để thể hiện sự kính trọng, sự vui mừng khi xuất hiện trước mặt ai đó và người đó xuất hiện trước mặt mình, để thể hiện sự quan tâm hỏi thăm người đó.
“Con chào ông con đi học với mẹ đây ạ”; “Con chào bố con đi học đây ạ. Con chúc bố một ngày làm việc hiệu quả. Bố về sớm ăn cơm với cả nhà cho vui nhé”; “Con chào ông con đi học về rồi đây ạ”; “Con chào mẹ, ngày của mẹ thế nào?”; “Con chào bố, bố về sớm hơn hôm qua đấy ạ”.
Cao hơn nữa, nếu mà lời chúc như “ Chúc một buổi sáng tốt lành“; “ Chúc một ngày tốt lành” được gửi tới thật nhiều người thì xã hội chắc chắn đã tốt đẹp lên bao phần rồi ấy chứ.
Giá mà con cháu mình biết sống, biết nói những câu chào hỏi, nói những lời chúc tốt lành như thế thì làm sao mai sau ra đời không được mọi người yêu quý đúng không nào?
Một con người luôn biết để ý, mong chúc những điều tốt đẹp cho mọi người xung quanh chắc chắn đã là một người tinh ý, biết đối nhân xử thế, có trái tim nhân hậu và một tâm hồn đẹp rồi.
Để con, cháu luôn là những người lịch thiệp, biết cư xử ông bà, bố mẹ làm theo những gợi ý đơn giản sau đây nhé:
Video đang HOT
Vài nét về tác giả:
Chị Lê Mai Hương là nhà giáo Montessori. Chị có bằng cử nhân tiếng Anh, bằng kế toán ngân hàng, bằng Montessori 3-6 do AMI cấp cùng rất nhiều chứng chỉ liên quan đến giáo dục, phát triển cá nhân cả ở Việt Nam và trên thế giới. Với vốn sống phong phú và đa dạng, chị luôn làm cho mọi điều xung quanh trẻ trở nên thú vị và lôi cuốn. Phương châm của chị Hương là: “Trẻ luôn luôn đúng”.
Nhà giáo Montessori Lê Mai Hương từng đưa ra lời khuyên cho cha mẹ như “Nếu công việc quá bận không thể cho con đi ngủ từ 7h tối thì bố mẹ có thể đổi việc”; “Đừng vội nhắc con sửa khi thấy đi dép trái, mặc áo ngược, cài khuy lệch”…
Theo Helino
Chín điều phụ huynh nên dạy trẻ để bảo vệ môi trường
Trẻ nắm bắt thói quen rất nhanh, vì vậy ngay từ nhỏ phụ huynh nên dạy con cách tắt vòi nước, tắt đèn sau khi sử dụng, hạn chế đồ nhựa...
1. Sử dụng mạng xã hội để tạo ra giải pháp cứu hành tinh
Mạng xã hội khiến nhiều người bị nghiện, đặc biệt là thế hệ trẻ tiếp xúc với nhiều nội dung trên mạng và dành ít thời gian cho những việc thực tế. Tuy nhiên, nó cũng có thể mang lại giá trị nếu phụ huynh khuyến khích trẻ kết nối, hỗ trợ và truyền cảm hứng cho nhau trên toàn cầu về nhiều vấn đề, trong đó có mối quan tâm về thiên nhiên và bảo tồn thông qua trao đổi ý tưởng và tạo ra giải pháp.
2. Giải thích lợi ích của việc giảm khí thải
Phụ huynh có thể giải thích để con biết các phương tiện giao thông là nguyên nhân rất lớn gây ra sự nóng lên toàn cầu và chiếm 1/5 tổng lượng khí thải ra môi trường. Vì vậy trẻ cần nghĩ đến việc tránh quá tải cho môi trường thông qua việc lựa chọn các phương tiện chạy bằng điện hoặc loại tiết kiệm nhiên liệu.
