Nhà đầu tư nước ngoài mua hàng trăm căn hộ ở TP.HCM
Sau khi luật Nhà ở năm 2014 với một số điều kiện thông thoáng dành cho đối tượng người nước ngoài chính thức có hiệu lực từ ngày 1.7, nhiều Việt kiều và người nước ngoài đã bắt đầu rục rịch mua nhà ở Việt Nam.
Sau khi luật Nhà ở thông thoáng hơn, nhiều Việt kiều, người nước ngoài đã đầu tư vào thị trường bất động sản ở Việt Nam – Ảnh: Đình Quân
Đã mua 112 căn
Chiều 21.7, trong báo cáo thị trường bất động sản TP.HCM quý 2.2015, Công ty nghiên cứu CBRE cho biết có hàng trăm căn hộ được bán cho người nước ngoài sau khi luật Nhà ở 2014 có hiệu lực từ ngày 1.7 cho phép người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam. Cụ thể đã có 112 căn hộ tại một dự án lớn nhất TP.HCM của Tập đoàn Vingroup được bán cho người nước ngoài.
“Trong những năm qua, những nhà đầu tư nước ngoài vẫn thường phàn nàn về sự không công bằng trong thị trường Việt Nam. Còn bây giờ với sự thay đổi này, chúng ta có thể thấy liệu họ có thực sự muốn nắm bắt cơ hội”, báo cáo CBRE nhận định.
Báo cáo của CBRE cũng cho biết thị trường căn hộ tiếp tục phục hồi. Điều này đã được chứng minh bởi lượng tiêu thụ căn hộ kỷ lục của quý 2.2015 với hơn 10.000 căn. Nếu trước đây giai đoạn 2012 – 2013, khách hàng chủ yếu mua căn hộ ở phân khúc bình dân thì nay đã dịch chuyển sang phân khúc cao cấp.
Trong quý 2.2015, phân khúc cao cấp ghi nhận mức tiêu thụ khoảng 5.800 căn hộ, trong khi chỉ có khoảng 2.800 căn hộ được bán trong phân khúc bình dân.
Quý 2.2015 được ghi nhận là quý có số căn hộ cao cấp mở bán theo quý đứng thứ nhì trong lịch sử (tương đương 4.500 căn), đa số nằm ở khu đông Sài Gòn. Không chỉ số lượng chào bán căn hộ tăng cao, hầu hết các dự án cao cấp đã tăng giá bán trong giai đoạn/lần mở bán sau.
Ông Marc Townsend, Tổng giám đốc CBRE Việt Nam, cho biết trên thực tế, điều luật mới mở rộng cửa cho những nhà kinh doanh nước ngoài có quyền sở hữu các cơ sở sản xuất tại Việt Nam, nơi có chi phí vốn thấp hơn và chi phí nhân công rẻ hơn so với các nước láng giềng trong khu vực.
Những công ty quốc tế đang muốn tận dụng mức độ đô thị hóa nhanh và tầng lớp trung lưu ngày càng tăng tại Việt Nam để mua các tòa nhà thương mại phức hợp ở TP.HCM và Hà Nội nhằm thiết lập cơ sở kinh doanh, đồng thời tiến hành các hoạt động thương mại, bán lẻ.
Video đang HOT
Đơn cử Tập đoàn Lotte của Hàn Quốc mới đây đã mua lại cổ phần kiểm soát của khu phức hợp bậc nhất Diamond Plaza tại TP.HCM. Trong khi đó, Keangnam Landmark ở Hà Nội, tòa tháp 72 tầng cao nhất Việt Nam được định giá 770 triệu USD, đang được ngân hàng Goldman Sachs và Quỹ đầu tư Qatar Investment Authority nhăm nhe mua lại.
Theo ông Marc Townsend, ngoài ra các công ty niêm yết có vốn sở hữu 100% của nước ngoài không thuộc lĩnh vực nhạy cảm sẽ được phép hoạt động từ ngày 1.9.2015. Điều này giúp đẩy mạnh hoạt động thu mua bất động sản của nhà đầu tư nước ngoài nhằm đáp ứng nhu cầu chiến lược kinh doanh.
“Vốn đầu tư từ Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc và Hồng Kông hiện là nguồn vốn tích cực nhất trong lĩnh vực bất động sản, và tâm lý đầu tư sẽ chỉ tăng lên khi cân nhắc các điều luật mới trên”, ông Marc Townsend nói.
Gỡ khó nguồn gốc cho Việt kiều
Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (Horea) vừa có công văn gửi Chính phủ, Bộ Xây dựng, UBND TP.HCM về việc gỡ khó thủ tục tạo điều kiện cho Việt kiều, người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, cơ quan có thẩm quyền xác nhận nguồn gốc Việt Nam của người Việt Nam ở nước ngoài là Sở Tư pháp cấp tỉnh, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài.
