Nhà dưỡng lão trên đỉnh đồi mang hơi thở thiên nhiên ở Nhật Bản
Cụm nhà hình nấm được bao phủ hoàn toàn bằng gỗ với mục đích để chúng sẽ biến đổi theo thời gian và dần trở thành một phần của thiên nhiên.
Ngôi nhà được đặt tên là Jikka – nghĩa là “nhà của cha mẹ” trong tiếng Nhật. Đây là mô hình nhà dưỡng lão hiện đại được thiết kế bởi kiến trúc sư Issei Suma, Nhật Bản. Ngôi nhà chính thức hoàn thành vào năm 2015.
Ngôi nhà nằm lọt thỏm trên đỉnh đồi ở Shizuoka.
Nhìn từ xa Jikka trông giống như những túp lều bước ra từ câu chuyện cổ tích.
Ngôi nhà dưỡng lão đặc biệt này thuộc sở hữu của hai người phụ nữ ở độ tuổi 60, một là nhân viên xã hội và người kia là đầu bếp. Tọa lạc tại vùng nông thôn miền núi thuộc tỉnh Shizuoka, Nhật Bản, khu phức hợp rộng 100 m2 này có chức năng vừa là nhà vừa là nơi làm việc của họ.
Ngôi nhà chính thức hoàn thành vào năm 2015.
Thiết kế độc đáo của nhà dưỡng lão hiện đại.
Vùng đất Shizuoka nổi tiếng là quê hương của núi Phú Sĩ. Sở hữu cảnh đẹp hữu tình, vào những năm 1980 và 90 nơi đây đã trở thành điểm đến nghỉ dưỡng được nhiều người thành thị săn lùng.
Tọa lạc trên một đỉnh đồi, Jikka trông giống như những túp lều bước ra từ câu chuyện cổ tích thần tiên. Cụm nhà màu trắng hình nấm nổi bật giữa không gian xanh mát khiến nơi đây trở thành một nhà dưỡng lão tư nhân hoàn hảo.
Video đang HOT
Cụm nhà màu trắng hình nấm nổi bật giữa không gian xanh mát.
Jikka là một khu phức hợp bao gồm 5 mô-đun ghép thành. Thiết kế đã tính đến những tiện ích dành cho người già như không có cầu thang, bồn tắm hình xoắn ốc có tích hợp đường dốc dành cho xe lăn.
Bồn tắm hình xoắn ốc có đường trượt cho xe lăn.
Tất cả các phòng đều đón ánh sáng tự nhiên.
Phòng khách và bàn ăn được đặt ở khu trung tâm và cũng là mô-đun lớn nhất của khu phức hợp. Chủ nhân của nhà dưỡng lão đang kinh doanh dịch vụ giao đồ ăn cho người cao tuổi, chính vì vậy khu vực này được dùng làm nơi chế biến và đóng gói đồ ăn.
Hai dãy nhà ở phía Tây bố trí một phòng ngủ chung, một phòng tắm và khu vực lưu trữ. Phía Đông là một dãy nhà có thể kê thêm hai giường.
Phòng bếp rộng rãi.
Với tầm nhìn ra khung cảnh thiên nhiên.
Lọt thỏm giữa ngọn đồi hùng vĩ, Jikka cũng mang trong mình “hơi thở của thiên nhiên”. Hình chóp của những cụm nhà được mô phỏng những ngọn núi xung quanh. Cụm nhà được bao phủ hoàn toàn bằng gỗ với mục đích chúng sẽ biến đổi theo thời gian và dần dần trở thành một phần của thiên nhiên.
Thiết kế hình chóp độc đáo.
Trần nhà cao “như nhà nguyện” của phương Tây giúp ánh sáng tự nhiên luôn tràn ngập trong nhà. Điều này rất tốt cho sức khỏe con người, đặc biệt là người già. Ngoài ra, nó còn có ý nghĩa, vào cuối đời, người sống trong căn nhà này có thể “bay” qua mái nhà lên thiên đường.
Khám phá "góc thanh thản" trong căn nhà truyền thống của người Nhật
Những khu vườn nhỏ trong sân nhà của người Nhật, được gọi là tsubo-niwa, thể hiện sự kết nối với thiên nhiên và hành động thiền định.
