Nhà gái yêu cầu chàng rể ngoại quốc mua căn hộ cao cấp mới tổ chức cưới hỏi
Dượng bảo, người ngoại quốc đương nhiên tài chính phải vững chắc hơn hẳn trai Việt. Nếu anh không đáp ứng được nhu cầu tối thiểu như thế, thì có nghĩa anh chưa thể gánh vác gia đình.
Khi tôi lên tám tuổi thì ba bị bệnh hiểm nghèo và qua đời. Bốn năm sau, mẹ tìm được người đàn ông mới làm chỗ nương tựa. Thấy mẹ hạnh phúc nên tôi không nỡ phản đối, mặc dù trong mắt của một đứa trẻ bắt đầu lớn lên thời điểm đó, linh cảm cho thấy dượng không phải là người đàn ông tốt. Ông ta lệ thuộc kinh tế vào mẹ. Cả ngày người đàn ông này chỉ rong chơi nhưng mẹ lại răm rắp cung phụng tiền bạc và nấu phục vụ ông ta những bữa ăn ngon.
Không những thế, nhiều lần tôi chứng kiến dượng nhậu nhẹt bê tha rồi về nhà đánh mẹ. Nhiều lần tôi xúm vào can ngăn, đều bị lây đòn ông ta khiến cho sa sẩm mặt mày. Mẹ làm giáo viên tiểu học, lại cũng có chút nhan sắc và được nhiều người cùng cảnh ngộ khi đó theo đuổi. Không hiểu sao mẹ lại chọn một người đàn ông làm mẹ khóc nhiều hơn cười làm chỗ gắn bó lâu dài. Có nhiều lần lựa chỉ có hai mẹ con với nhau, tôi thủ thỉ hỏi mẹ thì đều bị bà lảng tránh và không đưa ra câu trả lời thỏa đáng.
Tôi đã cùng mẹ trải qua tuổi thơ nhọc nhằn vì cả hai sớm mất đi trụ cột gia đình. Ảnh minh họa
Tôi có lực học tốt từ nhỏ. Trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh, tôi đều nỗ lực và đạt giải cao. Có đứa con gái với thành tích học tập nổi trội khiến mẹ như được an ủi phần nào. Nhưng chính mẹ cũng không biết được rằng, động lực tôi vươn lên gặt hái nhiều thành tích như thế như món quà tặng mẹ, xoa dịu những thiệt thòi mà cuộc đời bà sớm phải gánh chịu. Dượng thấy tôi có nội lực như thế nên cũng có chút nể vì. Ông ta ít đụng tới tôi.
Tốt nghiệp cấp ba, tôi đỗ đầu bảng vào một trường đại học danh tiếng trên thành phố và khăn gói hòa mình vào cuộc sống của những người bắt đầu tự lập. Vì không muốn mẹ thêm gánh nặng nhọc nhằn nên tôi nỗ lực để dành học bổng sau mỗi lần thi kết thúc học kỳ. Bên cạnh đó, với vốn ngoại ngữ khá, tôi đầu quân về làm giáo viên cho một trung tâm tiếng Anh. Những buổi tối kẽo kẹt đạp xe đi dạy vừa khiến tôi trau dồi nâng cao thêm vốn ngoại ngữ, vừa kiếm thêm tiền trang trải cuộc sống sinh viên.
Trong quãng thời gian làm thêm ngoài giờ này, tôi quen Luca, chồng sắp cưới của tôi bây giờ. Anh là người Anh, qua Việt Nam bởi một chuyến đi thiện nguyện. Cảm mến đất nước và con người hiếu khách nơi đây, anh dừng chân tại Việt Nam làm nơi lập nghiệp lâu dài. Anh chọn làm giáo viên dạy tiếng Anh nơi tôi cũng làm thêm buổi tối để khởi nghiệp. Khi tôi tốt nghiệp ra trường và đầu quân về một tổ chức phi chính phủ, Luca chính thức về ra mắt gia đình tôi ở quê.
