Nhà em là… trụ sở công an
Hậu ngồi viết bài trong kiôt dành cho bảo vệ trước trụ sở Công an xã Bình Hưng
Em Phạm Hoàng Hậu (13 tuổi, quê Chợ Lách, Bến Tre) sau nhiều ngày ăn xin khắp đầu đường cuối chợ để có tiền tiêm chích ma túy và cung phụng cho bọn đầu gấu, hiện đã có nhà.
Thiếu úy Mai Thống Nhất – trưởng Công an xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh, TP.HCM – cho biết Hậu lớn lên trong một gia đình cha nghiện rượu, mẹ đi theo người khác, bỏ lại Hậu và anh trai 15 tuổi bơ vơ. Tuổi nhỏ bồng bột, không tiền bạc, không chốn dung thân, hai anh em “đầu quân” cho bọn đầu gấu. Để dễ bề sai khiến, lũ đầu gấu nhẫn tâm ép hai đứa trẻ chưa thành niên sử dụng ma túy và đi ăn xin để mang tiền về nuôi chúng. Người anh tội nghiệp của Hậu vì nghiện nặng nên được đưa vào trại giáo dục. Riêng Hậu dạt về chợ Xóm Củi, quận 8 tiếp tục tiêm chích ma túy và đi ăn xin theo sự chỉ đạo của đầu gấu.
Ngã rẽ cuộc đời đến với Hậu khi em gặp chị Nguyễn Thị Anh Thư (ngụ tại P.5, Q.8). Thấy Hậu đi xin nhưng mặt mũi hiền lành, phảng phất nét u buồn và chất chứa nhiều tâm trạng, chị dẫn Hậu về nhà. Sau mấy ngày cho Hậu ở cùng gia đình, chị phát hiện trong người Hậu có giấu kim tiêm nên đã nhờ Công an xã Bình Hưng can thiệp. Nhìn khuôn mặt xanh xao, hốc hác của Hậu trong cơn vật vã với ma túy, những người có lương tâm như thiếu úy Nhất không khỏi động lòng trắc ẩn.
Nếu đưa em đến trường cai nghiện thì cuộc sống của em sẽ ra sao, tương lai sau này của em sẽ như thế nào? Sau nhiều lần bàn bạc, suy tính, các chú công an quyết định để em ở lại trụ sở Công an xã Bình Hưng. Việc ăn ở, học hành của em từ đây sẽ do công an chịu trách nhiệm. Các chú đã giúp em cai nghiện tại nhà. Bằng tất cả nghị lực và lòng ham sống, để không phụ tình thương của những người quan tâm đến mình, Hậu cai nghiện thành công và thân thể gầy còm của em đã hồi sinh. Hậu được gửi đi học ở trường tình thương tại giáo xứ Bình Hưng.
Video đang HOT
Bây giờ Hậu coi mái ấm của mình là… trụ sở công an. Em là một đứa trẻ có nhà nhưng không thể về, có cha mẹ nhưng trở thành đứa trẻ vô thừa nhận. Em cần một mái ấm thật sự, một nghề tử tế để sau này có thể tự lập.
Theo 24h
1 người từng nghiện "cứu" 100 người thoát nghiện
12 năm cặp kè với "nàng tiên nâu" anh chẳng khác gì một con sói hung hãn trong giang hồ. Ma túy đã biến một công tử đất Hà Nội thành một kẻ bảo kê, trộm cắp, lừa đảo, đòi nợ thuê... Nay trở lại đời thường, anh muốn làm nhiều việc có ý nghĩa. Gần ba năm qua, anh đã giúp hơn 100 người nghiện ma túy thoát khỏi vòng tay của "ả phù dung", động viên họ tránh xa chốn để có cuộc đời tươi mới hơn.
Công tử phiêu bạt
Nguyễn Thế Trung là đứa con duy nhất trong một gia đình bố mẹ làm viên chức Nhà nước. Trung sinh năm 1976, do điều kiện kinh tế khá giả, lại là con một nên được gia đình chiều chuộng từ bé. Bố mẹ anh cho anh ăn học tử tế cũng mong sau này anh thành đạt, nên người nhưng chuyện xảy ra thật bất ngờ.