Thuật ngữ "tsubo-niwa" bao gồm tsubo - một đơn vị đo lường Nhật Bản có diện tích bằng hai tấm chiếu tatami (khoảng 3,3 mét vuông), và "niwa" có nghĩa là "khu vườn". Tsubo-niwa được mô tả là "khu vườn gần như nằm trong nhà" và là đặc điểm chính của một số ngôi nhà truyền thống tại Nhật Bản.
Tsubo-niwa là những khu vườn có diện tích rất nhỏ nằm bên trong nhà của người Nhật - Nguồn ảnh: Kyoto Journal
Mỗi khu vườn đều mang lại cảm giác gần gũi với thiên nhiên cho chủ nhân ngôi nhà - Nguồn ảnh: Machiya Residence
Tsubo-niwa bắt đầu xuất hiện tại Kyoto thế kỷ 8 và 9, ở sân trong của các cung điện thời Heian để mang lại sự gắn kết với thiên nhiên và đảm bảo tính riêng tư cho người sống ở phía sau. Tới thời Edo, các thương gia bắt đầu xây dựng tsubo-niwa để làm không gian chuyển tiếp và ngăn cách giữa cửa hàng và nhà ở của họ.
Tsubo-niwa có thể bao gồm các thảm thực vật, cây nhỏ, đèn lồng đá, tsukubai hoặc kèm theo các tượng điêu khắc - Nguồn ảnh: Kyoto Journal
Theo truyền thống, tsubo-niwa có thể bao gồm một thảm thực vật bao phủ mặt đất, hoặc một tảng đá và cây cối như momiji hoặc cây phong Nhật Bản có lá đổi màu vào mùa thu. Điểm nhấn của khu vườn thường là những chiếc đèn lồng bằng đá và tsukubai - một chiếc chậu nhỏ đựng nước dùng để rửa tay nhằm thanh tẩy cơ thể. Tsubo-niwa cũng có thể chứa các tác phẩm điêu khắc hoặc được rải sỏi trên phần lớn diện tích.
Tsubo-niwa cũng có thể chỉ gồm một diện tích nhỏ trong sân được trải đầy sỏi - Nguồn ảnh: The Garden of Zen
Tsubo-niwa có lúc đóng vai trò như một yếu tố kiến trúc để căn nhà trông rộng rãi và sáng sủa hơn - Nguồn ảnh: Pinterest
Mục đích chính của tsubo-niwa là tạo ra sự gắn kết với thiên nhiên cho chủ nhân ngôi nhà. Bên cạnh đó, nó là một yếu tố kiến trúc giúp mang lại cảm giác về sự rộng rãi, thoáng đãng và sáng sủa cho toàn bộ không gian. Một số tsubo-niwa còn hoạt động như một giếng trời, cung cấp gió cho cả căn nhà.
Tsubo-niwa được coi như "góc thanh thản" trong căn nhà Nhật - Nguồn ảnh: Muza chan
Tsubo-niwa thường được thiết kế để những người ở trong nhà có thể nhìn thấy chúng khi đang thư giãn hoặc ăn tối. Đó là lý do mà khu vườn này được coi là "góc thanh thản" của toàn bộ căn nhà, nơi mà người chủ có thể tạm gác lại những lo lắng và căng thẳng trong cuộc sống.
Tsubo-niwa là nơi mà chủ nhà có thể tạm gác lại những lo lắng để tìm về với sự an yên trong tâm hồn - Nguồn ảnh: Pinterest
Ngày nay, tsubo-niwa xuất hiện tại nhiều khu dân cư, khách sạn, nhà hàng và các tòa nhà công cộng trên thế giới như một nét đặc trưng của phong cách kiến trúc Nhật Bản.
Ngôi nhà yên bình có cây xanh ở khắp mọi nơi Cây xanh hiện diện ở mọi nơi trong công trình, đem lại vẻ đẹp xanh mát và không khí trong lành. Ngôi nhà nằm ở quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng, được xây dựng trên khu đất 100m2. Công trình có quy mô 3 tầng được thiết kế với ý tưởng đem thiên nhiên vào từng góc nhà, tạo nên một không gian...