Mẹ tôi hạnh phúc ra mặt vì con gái đã tìm được người phù hợp, nhưng không hiểu dượng tác động bằng cách nào mà sau đó hai người đưa điều kiện vị hôn phu người nước ngoài của tôi phải mua bằng được căn hộ cao cấp trên thành phố thì mới đồng ý tổ chức cưới hỏi. Bên cạnh đó, nhà gái công khai “thách cưới” nhà trai số tiền mặt 300 triệu. Dượng bảo, người ngoại quốc đương nhiên tài chính phải vững chắc hơn hẳn trai Việt. Nếu anh không đáp ứng được nhu cầu tối thiểu như thế, thì có nghĩa anh chưa thể gánh vác gia đình.
Video đang HOT
Hay tin tôi dự định kết hôn với trai ngoại, dượng mừng rỡ vì nghĩ sắp “kiếm được món hời”. Ảnh minh hoạ.
Họ đâu biết gia cảnh Luca ở bên ấy cũng chỉ tầm trung. Bên cạnh đó, thói quen và văn hóa của người châu Âu không có khái niệm tích lũy từ đời bố mẹ và thừa kế sang con cái. Khi con cái đủ tuổi trưởng thành, mỗi người sẽ phải tự lo cho cuộc đời độc lập của mình. Vì thế, “yêu sách” của mẹ và dượng đưa ra không khả thi. Việc mua căn hộ, chúng tôi cũng đã tính tới nhưng chắc phải dăm năm sau, khi mọi thứ đã đi vào ổn định.
Thế là dượng đùng đùng nổi giận, nói mang tiếng lấy chồng nước ngoài, làm thế khác nào “bôi gio trát trấu” vào mặt gia đình nhà gái. Tôi cầu viện đến mẹ, mong bà đứng giữa làm mọi thứ dung hòa trở lại. Nhưng thất vọng thay, tiếng nói của bà chìm nghỉm giữa sự uy quyền trưng trổ từ phía người đàn ông vốn không phải cha ruột của tôi. Tôi không dám trách giận bà, vì từ lâu tôi hiểu bà phụ thuộc người đàn ông cạn tình cạn nghĩa này. Tôi muốn vùng lên mạnh mẽ kháng cự, nhưng chỉ sợ với những động thái của bản thân, mẹ lại là người ở lại và gánh chịu hậu quả.
Thời điểm này tôi lại cấn bầu. Luca vui mừng hết sức và mau chóng tác động để đám cưới sớm diễn ra. Anh cũng điện thoại về nước, ra sức vay mượn anh em bên nội để đáp ứng yêu cầu quá đáng từ phía gia đình vợ nhưng mãi vẫn chưa thực hiện đủ. Tôi thương chồng và giận dượng vô cùng nhưng bản thân cũng rối bời vì chưa tìm ra giải pháp. Tôi phải làm sao?
Thu Nga
Theo phunuonline.com.vn
Đang suy sụp vì mẹ bị bệnh hiểm nghèo khó qua khỏi, chồng lại bồi thêm 1 câu khiến em chết điếng
Khi biết bà bị bệnh ung thư giai đoạn cuối, em đã rất đau lòng. Thế nhưng, nào ngờ chồng lại buông 1 câu vô tâm và lạnh lùng khiến em chết điếng.
Lấy nhau 4 năm, có 1 cô công chúa nhỏ gần 3 tuổi, vợ chồng em cũng khá hạnh phúc. Anh là người hiền lành, đứng đắn, biết trước, biết sau và đặc biệt rất quan tâm gia đình vợ. Nhiều lần anh chủ động đề nghị đưa 2 mẹ con về ngoại vì biết con nhớ mẹ, bà nhớ cháu. Sang đó, anh cũng rất tự nhiên ăn uống, làm việc lặt vặt giúp đỡ và coi đây như gia đình thứ 2 nên em rất mừng. Cũng chính vì thế, em tin rằng anh yêu em và yêu cả gia đình của em. Đương nhiên, em cũng dùng cả cái tâm để đối đãi lại với bố mẹ, bà con bên chồng.