Vào những năm 1992, Trung nghe theo lời một số bạn bè xấu, bỏ học và thử chơi hêrôin. Cứ mỗi khi bạn bè rủ rê, hoặc hứng thú hay chán chường Trung lại tìm đến ma túy. Khi gia đình phát hiện ra thì anh đã nghiện được một thời gian khá dài. Để thỏa mãn cơn nghiện, Trung đã lừa lọc, sử dụng mọi mánh khóe để kiếm tiền mua thuốc. Trong đó có cả những việc như đâm thuê chém mướn, trộm cắp... Có một việc mà bây giờ cứ mỗi khi nhắc đến anh lại day dứt, ăn năn: "Ngày ấy tôi thường cùng với các con nghiện khác làm một trò bịp gọi là ghi lô đề. Có một hôm tôi đánh con 50 nhưng hôm đó đề lại ra 80, thế là tôi dùng thuốc tẩy để bôi và sửa con số lại thành 80. Sau đó đến nhà người ta dùng vũ lực để đòi tiền, biết bao nhiêu lần như vậy và mỗi lần đều đẫm máu...".
Bao nhiêu đồ đạc, xe cộ trong gia đình Trung đều đem cầm đồ hết, vì thế mà kinh tế gia đình anh rơi vào cảnh khánh kiệt còn cha mẹ anh thì ngày càng đau ốm, tiều tụy. Mẹ Trung tâm sự: "Lúc đó tôi đã nghĩ rằng trước sau con mình rồi sẽ chết. Nếu không chết vì sốc thuốc thì cũng chết vì tù tội hoặc vì những ân oán, chém giết giang hồ. Với cha nó lúc ấy, thằng Trung sống cũng như đã chết rồi, cứ mỗi khi nhắc đến nó là ông ấy lại im lặng...".
Gia đình Trung đã rất nhiều lần cho anh lần đi trại cải tạo bắt buộc, hàng trăm lần khóa cửa, xích chân, dùng thuốc cai nghiện nhưng đều thất bại trước muôn phương ngàn kế của Trung.
Nước mắt ngày về
Trung không nhớ đã biết bao lần anh cai nghiện không thành, cứ cai đi lại cai lại. Cai nghiện, lại tái nghiện, Trung không thể nào thoát khỏi cái vòng tội lỗi khắc nghiệt ấy, Trung cai nghiện nhiều đến mức những cán bộ ở các Trung tâm cai nghiện trong thành phố Hà Nội đều nhớ mặt anh. Mẹ Trung khổ sở đi tìm anh. Mỗi lần tìm được anh, Trung đều nói: "Mẹ về đi, con không về đâu. Lúc nào hết tiền mua thuốc con sẽ về". Nước mắt bà lại rơi xuống mỗi khi nhìn thằng con trai gày còm vật lộn với chiếc kim tiêm. Cứ nghe có chùa nào linh là bà lại sắm lễ đến vái. Có lẽ chính sự kiên trì và tình yêu bao la của người mẹ là liều thuốc giúp Trung thoát ra khỏi sự u mê của khói thuốc.
Một lần mẹ Trung nghe đến Trung tâm giải cứu người nghiện của Hội thánh Tin Lành Ân Điển ở thị xã Tiền Hải, Thái Bình. Bà thương con nên bàn với chồng rồi thuyết phục Trung đến trung tâm đó xem sao. Không ai có thể ngờ rằng sau hơn mười năm Trung vật vờ trong khói thuốc, đấu đá, vật lộn trong giới giang hồ lại có lúc tỉnh ngộ ra. Cuối năm 2003, Trung theo mẹ về Thái Bình cũng chỉ là để làm vui lòng người mẹ già, anh không tin rằng mình có thể dứt nghiện được. Vì anh đã có vô số lần thử cai, nhưng chưa bao giờ cưỡng lại được sự dẫn dắt của khói thuốc.
Tại trung tâm, anh được những người hướng dẫn giúp đỡ nhiệt tình và được chứng kiến những người cùng cảnh ngộ như mình được giải phóng khỏi ma túy. Sau ngần ấy năm lang bạt trong giang hồ và mê muội trong khói thuốc lần đầu tiên anh được chứng kiến những người đã dứt cơn nghiện chăm sóc, quan tâm đến nhau. Anh bày tỏ: "Người mẹ của tôi là động lực chính để tôi tự cai. Hơn nữa, tình yêu thương ở nơi đây đã giúp tôi thoát khỏi những tháng ngày nghiện ngập, đao búa. Cách đối xử nơi đây khác xa với cách hành xử ngoài giang hồ bặm trợn".
