Nhà điều kiện có tiếng, nhưng mẹ chồng tôi toàn cho cả nhà ăn thực phẩm rẻ tiền
Tiết kiệm là tốt, nhưng tiết kiệm đến nỗi mua hoa quả bầm dập, thực phẩm rẻ tiền như vậy liệu có tốt cho sức khỏe? Đây có phải “bệnh chung” của các bà mẹ già không?
Chẳng có dịp nào tôi về nhà chồng dài ngày mà không bị đau bụng ì ạch, vì ăn phải thực phẩm rẻ tiền không đảm bảo vệ sinh mỗi lần mẹ chồng đi chợ. Thế nhưng tôi chẳng biết có nên nói ra hay phải mở phải mở lời bẳng cách nào để không gây rạn nứt mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu.
Tôi lấy chồng cách nhà không xa. Ai cũng nói tôi may mắn khi lấy được người chồng tài giỏi, vừa biết kiếm tiền vừa biết tâm lý cho vợ, hơn thế tôi có một bà mẹ chồng dễ tính khỏi nói, nên về làm dâu tôi chẳng chút áp lực, thậm chí còn sướng hơn ở nhà mẹ đẻ.
Vợ chồng tôi có cuộc sống khá giả nên rất thường xuyên gửi tiền về biếu bố mẹ hai bên.
Nhưng hỡi ôi không biết vì sao, hay vì mẹ chồng tôi sống “tằn tiện thái quá” mà thức ăn bà nhất quyết phải chọn đồ thật rẻ dù trong nhà tiền tiêu chẳng hết. Thịt toàn chọn loại 2, loại 3. Mua hải sản phải chọn đồ giảm giá cuối ngày để rẻ hơn đôi chút, kể cả lẫn lộn những con đã có mùi hư hỏng… Xương sườn, mẹ toàn mua sẵn luộc lên rồi cất tủ lạnh cả tháng trời mỗi ngày lấy ra một ít để nấu bún ăn sáng. Hoa quả dập úng tí đầu, nhưng rẻ nên bà vẫn mua rồi bảo gọt phần đó đi là bên trong vẫn ăn ngon lành.
Tôi sợ và ám ảnh cái cách ăn uống cũng như lựa chọn thực phẩm rẻ tiền của mẹ chồng, vì suốt một tuần về quê chơi, không bữa nào tôi không bị đau bụng đi ngoài.
Tôi sợ và ám ảnh cái cách ăn uống cũng như lựa chọn thực phẩm rẻ tiền của mẹ chồng… (Ảnh minh họa)
10 ngày về ăn Tết là 10 ngày tôi ôm bụng quằn quại tưởng có vấn đề về dạ dày hay tá tràng nên sốt ruột lên Hà Nội khám, nhưng chẳng ra bệnh gì, vài hôm ăn uống đầy đủ lại tự khỏi.
Một tháng sau sinh, bà nội lên chăm cháu mà tôi cũng phát hoảng vì lại đâu vào đấy, dù tôi đã biết ý đưa rất nhiều tiền và dặn bà cứ đồ ngon đồ đắt thì mua, để cháu có sữa bú. Bực mình, tôi gắt chồng và bảo anh góp ý với mẹ, ai ngờ bà quay ra giận dỗi bảo chỉ muốn tiết kiệm cho con cháu mà bất hiếu trách móc, rồi bà hậm hực nói với chúng tôi rằng ngày xưa cả gia đình còn ăn như vậy suốt có sao đâu. Bà còn nghĩ chúng tôi đuổi khéo bà nên dọa sẽ không bao giờ lên nữa.
Tôi thực sự không biết có nên góp ý cho mẹ chồng hay không, vì đến con ruột mà bà đã phản ứng dữ dội như vậy, liệu tôi nói thì mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu có vì thế mà rạn nứt hay không? Mà cứ ngậm vào lòng tôi lại cảm thấy ấm ức, khó chịu và thật sự lo lắng cho sức khoẻ của tất cả mọi người trong gia đình? Mong mọi người chia sẻ và cho tôi lời khuyên?
Theo afamily.vn
Video đang HOT
Mồng 4 Tết vẫn chưa được về ngoại dù cách có 20km, nàng dâu ấm ức nói 1 câu khiến cả nhà chồng câm nín
Nhà ngoại cách cũng không xa nên cô hẹn ông bà ngoại chiều mồng 2 Tết sẽ xuống, rồi chiều mồng 3 thì về. Thế nhưng, mọi thứ lại xoay chuyển khiến chính cô cũng không ngờ.
Thanh và Linh lấy nhau hơn 2 năm trời, có 1 nhóc cũng vừa được 1 tuổi. Tết năm trước, Linh vừa sinh con xong nên vẫn đang ở cữ, qua Tết cô mới về bên ông bà ngoại nên chẳng có vấn đề gì.
Năm nay, khi con đã lớn thì cô bàn với chồng sẽ về đó 2 ngày. Nhà ngoại cách cũng không xa nên cô hẹn ông bà ngoại chiều mồng 2 sẽ xuống rồi chiều mồng 3 thì về. Thế nhưng, mọi thứ lại xoay chuyển khiến chính cô cũng không ngờ.
Nghĩ được về nhà ngoại Linh đã thấy vui vẻ. (Ảnh minh họa)
Ban đầu, sáng mồng 1 Tết, sau khi đi hết bên nội của nhà chồng, Thanh chép miệng bảo:
- Vợ cố lên, sáng mai đi mấy bác bên ngoại nữa rồi mình về mẹ em.