3. Luôn tắt vòi nước sau khi sử dụng
Cha mẹ cần dạy trẻ tầm quan trọng của việc bảo tồn nước bằng cách tiết kiệm nước, luôn tắt vòi nước sau khi sử dụng, chỉ đun sôi lượng nước cần dùng, thu thập, bảo quản nước mưa. Phụ huynh cũng nên khuyến khích trẻ tắm nhanh hơn vì mỗi phút sử dụng vòi sen có thể gây lãng phí 17 lít nước.
Ảnh: Bright Side
4. Đảm bảo động vật được chăm sóc tốt
Trẻ em nên được dạy rằng tất cả sinh vật sống nên được đối xử với sự quan tâm và tôn trọng từ tự nhiên. Chúng nên được cung cấp thức ăn và tình yêu để đảm bảo sự cân bằng lành mạnh của hệ sinh thái.
Trẻ có thể giúp đỡ động vật bằng cách tránh tham gia vào các hoạt động giải trí gây hại cho động vật như rạp xiếc, các màn trình diễn, tranh đấu giữa các loài.
5. Tái chế và tái sử dụng nhựa
Trẻ em nên được khuyến khích tái chế đồ nhựa như chai, lọ vì khó phân hủy, phải mất vài thập kỷ, từ đó bảo vệ hành tinh khỏi ô nhiễm chất thải nhựa - điều được nhắc đến nhiều trong thời gian gần đây.
6. Ăn nhiều thực phẩm tươi và hữu cơ hơn
Việc sản xuất thực phẩm hữu cơ được cho là tốt cho môi trường hơn so với các phương pháp canh tác thông thường vì tránh sử dụng phân bón hóa học và thuốc trừ sâu gây hại cho đất. Thực phẩm tươi sạch, hữu cơ cũng lành mạnh và bổ dưỡng hơn.
Phụ huynh có thể khuyên con:
- Ăn trái cây thay cho các loại đồ ăn vặt khác.
- Ăn thực phẩm ít chất béo.
- Ăn ngũ cốc nguyên hạt và bánh mì.
7. Trồng nhiều cây
Cây xanh là tương lai và phụ huynh nên dạy trẻ biết trân trọng, bảo vệ chúng, đồng thời tạo ra văn hóa trồng cây. Một số việc trẻ có thể làm là:
- Trồng hỗn hợp cả cây hoa và rau (như hoa hướng dương, ngô, bí ngô, cà chua, dâu tây).
- Trồng hoa thu hút bướm, bọ rùa và các loài côn trùng hay chim.
- Tham quan vườn cây công cộng, trang trại dành cho trẻ em hoặc vườn thực vật để nuôi ý tưởng.
8. Tắt điện trong phòng khi không sử dụng
Trẻ em ở mọi lứa tuổi nên học cách tiết kiệm năng lượng bằng cách khám phá và tận hưởng thế giới bên ngoài, như đi dạo bãi biển và cắm trại để hiểu các nguồn tài nguyên thiên nhiên và cách duy trì chúng. Tắt đèn sau khi sử dụng là hoạt động tuyệt vời để dạy trẻ biết cách tiết kiệm điện và năng lượng từ khi còn nhỏ.
Ảnh: Bright Side
9. Tham gia làm sạch nơi công cộng
Cha mẹ nên khuyến khích trẻ em tham gia vào các hoạt động dọn vệ sinh nơi công cộng. Trẻ có thể làm những việc nhỏ như thu gom rác để biến thế giới thành nơi tốt đẹp hơn và có cơ hội tương tác với nhiều người hơn.
Dương Tâm
Theo Bright Side/VNE
80% bố mẹ Việt sẽ giật mình khi đọc 6 sai lầm trong cách dạy con dưới đây Nhiều khi con trở nên hư khó bảo không phải do bản chất hay vì chơi với bạn bè xấu. Nguyên nhân có thể do chính những cách dạy dỗ sai lầm hàng ngày của bố mẹ. 1. Trách mắng con ở nơi công cộng Một trong những cái sai kinh điển nhất của bố mẹ đó là trách mắng con trước mặt...