Có lẽ con người khi tĩnh tâm lại, suy nghĩ về những tháng ngày lầm lỗi đã qua sẽ cảm thấy mình ích kỷ, nhỏ bé, từ đó mà ăn năn, hối cải. Mẹ anh cũng bất ngờ vì tính từ ngày đầu tiên Trung bước vào trung tâm này học tập, rèn luyện khi được trở về không thấy có biểu hiện nghiện lại. Cai nghiện thành công Trung xin ở lại trung tâm để chăm sóc, hướng dẫn những người mới vào trung tâm, quyết định ấy cha mẹ anh cũng ủng hộ.
Anh hứa với cha mẹ mình không bao giờ quay trở lại đời sống xưa nữa. Cũng bởi anh thấu hiểu được sự tàn phá khủng khiếp của ma túy. Trung kể: "Mỗi khi lên cơn nghiện, người tôi vã mồ hôi, toàn thân tôi bủn rủn, người lúc ấy có cảm giác như dòi bò trong xương. Tôi không thở được, miệng thì há hốc, có khi thì nôn oẹ, có lúc hộc cả máu mồm ra. Mỗi khi nghĩ lại tôi lại thấy rùng mình...".
Phép màu cuộc sống
Giữa năm 2009, một cô gái đem lòng yêu mến Trung, không lâu sau thì hai người cưới nhau. Hạnh phúc đã mỉm cười, là người vợ hết mực yêu thương đã sinh cho anh một công chúa đáng yêu. Niềm vui của anh hôm nay là kết tinh của ý chí con người anh cùng nước mắt tin yêu của gia đình. Nhìn những gì anh trải qua, vấp ngã và đứng dậy, tôi hiểu ra rằng, sự tỉnh ngộ và trở về với cuộc sống đời thường không bao giờ là muộn. Chuyện Trung cai được nghiện và muốn giúp người khác cai nghiện là một điều hoàn toàn khó tin với gia đình, hàng xóm, nhưng đã thật sự trở thành hiện thực.
Hiện tại, anh đang điều hành hai Trung tâm cai nghiện tại Thọ Lộc (Phúc Thọ - Hà Nội). Trung ước mong đem ý nghĩa cuộc sống đến với mọi người, đặc biệt là những người đồng cảnh ngộ như anh. Mười năm nay, một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, Trung đã giúp đỡ hơn 100 trường hợp nghiện ma túy trở về với cuộc sống bình thường. Hầu hết trong số họ tìm được ý nghĩa thật cho cuộc đời mình, và không ít người sau khi thoát nghiện đã tình nguyện ở lại trung tâm để cùng anh giúp đỡ những người nghiện khác. Theo Trung, để cắt cơn cho người nghiện không phải là một điều khó, điều đó thì trại cai hoặc những trung tâm cai nghiện nào cũng có thể làm được. Cái mà người cai nghiện cần là ý chí để họ hoàn toàn thoát khỏi "cái chết trắng". Hơn thế nữa, gia đình phải kề vai, sát cánh cùng họ, để họ có động lực hoàn lương, không tái nghiện.
Sau bao năm tháng vùi dập cuộc đời trong khói thuốc và lang bạt trong giang hồ Trung thấu hiểu được sự tù túng, trôi nổi, bất cần đời của những người nghiện. "Những người nghiện họ luôn lầm tưởng rằng cuộc đời họ không mục đích, họ mộng du trong một thế giới vô định. Ở cái thế giới đó họ cần có một bàn tay nắm lấy họ, yêu thương họ, cho họ những lời khuyên để họ trở về với đời sống thực", Trung vui vẻ cho biết. Lại sắp một năm nữa qua đi, một năm với nhiều điều anh dự kiến đã thực hiện được. Tâm hồn anh cũng đang rộn ràng trong tình yêu gia đình, công việc và những dự định.
Theo ANTD
Tàn tạ vì ma túy "đá" Những khuôn mặt thất thần, những bước chân thơ thẩn và những ánh mắt vô hồn. Đôi khi, đâu đó bùng lên tiếng cười sằng sặc hoặc có người vẫy vùng điên loạn... Học viên cai nghiện ma túy được điều trị tại Trung tâm Thanh Đa Đó là cảnh tượng đập vào mắt khi bước vào khu... thư giãn của học viên...