Nhà đầu tư nước ngoài liên tục mua ròng cổ phiếu: Nên mừng hay lo?
Trong bối cảnh TTCK vẫn đang chịu tác động khá lớn từ các yếu tố rủi ro vĩ mô toàn cầu, việc khối ngoại liên tục mua ròng được đánh giá là điểm sáng của thị trường.
Bởi thông thường, các nhà đầu tư nước ngoài thường có xu hướng đầu tư trong trung và dài hạn.
Dòng vốn ngoại là điểm sáng của thị trường
Thời gian qua, thanh khoản trên thị trường chứng khoán (TTCK) trong nước giảm mạnh do chịu tác động khá lớn từ việc các ngân hàng Trung ương lớn trên thế giới áp dụng chính sách tiền tệ thắt chặt, bao gồm cả Việt Nam. Chính sách tiền tệ thắt chặt khiến nhà đầu tư trong nước thận trọng trước những rủi ro có thể xuất hiện đối với nền kinh tế, nhất là dòng tiền nhà đầu tư cá nhân bán ròng rất mạnh. Theo thống kê của Công ty Chứng khoán VNDIRECT, tính tới đầu tháng 11/2022, giá trị giao dịch bình quân trên cả 3 sàn giảm 22,3% so với cùng kỳ 2021 xuống còn 20.862 tỷ đồng. Thanh khoản bình quân của HOSE đạt 17.696 tỷ đồng/phiên (giảm 19,6% so với cùng kỳ); trong khi chỉ tiêu này của HNX và UPCoM lần lượt đạt 2.023 tỷ đồng/phiên (giảm 36,0%) và 1.142 tỷ đồng/phiên (giảm 32,8%).
Tuy nhiên, trái ngược với việc bán ròng mạnh của nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài lúc đầu cũng bán ròng mạnh, nhưng sau đó đã quay lại mua ròng kể cả khi thị trường giảm sâu.
Trái ngược với việc bán ròng mạnh của nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài lúc đầu cũng bán ròng mạnh, nhưng sau đó đã quay lại mua ròng kể cả khi thị trường giảm sâu. (Ảnh minh họa: KT)
Theo số liệu từ VNDIRECT, các nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng trên TTCK Việt Nam khoảng 6.614 tỷ đồng (283 triệu USD) trong quý I/2022 sau khi xung đột Nga – Ukraine leo thang và Cục Dự trữ Liêng bang Mỹ bắt đầu nâng lãi suất. Sau đó, khối ngoại dần quay lại tích cực hơn kể từ tháng 4 và mua ròng mạnh trong đợt giảm giá sâu của TTCK vào tháng 11.
Đáng chú ý, trong tháng 11/2022, khối ngoại đẩy mạnh mua ròng, đạt 16.900 tỷ đồng trên 3 sàn, mức cao nhất theo tháng kể từ tháng 5/2018 ( 22.800 tỷ đồng). Nhờ sự tham gia gia tích cực, tỷ trọng giao dịch của khối ngoại đạt 14% trong tháng 11, cao hơn mức 11,1% ở tháng 10 và bỏ xa mức 8,3% bình quân 11 tháng năm 2022).
Theo nhiều chuyên gia chứng khoán, trong bối cảnh TTCK vẫn đang chịu tác động khá lớn từ các yếu tố rủi ro vĩ mô toàn cầu, việc khối ngoại mua ròng bền bỉ và dài hạn là điểm sáng của thị trường. Bởi thông thường, các nhà đầu tư nước ngoài thường có xu hướng đầu tư trong trung và dài hạn; đồng thời, dòng tiền ngoại bao gồm cả các quỹ đầu tư chuyên nghiệp và có sự phân tích đánh giá kỹ lưỡng.
Video đang HOT
Trong những tháng đầu năm, khi những lo ngại về lạm phát toàn cầu gia tăng, chính sách tiền tệ thắt chặt, xung đột địa chính trị leo thang giữa Nga – Ukraine, thì TTCK Việt Nam đã điều chỉnh giống như hầu hết các thị trường mới nổi, khiến định giá của thị trường rơi xuống mức thấp nhất trong 5 năm qua. Điều này kích hoạt dòng vốn nước ngoài quay trở lại tìm kiếm cơ hội đầu tư ở những cổ phiếu đầu ngành có mức định giá hấp dẫn với rủi ro giảm giá thấp.
Ông Đỗ Bảo Ngọc, Phó Tổng Giám đốc Công ty Chứng khoán Kiến Thiết Việt Nam (CSI) nhận định, dòng tiền ngoại vào ròng mạnh thời gian qua là điểm sáng nhà đầu tư cần quan tâm. Khối ngoại đang đánh giá thị giá thị trường đang rất hấp dẫn, nhất là các mã đầu ngành. Cơ hội nâng hạng từ cận biên lên mới nổi là rất lớn.