Linh mệt nhưng vẫn cười rất tươi khi nghĩ tới việc sắp được về nhà mình:
- Ok chồng, mai mình sẽ đánh nhanh thẳng nhanh, ngồi chút thôi rồi rút nhé.
Nhưng chẳng ngờ, trong bữa ăn tối, mẹ chồng bảo:
- Hai vợ chồng mai về ngoại làm gì, mai các chị về đây cả ngày, ở nhà nấu nướng, ăn uống nữa chứ.
Linh đá đá chân chồng để anh nói:
- À mẹ ơi, vợ chồng con ăn bữa trưa được rồi.
- Thế ăn bữa trưa thì khi nào đi thăm họ bên ngoại? Hay định đi tít mít tới trưa thì về ăn để mẹ với các chị nấu à?
Nghe bà nói thế, Thanh cũng im bặt. Linh thì hiểu thừa ý bà, ấm ức nuốt cho hết bát cơm. Bà nhìn cô, lạnh tanh nói thêm:
- Nay không về thì mai về, bố mẹ vẫn còn đấy, đi đâu mà sợ. Lùi có hôm nữa mà nó mặt nặng mày nhẹ thế kia.
(Ảnh minh họa)
Linh vẫn im lặng. Thanh thì sợ bà mắng vợ thêm, đỡ lời:
- Thôi mẹ, bọn con biết rồi. Sáng mai hai vợ chồng con ở nhà nấu nướng cùng các chị, chiều mai thì đi thăm họ hàng.
Nhưng rõ là bố mẹ chồng không muốn cho Linh về, nên cứ kiếm cớ để giữ chân cô lại. Tới tối mồng 2, sau khi cơm nước, dọn dẹp xong xuôi, cả gia đình ngồi uống nước, bố chồng lại chép miệng hỏi:
- Ô, thế vợ chồng cái Linh mai về ngoại à?
- Vâng bố, con xin phép sáng mai gia đình cho về bên ngoại và ngủ ở đó 1 tối, ngày kia chúng con lại đưa cháu về - Linh nhanh nhảu đáp trước.
- Thế không ở nhà làm mâm cỗ tiễn các cụ ra đồng à? Năm ngoái dâu mới mà sinh con đã không tiễn rồi...
Linh hiểu ngay ý của ông, nhưng kiên quyết đáp:
- Dạ, bố cho con xin phép. Hứa với ông bà ngoại mấy lần mà cứ khất. Năm tới chúng con về mồng 2 thì mồng 3 sẽ ở nhà tiễn các cụ.
- Thôi, năm tới thì biết trước thế nào, con lại sinh thêm đứa nào thì sao? Thôi, ở nhà thêm hôm nữa, mồng 4 thì về bên kia chết ai. Rồi sang đó ở tới lúc đi làm về đây bố cũng không giữ.
- Bố nói phải đấy. Mấy đứa còn trẻ, chẳng hiểu chuyện, bố mẹ sắp xếp hợp lí như thế thì nghe theo đi. Mồng 4 thì sang ngoại, ở đó tới tận lúc đi làm mới phải về có phải nhiều không? - Mẹ chồng Linh cũng được thể hùa vào.
(Ảnh minh họa)
Linh chỉ muốn cãi tay đôi với bố mẹ chồng ngay lúc ấy, nhưng Thanh biết cô đang tức giận, liền giữ tay cô lại rồi đỡ lời:
- Vâng, thế chiều mai làm cỗ sớm rồi vợ chồng con xin phép nhé bố mẹ.
Nhưng rồi Linh lại bị giữ chân lần nữa. Tới giờ, đã mồng 4 mà cô vẫn đang mắc kẹt trong bữa cơm trưa cho đoàn khách trên thành phố xuống. Cô ấm ức lắm. Nhưng khi nghe điện thoại mẹ đẻ gọi với giọng buồn buồn, Linh quyết sẽ không nhịn nữa. Cô lên phòng, chuẩn bị đồ rồi xuống thưa chuyện với bố mẹ:
- Bố mẹ ơi, cơm nước cho khách vừa rồi con cũng xong xuôi, khách cũng đã tiễn, giờ con xin phép đưa cháu về ngoại. Các cụ bảo "mồng 1 Tết cha, mồng 2 Tết mẹ", nhưng vì nghe theo bố mẹ mà con đành bất hiếu rồi. Giờ con xin phép về hết mấy ngày còn lại để bù đắp. Từ năm sau, con xin phép về từ chiều mồng 2 giống như các chị nhà mình.
Bố mẹ chồng á khẩu khi nghe lời Linh nói. Còn Linh, cô chỉ ra hiệu cho Thanh lên chuẩn bị đồ rồi qua ngoại. Cô vẫn chưa nguôi giận nhưng cô cũng nhận ra, sống với bố mẹ chồng không nên cứ nín nhịn mãi bất kể đúng sai.
Theo docbao.vn
Tôi muốn giải thoát cho mẹ khỏi ba Có điều, với con người của ba, nếu không có người chăm sóc ông sẽ chết vì đói và say. Hình ảnh minh họa Tôi sinh ra trong một gia đình nghèo, ba mẹ đều làm nông vất vả, làm quanh năm vẫn không đủ trả lãi ngân hàng. Từ nhỏ tới lớn tôi luôn chứng kiến cảnh gia đình túng thiếu tiền...