Horea cho biết căn cứ để xác nhận nguồn gốc của người Việt Nam ở nước ngoài chủ yếu là khai sinh, thẻ căn cước, tờ khai gia đình, chứng minh nhân dân, hộ khẩu… Tuy nhiên, do hoàn cảnh lịch sử, nhiều người Việt ở nước ngoài nay không còn lưu giữ hồ sơ hộ tịch. Nhiều trường hợp hồ sơ hộ tịch gốc không còn lưu trữ tại các cơ quan có thẩm quyền trong nước.
Do vậy, cần phải có giải pháp để xử lý các trường hợp nêu trên tạo điều kiện cho người Việt Nam ở nước ngoài có cơ hội được mua và sở hữu nhà. Trước tháng 5.1975, ở phía nam, có phương thức tòa án dân sự được ra “án thế vì khai sinh”trên cơ sở khai trình của những người có liên quan, có hai nhân chứng có tuyên thệ, cam kết chịu trách nhiệm, để xử lý các trường hợp chưa có khai sinh hoặc không thể về quê gốc để trích lục khai sinh.
Từ đó, Horea kiến nghị bổ sung chế định giao cho tòa dân sự có thẩm quyền ban hành “án thế vì khai sinh” để giải quyết hợp trường hợp chưa có khai sinh, hoặc không còn hồ sơ hộ tịch gốc… giúp Việt kiều có thể mua nhà ở Việt Nam.
Theo Thanhnien
Chứng khoán Trung Quốc đổ vỡ là bài học "giá trị" cho Việt Nam
Nhiều định chế tài chính, chuyên gia trong nước và ngoài nước cũng cho rằng, đây sẽ là bài học với thị trường chứng khoán Việt Nam. Đặc biệt là việc cho áp dụng rộng rãi công cụ bán khống và đòn bẩy tài chính.
Thị trường đã phải trải qua gần 1 tháng giảm giá liên tục trong tâm lý bán tháo của các nhà đầu tư Trung Quốc.
Sau một thời kỳ dài gần 7 năm đi ngang và tích lũy, thị trường chứng khoán Trung Quốc đã chứng kiến một đợt sóng tăng cực kỳ mạnh mẽ bắt đầu từ tháng 6/2014 và kéo dài liên tục đến nửa đầu năm 2015.
Cụ thể, các chỉ số Shanghai Composite Index và Shenzhen Composite Index đã tăng tới 190%. Bên cạnh việc tăng giá, thanh khoản thị trường cũng đã tăng trưởng đột biến. Giá trị giao dịch trong giai đoạn gần đây đạt gần 400 tỷ USD tăng gấp 10 lần so 12 tháng trước đó, đồng thời đã vượt qua thị trường chứng khoán Mỹ
Tuy nhiên, đà tăng điểm kéo dài suốt 1 năm qua đã xuất hiện những dấu hiệu đổ vỡ đầu tiên khi thị trường chứng khoán Trung Quốc quay đầu sụt giảm mạnh kể từ ngày 15/6/2015 với tổng mức giảm lên tới trên 30%. Thị trường đã phải trải qua gần 1 tháng giảm giá liên tục trong tâm lý bán tháo của các nhà đầu tư Trung Quốc. Trong đó riêng 2 tuần đầu, Shanghai Composite Index đã liên tiếp đánh mất 18% số điểm.
Mặc dù xen kẽ xuất hiện những phiên phục hồi ngắn sau những biện pháp giải cứu của chính phủ, điều này đã không giúp thị trường thoát ra khỏi xu thế downtrend khi giá cổ phiếu sau đó tiếp tục lao dốc mạnh mất thêm 16% số điểm nữa.
Nhiều định chế tài chính, chuyên gia trong nước và ngoài nước cũng cho rằng, đây sẽ là bài học với thị trường chứng khoán Việt Nam. Đặc biệt là việc cho áp dụng rộng rãi công cụ bán khống và đòn bẩy tài chính khiến những nhà đầu tư có ít tiền, thậm chí không có tiền vẫn có thể đầu tư. Từ đó, giá cổ phiếu bị đẩy lên cao và tạo bong bóng.
Trong báo cáo đánh giá nhanh về thị trường chứng khoán Trung Quốc, công ty chứng khoán BIDV (BSC) cho rằng, thị trường chứng khoán Trung Quốc đổ vỡ là bài học giá trị cho các thị trường đang phát triển trong đó có Việt Nam.