“Khi TTCK Việt Nam trở thành thị trường mới nổi, các quỹ đầu tư chủ động sẽ đánh giá tích cực hơn về thị trường và tìm kiếm thêm cơ hội đầu tư ở Việt Nam. Việc được công nhận là thị trường mới nổi sẽ giải quyết được rất nhiều vấn đề với thị trường trong nước, đặc biệt trong vấn đề thu hút dòng vốn ngoại. Ước tính sẽ có thêm hàng chục tỷ USD đầu tư vào thị trường Việt Nam thông qua hai kênh quỹ đầu tư ETF, quỹ đầu tư chủ động. Các quỹ ETF cũng sẽ mua vào những cổ phiếu có vốn hóa lớn, thuộc nhóm VN30″, ông Đỗ Bảo Ngọc cho biết.
Cùng quan điểm, ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc phân tích Khối khách hàng cá nhân của Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam cho rằng, hiện tại yếu tố hấp dẫn nhất của TTCK Việt Nam là định giá. Ngoài ra, tâm lý nhà đầu tư nước ngoài thường hướng tới xu hướng đầu tư dài hạn, do đó, giai đoạn giảm mạnh là cơ hội lớn cho nhà đầu tư nước ngoài mua vào.
“Từ nay tới cuối năm khuynh hướng chính của nhà đầu tư nước ngoài sẽ là tăng dần tỷ trọng, mua với định giá thấp. Bối cảnh kinh tế vĩ mô của Việt Nam tốt lên là cơ hội, lợi thế để tiền có thể chảy vào chỗ trũng và Việt Nam sẽ là vùng trũng thu hút dòng vốn từ nhà đầu tư nước ngoài”, ông Minh dự báo.
Việt Nam còn nhiều yếu tố hấp dẫn vốn ngoại
Bà Trần Thị Khánh Hiền, Giám đốc Khối phân tích, Công ty Chứng khoán VNDIRECT cho rằng, trong khi các nhà tư đầu từ Mỹ, châu Âu còn tương đối thận trọng, thì các nhà tư trong khu vực như Đài Loan, Singapore, Thái Lan,… lại rất lạc quan về TTCK Việt Nam.
“Điều này cũng khá dễ hiểu vì trong bối cảnh FED nâng lãi suất điều hành, thì dòng vốn có xu hướng rút khỏi các thị trường mới nổi. Tuy nhiên, dòng vốn thông minh trong khu vực vẫn lựa chọn Việt Nam là điểm đến đầu tư, do họ hiểu rõ đặc tính của TTCK Việt Nam và tin rằng câu chuyện tăng trưởng của Việt Nam cũng sẽ như các thị trường Thái Lan, Đài Loan 5 năm hay 10 năm về trước. Vì vậy khi thị trường giảm là cơ hội để giải ngân và tích lũy”, chuyên gia của VNDIRECT lý giải.
Theo ông Đinh Quang Hinh, Trưởng Bộ phận kinh tế vĩ mô và chiến lược thị trường của VNDIRECT, tín hiệu đạt đỉnh của cả lạm phát toàn cầu lẫn lãi suất của Mỹ sẽ kích thích khẩu vị rủi ro của nhà đầu tư nước ngoài tìm kiếm câu chuyện tăng trưởng cao từ những thị trường mới nổi. Ngoài ra, việc thất thế gần đây của các cổ phiếu công nghệ đã dẫn đến sự chuyển hướng đầu tư sang các hoạt động kinh doanh truyền thống, đây cũng là bản chất của TTCK Việt Nam, nơi ngân hàng, bất động sản, điện lực, tiêu dùng chiếm ưu thế về vốn hóa.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để thu hút thêm dòng vốn ngoại, cần phải cải thiện sự minh bạch của thị trường và có thêm nhiều loại sản phẩm. Với nhà đầu tư nước ngoài khi tiếp cận thị trường Việt Nam, họ rất khó tiếp cận thông tin quan trọng. Điều này dẫn đến khối này phải gánh chịu thêm rủi ro không cần thiết. Vì thế, cải thiện sự minh bạch có thể là chìa khóa giúp thu hút nhà đầu tư nước ngoài./.
ACBS: Thị trường đã xoay trục, cơ hội tốt để tích lũy cổ phiếu ở mức giá thấp .
Tổng doanh thu 19 tập đoàn, tổng công ty trực thuộc Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước ước đạt hơn 1,1 triệu tỷ đồng
Hầu hết các Tập đoàn, Tổng Công ty trực thuộc Ủy ban đều hoàn thành, vượt kế hoạch về lợi nhuận.
Ngày 15/12/2022, tại Hà Nội, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (Ủy ban) đã tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và tập đoàn, tổng công ty trực thuộc năm 2022 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2023.
Đại diện Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp cho biết, năm 2022 tình hình thế giới biến động phức tạp bởi nhiều sự kiện như căng thẳng địa chính trị, tình trạng lạm phát cao, chính sách tiền tệ tiếp tục thắt chặt, rủi ro trên thị trường tài chính, tiền tệ, bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp cùng với những hậu quả từ dịch Covid,...
Điều này tác động mạnh mẽ đến toàn bộ nền kinh tế nói chung và các Tập đoàn, Tổng Công ty trực thuộc Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp nói riêng. Theo đó, một số doanh nghiệp thuộc Ủy ban lợi nhuận giảm mạnh, có doanh nghiệp lỗ lớn, giảm vốn chủ sở hữu.
