Nhà giam sang như khách sạn
Tọa lạc trên ngọn núi Mt Eden, điểm cao nhất của thành phố Auckland (New Zealand), khu nhà giam mới được xây dựng trông ngăn nắp và sạch sẽ không khác gì một khách sạn.
Khu nhà giam này có tên là Mt Eden, được xây dựng nhằm thay thế khu nhà giam cũ có “tuổi thọ” lên đến 120 tuổi. Tuy nhiên, ngay từ khi xây dựng, vị trí địa lý và thiết kế khác thường của nhà giam này đã gây ra những tranh luận gay gắt tại New Zealand. Thiết kế và những đồ dùng nội thất trong nhà giam này sang trọng và sạch sẽ không thua gì khách sạn.
Video đang HOT
Theo Bưu Điện Việt Nam
Án chung thân cho kẻ coi thường hạnh phúc
Coi thường hạnh phúc gia đình và cái giá (Ảnh minh họa)
Bản án chung thân TAND tỉnh Hải Dương tuyên phạt Trần Xuân Tỳ (SN 1970, trú tại xã Bình Lãng, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương), kẻ đã và đang tước đoạt đi hạnh phúc của chính mình và những người mà đáng lẽ hắn thương yêu nhất...
Sau nhiều năm thụ án, Tỳ ngày nào cũng chọn góc khuất, ngồi lọt thỏm trong những đống hàng cao vút để làm việc. Tỳ cũng không chuyện trò, không chia sẻ với bất cứ phạm nhân nào cùng phân xưởng. Cán bộ giáo dục trực tiếp Tỳ cho biết, từ khi vào thụ án, Tỳ có dấu hiệu của sự trầm cảm. Có lẽ, vì Tỳ đã quá ám ảnh với cái đêm gây ra tội lỗi...
Có người vợ ngoan hiền
Theo lời kể, vì ở cùng xã nên Tỳ biết vợ mình từ ngày còn "chăn trâu cắt cỏ". Bố mẹ của Tỳ cũng chơi rất thân với gia đình nhà vợ từ những ngày còn gian khó, họ chia sẻ với nhau từng củ khoai, bát gạo. Ngày ấy, vừa bước sang tuổi 18, chị Nguyễn Thị Phượng người có nước da trắng và mặn mà của tuổi mới lớn, khiến không ít chàng trai trong làng ngoài xã biết đến. Nhưng vì gia đình chị và gia đình nhà Tỳ có mối quan hệ thân thiết, nên họ có ý tác thành cho hai đứa để hai bên gia đình đi lại cho "gần gũi" hơn. Thấy chị Phượng vừa đẹp, nhanh nhẹn lại vừa hiền lành nên Tỳ ưng thuận ngay. Mặc dù không có tình yêu với Tỳ, nhưng vì chiều lòng cha mẹ, chị Phượng cũng đồng ý. Năm 1991, hôn lễ của hai người được tổ chức giản dị nơi thôn quê nghèo khó.
Hai năm sau ngày cưới, đứa con trai đầu đời của chị Phượng và Tỳ ra đời. Tưởng có con, Tỳ sẽ lấy đó là niềm vui, phấn đấu làm kinh tế và cuộc sống gia đình sẽ ấm êm. Nhưng Tỳ vẫn không tu chí làm ăn, mà suốt la cà rượu chè, ruộng đồng không chịu cầy cấy. Tiếc việc, "nằm cữ" ít ngày, chị đã phải ra đồng cấy hái, cộng với việc ăn uống thất thường nên chị đã bị "mất sữa". Thương con đói sữa, tranh thủ ngoài những lúc làm đồng, chị Phượng đi làm phụ hồ, kiếm thêm thu nhập, nuôi con. Cuộc sống gia đình của chị Phượng cứ thế trôi đi cho đến 10 năm sau, chị Phượng mới sinh thêm một bé gái.
Có "đủ nếp đủ tẻ", Tỳ vẫn không thay đổi, làm được đồng nào, Tỳ lại ném hết vào rượu. Thấy vậy, gia đình hai bên khuyên nhủ. Năm 2007, Tỳ đã ra Quảng Ninh làm thuê. Tưởng như vậy, cuộc sống của gia đình Tỳ sẽ có những thay đổi mới.
Trần Xuân Tỳ luôn ngồi thu mình trong góc khuất trại giam
Nhưng giờ chỉ tìm thấy trong giấc mơ
Nào ngờ, mới đi làm được vài tháng, ngày 18-6-2010, Tỳ nhận được tin người cha qua đời, nên về lo đám tang. Do khuôn viên của sân bị hẹp nên phải đập bức hoa ngoài sân lấy khoảng không lo tang lễ. Một tuần sau, Tỳ định xây lại bức tường cho gia đình và bảo chị Phượng ở nhà phụ hồ để hắn làm cho nhanh. Nhưng chị Phượng không ở nhà mà ra đồng vơ rạ, làm ruộng cho kịp thời vụ, khiến Tỳ bực tức. Chiều tối hôm đó, khi đang xây dở bức tường thì mẹ Tỳ gọi hắn vào ăn cơm. Vì người bẩn, nên Tỳ đã ra bể tắm nhưng quên không mang quần áo nên đã gọi chị Phượng cầm giúp. Chị Phượng chỉ mang quần áo dài mà không mang cho hắn quần áo lót khiến Tỳ càng bực tức. Khi Tỳ vào thì vợ đã ăn xong cơm rồi đưa hai con về bên nhà học bài. Còn Tỳ ở lại nhà mẹ đẻ cùng với anh rể bàn chuyện chuẩn bị lo công việc tiếp theo cho bố.