(Ảnh minh họa)
Ấy thế mà chỉ qua 1 câu nói của anh, em lại nghi ngờ tất cả những điều anh từng làm trước kia mọi người ạ.
Chẳng là mẹ em mới đi khám và phát hiện bị ung thư giai đoạn cuối được hơn 1 tháng. Thế nhưng, vì giai đoạn cuối rồi nên bệnh phát rất nhanh. 1 tháng qua là 1 tháng bà nằm viện trị xạ, truyền hóa chất vào người nên bà gầy rộc đi, mặt mũi hốc hác, tóc rụng quá nửa. Mỗi lần nhìn bà, em lại không kiềm được mà lén quay đi lau nước mắt. Bà biết bà cũng chẳng thể làm gì hơn, chỉ cầm tay con gái.
Em thương bà lắm, cả đời vất vả vì con cái. Giờ có tuổi, gia đình mới khấm khá hơn chút, chưa kịp hưởng thì đã bệnh tật thế này. Em cũng đã quá quen có mẹ ở nhà để về tới ngoại là có cơm ngon, canh ngọt. Cháu khóc mà mệt quá có người trông cho, thi thoảng buồn chán chẳng vì điều gì có người để tựa vào. Em không thể tưởng tượng được 1 ngày bà sẽ rời mình mà đi...
Từ ngày bà bệnh, em cứ như người mất hồn. Chồng em chắc cũng hiểu được nên cũng phụ em việc cơm nước ở nhà và chăm sóc con giúp em nhiều hơn. Thế nhưng, hôm qua khi chồng vào bệnh viện, nhìn mẹ nằm thiếp đi, em thì rưng rưng lão lại bảo:
- Thôi cho mẹ đi cho thanh thản. Nằm đây lâu tốn kém mà có cứu được đâu.
Em ban đầu không nghĩ là chồng mình lại nói được điều đó, hi vọng là mình nghe nhầm, liền hỏi lại:
- Anh nói cái gì cơ?
- Ờ thì em nghĩ xem, nằm mãi cũng không có kết quả gì đâu. Bệnh này xác định sẽ...
- Anh im đi. Còn 1 tia hi vọng em cũng phải cố, còn 1 đồng tiền trong người em cũng tiêu cho mẹ. Để bà ở bên em ngày nào hay ngày đấy, em phải cố hết sức mình. Em tưởng anh là người con rể yêu thương gia đình ngoại, nào ngờ anh cũng chỉ như bao người khác thôi! - Em tức giận hét lên giữa bệnh viện.
(Ảnh minh họa)
Chồng thấy vậy hơi rén, liền dỗ để em bớt tức giận:
- Anh chỉ đưa ra ý kiến vậy thôi, còn quyết định sao đương nhiên tùy em và gia đình. Anh đưa con đi về đây, em ở lại chăm mẹ. Ăn uống cho đầy đủ.
Em thật sự vẫn rất sốc mọi người ạ. Khác máu tanh lòng là có thật đúng không ạ? Chồng em nghĩ cho nhà vợ thế mà cũng nói ra được những lời đó là sao?
Theo afamily.vn
Chỉ đàn ông ĐÁNG KHINH mới dùng điều này để bao biện cho việc ngoại tình Chỉ những người đàn ông hèn nhát, người chồng đáng vứt đi mới dùng lí do này để bao biện cho việc ngoại tình, phản bội vợ con. Là đàn ông, nhất định phải đầu đội trời chân đạp đất, dám làm dám nhận. Đừng bao giờ mang vợ ra làm lí do để bao biện cho việc mình ngoại tình, cũng đừng...