Trước tình hình đó, Ủy ban và các Tập đoàn, Tổng Công ty đã cố gắng vượt qua khó khăn, thách thức, tận dụng tối đa những cơ hội, hoàn thành ở mức cao nhất nhiệm vụ công tác năm 2022.
Với sự nỗ lực, phấn đấu, đổi mới tư duy và quán triệt thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đề ra, hoạt động của các doanh nghiệp năm 2022 về cơ bản duy trì ổn định và đạt được một số kết quả tích cực.
Về sản xuất, kinh doanh , Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp cho biết, tổng hợp kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch giao cho công ty mẹ của 19 tập đoàn, tổng công ty đạt nhiều kết quả tích cực.
Tổng doanh thu ước đạt 1,1 triệu tỷ đồng (bằng 114% kế hoạch và 133% so với năm 2021); tổng lợi nhuận trước thuế của 18 tập đoàn, tổng công ty ước đạt hơn 39 nghìn tỷ đồng (bằng 173% kế hoạch và bằng 117% so với năm 2021).
Trong đó, 15/19 tập đoàn, tổng công ty hoàn thành và vượt kế hoạch về doanh thu; 17/19 tập đoàn, tổng công ty hoàn thành và vượt kế hoạch về lợi nhuận trước thuế; 16/19 tập đoàn, tổng công ty hoàn thành và vượt kế hoạch về nộp ngân sách nhà nước.
Một số tập đoàn, tổng công ty đã có nhiều nỗ lực, đạt nhiều kết quả tích cực, vượt mức kế hoạch tại nhiều chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh so với những năm trước (PVN, Petrolimex, Vinachem, TKV, VEC...).
Về thực hiện và giải ngân vốn đầu tư năm 2022 , sau 4 năm chuyển về Ủy ban quản lý, có 41 dự án nhóm A, 125 dự án nhóm B đã được các Tập đoàn, Tổng Công ty thuộc Ủy ban phê duyệt/triển khai thực hiện/hoàn thành đầu tư.
Trên cơ sở tổng hợp ý kiến của các Tập đoàn, Tổng Công ty, Ủy ban đã báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan có thẩm quyền tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách, pháp luật để triển khai thực hiện nhiều dự án đầu tư; trong đó, có 10 dự án lớn, quan trọng, cấp thiết đã chậm tiến độ từ nhiều năm, với tổng mức đầu tư khoảng 259.000 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, trong năm 2022, Ủy ban và các doanh nghiệp đã triển khai nhiều dự án đầu tư trọng điểm, có tính kết nối, lan toả, tạo động lực, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội. Đó là các cơ sở hạ tầng thiết yếu, các công trình lớn, có ý nghĩa quan trọng nhiều mặt cả về kinh tế, chính trị lẫn an ninh quốc phòng, an ninh năng lượng như chuỗi dự án Lô B, Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2, Nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng, Cảng hàng không quốc tế Long Thành...
Ủy ban cũng đã nhanh chóng cụ thể hóa chủ trương chuyển đổi số quốc gia của Đảng và Chính; định hướng hoạt động công nghệ thông tin, chuyển đổi số của Ủy ban; từng bước hình thành môi trường làm việc số. Thường xuyên chỉ đạo các doanh nghiệp trực thuộc tích cực triển khai các nội dung, giải pháp theo Chương trình Chuyển đổi số Quốc gia của Chính phủ; tham mưu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ một số giải pháp nhằm huy động nguồn lực của doanh nghiệp nhà nước thúc đẩy quá trình chuyển đổi số quốc gia nói chung và tại các doanh nghiệp nói riêng.
Đồng chí Nguyễn Hoàng Anh - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp phát biểu bế mạc Hội nghị
"Theo dự báo, tình hình quốc tế và trong nước năm 2023 tiếp tục có nhiều yếu tố rủi ro, phức tạp, khó lường. Do đó, để hoàn thành nhiệm vụ công tác năm 2023, Ủy ban và các Tập đoàn, Tổng công ty cần nỗ lực, quyết tâm rất lớn để vượt qua khó khăn, thách thức, nắm bắt được cơ hội đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh và đầu tư phát triển. Với kinh nghiệm, sự quyết tâm, tinh thần trách nhiệm cao và kết quả đạt được năm 2022, tôi tin tưởng rằng, năm 2023, Ủy ban và các Tập đoàn, Tổng công ty sẽ hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ công tác đề ra" - Chủ tịch Nguyễn Hoàng Anh - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhấn mạnh.
Dragon Capital: Đỉnh điểm của sự bi quan đã qua đi, TTCK Việt Nam tăng trở lại trên nền định giá thấp Theo Dragon Capital, định giá thấp sẽ là cơ sở vững chắc để thị trường chứng khoán Việt Nam tăng trở lại khi sự hoảng loạn qua đi và các áp lực suy thoái đã giảm bớt. Trong báo cáo tháng 11 mới công bố, Dragon Capital cho rằng thị trường trải qua tháng 11 đây biên đọng với áp lực bán giải...