Khoảng 22g đêm, Tỳ về nhà mình. Vẫn bức xúc chuyện ban chiều, Tỳ đã gọi chị Phượng vào nói chuyện. Vào nhà, chị Phượng vắt quần áo lên dây phơi và vào phản ngồi với chồng. Trong câu chuyện, chị Phượng muốn chồng ở nhà làm phụ hồ cho cánh thợ xây trong xã lấy tiền trả nợ vì trước đó có vay tiền người anh em mua xe cho Tỳ đi làm. Thấy vợ nói vậy, Tỳ không nói gì, đi ra ngoài chốt cửa lại. Còn chị Phượng đi vào buồng ngủ. Khoảng 2g sáng 28-6, sau khi chốt cửa, Tỳ tiếp tục ra phản ngồi và nói vọng vào, nhưng không thấy vợ nói gì khiến hắn lại nổi khùng: "Tao nói mày không trả lời à? Mày khinh chồng...". Nói xong, Tỳ đạp đổ chiếc bàn học của con và vứt quần áo của vợ xuống nền nhà. Thấy chị Phượng vẫn không nói gì, hắn tiếp tục buộc chặt cửa buồng lại rồi lấy viên gạch lớn đập vào đầu giường khiến viên gạch vỡ đôi. Vẫn thấy vợ im lặng, Tỳ nhảy vào giường kéo vợ dậy và dùng tay bóp cổ. Mặc cho chị chống cự, Tỳ tiếp tục lấy gạch đập liên tiếp vào đầu, khiến chị Phượng gục xuống.
Chứng kiến cảnh cha hạ sát mẹ, bé gái con thứ hai của chị Phượng khóc thét. Nghe tiếng cháu nội khóc bất thường bà Chiêm đã chạy sang đập cửa thì Tỳ lên tiếng: "Con đánh chết vợ con rồi...". Hoảng hốt, bà Chiêm hô hoán mọi người đến cứu giúp. Tuy nhiên, Tỳ đã cố thủ bên trong và dùng dây điện đe dọa, ai bước vào hắn sẽ cho điện giật chết. Đến 4g sáng, lực lượng CA tỉnh Hải Dương mới tiếp cận được hiện trường và khống chế bắt Tỳ. Do bị chấn thương sọ não nên chị Phượng đã tử vong.
Năm tháng sau, Tỳ đã phải nhận mức án Chung thân cho hành vi côn đồ, mất hết nhân tính của mình. Ngày đưa Tỳ ra xét xử, ông Huê và Xuyến (mẹ đẻ chị Phượng) đứng vai trò là đại diện bị hại; còn bà Chiêm là người có quyền lợi liên quan và là người giám hộ cho hai bé con chung của Tỳ và chị Phượng đều có mặt. Mặc dù, không ai nói với ai câu nào, nhưng trong lòng họ đều chất chứa nỗi buồn như nhau. Tất cả, họ đều là bị hại. Mặc dù rất đau đớn, xót xa cho đứa con gái bạc mệnh, nhưng nhìn hai đứa cháu còn quá bé, ngơ ngác, chưa hiểu chuyện gì xảy ra mà lòng bà Xuyến thắt lại, bà đã cố gắng gượng xin tòa giảm nhẹ hình phạt cho đứa con rể tội lỗi.
Có lẽ với Tỳ, bản án của pháp luật không nặng bằng chính cái bản án lương tâm. Vợ đẹp, con khôn, Tỳ đã không biết trân trọng nó mà còn đang tâm đạp đổ. Ngồi trong góc khuất trại giam, tôi thấy ánh mắt của Tỳ ánh lên sự u buồn, ân hận, xen lẫn nỗi day dứt khôn nguôi.
Trong ít phút ngắn ngủi gặp Tỳ trong trại giam, Tỳ bảo rằng: "Giờ đây, tôi đã quá đau đớn với tội lỗi của mình. Nhiều đêm, tôi mơ thấy cô ấy về, trách tôi nhiều lắm. Có những lúc, tôi mơ thấy cô ấy nói rằng, không vì con thì đã không tha thứ cho tôi. Có lần, tôi lại thấy cô ấy trong giấc mơ, động viên tôi cải tạo tốt để về với các con...".
Kết cục đau buồn của Tỳ cũng là lời cảnh báo đối với những cuộc hôn nhân không tình yêu, cho những kẻ không biết trân trọng hạnh phúc gia đình. Chỉ vì những đam mê, ích kỷ của bản thân, Tỳ đã quên đi trách nhiệm làm chồng, làm cha, tự chà đạp lên hạnh phúc của chính mình để rồi cả cuộc đời phải vùi mình sau song sắt trại giam...
Theo Pháp luật Xã Hội
Từ vũ trường đến nhà giam Nguyễn Thường ---- Lê Văn Tân. Sau hơn 4 ngày lần theo dấu vết tội phạm, các TS CAQ Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng đã xác minh rõ lai lịch và nơi ở của 2 đối tượng cướp tài sản của đôi nam nữ đang tâm sự tại khu đất trống cạnh đường Trường Sa (P. Khuê Mỹ) vào tối 19-9. Khoảng...