Nhà ga sân bay lớn nhất thế giới ở Bắc Kinh
Ảnh trên cao của nhà ga sân bay lớn nhất thế giới ở Bắc Kinh cho thấy công trình hình chim phượng hoàng dang cánh đã hoàn thiện phần khung.
Nhà ga đón khách mới thuộc sân bay quốc tế Đại Hưng Bắc Kinh do kiến trúc sư người Anh Zaha Hadid thiết kế sẽ trở thành trạm trung chuyển lớn nhất thế giới, Shanghaiist đưa tin.
Sân bay quốc tế mới của thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc, đang dần thành hình khi kết cấu thép của các tòa nhà trong nhà ga được hoàn thành hôm 21/7. Theo dự kiến, sân bay quốc tế Đại Hưng Bắc Kinh sẽ bắt đầu vận hành năm 2019.
Tổ hợp tòa nhà thuộc nhà ga sân bay bao phủ diện tích 313.000 m2, bao gồm khu vực trung tâm và 5 nhánh tỏa ra các phía, phỏng theo hình chim phượng hoàng dang rộng cánh, theo nhà thầu xây dựng Beijing Construction Engineering Group. Thiết kế của 5 cánh sẽ sử dụng những hình ảnh tiêu biểu trong văn hóa Trung Quốc như lụa, trà, gốm sứ, đất trồng trọt và vườn cây.
Video đang HOT
Khoảng cách từ điểm cuối cùng của mỗi cánh tới tòa nhà trung tâm chưa đến 600 m. Hướng thiết kế này giúp sân bay trở nên khác biệt với hầu hết những sân bay quốc tế lớn khác, nơi hành khách thường phải đi bộ những quãng đường dài.
Sân bay nằm cách trung tâm thành phố Bắc Kinh 46 km về phía nam được xây dựng để giảm bớt áp lực cho sân bay quốc tế Bắc Kinh ở phía đông bắc thường xuyên trong tình trạng quá tải. Hai sân bay cách nhau khoảng 67 km.
Sân bay mới có thể đáp ứng nhu cầu đi lại cho 72 triệu hành khách, 2 triệu tấn hàng hóa mỗi năm từ năm 2025. Công trình sẽ có 4 đường băng, phục vụ 620.000 chuyến bay hàng năm. Sau khi mở rộng thêm, sân bay đủ sức chứa 100 triệu hành khách và 4 triệu tấn hàng hóa một năm.
China Eastern Airlines, một trong ba hãng hàng không hàng đầu Trung Quốc, tuyên bố sẽ xây một cơ sở trị giá 1,9 tỷ USD ở sân bay mới dành cho bảo dưỡng máy bay, đáp ứng nhu cầu ăn uống, dịch vụ mặt đất, xử lý hàng hóa, mở văn phòng.
Phương Hoa
Ảnh: Xinhua
Theo VNE
Philippines hứa tham vấn ASEAN khi thăm dò dầu khí Biển Đông với Trung Quốc
Philippines hôm qua cố gắng trấn an các láng giềng Đông Nam Á về đề xuất hợp tác với Bắc Kinh về việc thăm dò dấu khí ở Biển Đông.
Ngoại trưởng Philippines Alan Peter Cayetano. Ảnh: Inquirer.
"Đây sẽ không phải là hành động đơn phương của Philippines bởi tiền đề của tổng thống là hòa bình và ổn định, và hành động đơn phương của bất cứ ai cũng dẫn đến sự bất ổn", AFP dẫn lời Ngoại trưởng Philippines Alan Peter Cayetano hôm qua nói. "Cũng sẽ có tham vấn với toàn bộ Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) bởi chúng tôi muốn giữ sự ổn định ở đó".
Ông Cayetano cho biết Manila và Bắc Kinh "vẫn đang thảo luận về các nguyên tắc", hay khuôn khổ của một thỏa thuận tiềm năng. "Chúng tôi đang xem xét liệu chúng tôi có thể thăm dò hay không".
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte hôm 24/7 cho biết một đối tác đã được xác định để thăm dò, khai thác các mỏ dầu khí nhưng chưa ấn định ngày cụ thể. Manila trước đó thảo luận với Tập đoàn dầu khí hải dương Trung Quốc (CNOOC) về khả năng khai thác chung.
Một ngày sau, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị, trong chuyến thăm Philippines, nói nước này sẵn sàng thăm dò dầu khí chung với Philippines. Ông Vương cũng hối thúc các nước ASEAN đoàn kết và "nói không" với "các thế lực bên ngoài" ông cho là đang tìm cách can thiệp tranh chấp Biển Đông.
Trọng Giáp
Theo VNE
Nga nói tập trận chung với Trung Quốc không nhằm đe dọa nước khác Nga nói rằng cuộc tập trận chung với Trung Quốc ở biển Baltic không đặt ra mối đe dọa cho bất cứ ai. Lính Trung Quốc đến biển Baltic để tham gia tập trận. Ảnh: Sputnik. "Hoạt động của các thủy thủ sẽ được theo dõi bởi nhiều nước láng giềng của chúng tôi trong khu vực", Phó đô đốc Alexander Fedotenkov ngày...