Theo BSC, mục tiêu chính sách nới lỏng tiền tệ của chính phủ Trung Quốc về cơ bản là nhắm vào việc hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, những hiệu ứng phụ dẫn tới sự gia tăng quá mức của thị trường chứng khoán đã vượt ra ngoài sự kiểm soát của chính phủ nước này. Điều này cho thấy bất kỳ rủi ro nào cũng có thể xảy ra nếu thiếu sự chặt chẽ và đồng bộ trong điều hành kinh tế.
Ngoài ra, bài học cũng cho thấy tầm quan trọng của các nhà đầu tư tổ chức, nước ngoài đối với thị trường tài chính nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng. Sự đổ vỡ của thị trường chứng khoán có một phần lớn nguyên nhân từ phong trào đầu tư mang tính chất dây chuyền của số đông lớp nhà đầu tư cá nhân,nhỏ lẻ với kiến thức hạn chế về kinh tế, tài chính.
Với GDP hàng năm chỉ khoảng 117 tỷ USD, thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn còn rất nhỏ bé và còn rất lâu mới có thể thay thế được thị trường Trung Quốc.
Tuy nhiên, cũng nhiều ý kiến lạc quan cho rằng, cơn hoảng loạn của chứng khoán trong những ngày qua có thể sẽ trở thành lợi thế cho thị trường chứng khoán Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn mới cho nhà đầu tư quốc tế.
Theo đánh giá của BSC, khi vốn rút ra khỏi Trung Quốc sẽ chuyển dòng sang các thị trường mới, cụ thể là Việt Nam. Đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đã nổi lên và gây được nhiều sự chú ý trong con mắt nhà đầu tư tổ chức, nước ngoài. Nền kinh tế vĩ mô đang trên đà hồi phục tích cực, với nhiều cải cách và thay đổi mang tính "mở" hơn đối với quốc tế, trong đó có chính sách tăng tỷ lệ sở hữu nhà đầu tư nước ngoài tại các doanh nghiệp của Việt Nam gần đây.
Mới đây, CNBC dẫn nhận định của Eric Mustin, Phó Chủ tịch của WallachBeth Capital cho hay, nhiều nhà đầu tư là khách hàng tổ chức đã tìm hiểu về thị trường chứng khoán Việt Nam. Mustin cũng so sánh Việt Nam với Trung Quốc thời điểm cách đây một năm, khi mà Việt Nam đang trong quá trình nỗ lực từ thị trường sơ khai trở thành thị trường mới nổi theo xếp hạng của MSCI nhằm có cơ hội thu hút dòng vốn ngoại nhiều hơn.
Trên thực tế, một báo cáo của ANZ chỉ ra rằng, trong thời điểm thị trường chứng khoán Trung Quốc tăng trưởng nóng, khối ngoại đã liên tục bán ra. Tuy nhiên, khi thị trường này rơi vào cơn hoảng loạn, khối ngoại lại tiếp tục đổ tiền vào mua cổ phiếu.
Trong 4 tuần liên tục trở lại đây, khối ngoại đổ gần 20 tỷ USD vào thị trường chứng khoán Trung Quốc. Những diễn biến tại thị trường chứng khoán cũng tương tự, nhưng giá trị mua vào của khối ngoại trong cùng giai đoạn ước tỉnh chỉ vào khoảng 25 triệu USD, vô cùng nhỏ nếu mang so sánh với Trung Quốc.
Trang CNBC cũng dẫn nhận định của Erin Gibbs, Giám đốc đầu tư chứng khoán của S&P Capital cho rằng, một rào cản đối với nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường chứng khoán Việt Nam là hiện Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với một số thách thức, trong đó việc ổn định lạm phát và tăng trưởng thu nhập GDP bình quân đầu người.
Win Thin, trưởng bộ phận chiến lược thị trường mới nổi tại Brown Brothers Harriman thì cho rằng, đợt bán tháo của thị trường chứng khoán Trung Quốc, thị trường Việt Nam có thể hấp dẫn hơn. Tuy nhiên, với GDP hàng năm chỉ khoảng 171 tỷ USD, thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn còn rất nhỏ bé và còn rất lâu mới có thể thay thế được thị trường Trung Quốc.
Phương Dung
Theo Dantri
Từ 1.7, Việt kiều được mua nhà như người trong nước Từ ngày 1.7, Việt kiều được mua nhà như người trong nước (không hạn chế số lượng và loại nhà được sở hữu), người nước ngoài khi nhập cảnh vào VN cũng được phép mua nhà ở (trong các khu đô thị do nhà nước quy định). Từ 1.7.2015, người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam - Ảnh: Đình...