Nhà đầu tư lớn ‘tháo chạy’ khỏi chứng khoán Trung Quốc
Sau hai tháng chứng khoán biến động, những nhà đầu tư giàu nhất Trung Quốc bắt đầu rời bỏ thị trường, trong khi các nhà đầu tư nhỏ lẻ vẫn không thôi mua vào cổ phiếu.
Nhà đầu tư lớn thoái lui trong khi nhà đầu tư nhỏ lẻ vẫn mua vào cổ phiếu Trung Quốc – Ảnh: Reuters
Theo Bloomberg, số nhà đầu tư nắm giữ hơn 10 triệu nhân dân tệ, tương đương 1,6 triệu USD, cổ phiếu đã giảm 28% trong tháng 7. Số nhà đầu tư có trong tay từ 1 triệu nhân dân tệ đến 10 triệu nhân dân tệ đầu tư vào cổ phiếu thì giảm 22%. Trong khi đó, những nhà đầu tư nhỏ lẻ, với số vốn đổ vào cổ phiếu ít hơn 100.000 nhân dân tệ, thì tăng 8%, theo số liệu từ cơ quan nhà nước Trung Quốc.
Ngoài việc giá trị thị trường sụt giảm, hãng nghiên cứu CLSA cho hay lý do khác là những nhà đầu tư giàu nhất đã tận dụng cơ hội khi chính phủ mua vào cổ phiếu, hỗ trợ thị trường để rút tiền khỏi chứng khoán. Thị trường chứng khoán Đại lục trước đó đã tăng liên tục và đạt đỉnh hồi tháng 6.
Nhà đầu tư lớn hiện tìm được ít lý do hơn để sở hữu cổ phiếu Trung Quốc trong bối cảnh thu nhập doanh nghiệp yếu và một số thì được định giá thuộc hàng cao nhất thế giới.
“Giới đầu tư giàu có, những người đã trải qua thị trường giảm điểm, tốt hơn hết là nên rời bỏ thị trường”, Hu Xingdou, giáo sư kinh tế tại Viện Công nghệ Bắc Kinh (Trung Quốc) nói.
Video đang HOT
Kết phiên giao dịch 18.8, chỉ số Shanghai Composite giảm hơn 6%. Đó là phiên giảm điểm mạnh nhất kể từ ngày 27.7.
“Nhà đầu tư lớn là những người dẫn dắt thị trường và họ thường am hiểu hơn. Không có nhiều yếu tố cơ bản hỗ trợ cho các cổ phiếu hạng A. Lợi nhuận các công ty đó yếu”, Francis Cheung, chuyên gia về Trung Quốc và Hồng Kông tại CLSA cho hay.
Dù thế, theo thương nhân Gerry Alfonso tại Shenwan Hongyuan Group ở Thượng Hải, giới đầu tư quyết định gắn bó dài hạn với thị trường có thể chứng minh rằng chứng khoán Đại lục vẫn còn “rất hấp dẫn”, vì tăng trưởng kinh tế nước này vẫn còn mạnh hơn nhiều nước khác.
Song trong khi chờ đợi chứng khoán phục hồi, họ đang tìm kiếm giải pháp thay thế. Đó có thể là thị trường bất động sản hoặc cơ hội ở thị trường nước ngoài.
Thu Thảo
Theo Thanhnien
'Cứu tinh' chứng khoán Trung Quốc dùng hàng trăm tỉ USD để mua gì?
Với 483 tỉ USD trong tay và nhiệm vụ "giải cứu" thị trường, hãng Tài chính Chứng khoán Trung Quốc nhanh chóng trở thành nhà đầu tư có tầm ảnh hưởng lớn nhất trên thị trường chứng khoán Đại lục.
Công ty Tài chính Chứng khoán Trung Quốc đã được dùng đến 483 tỉ USD và đang cần thêm 322 tỉ USD để "giải cứu" chứng khoán - Ảnh: AFP
Là cơ quan chủ chốt được giao nhiệm vụ "giải cứu" thị trường chứng khoán, công ty quốc doanh Tài chính Chứng khoán Trung Quốc (CSF) đã được trao quyền sử dụng từ 403 tỉ USD đến 483 tỉ USD để mua vào cổ phiếu.
Hôm 6.6, một nguồn tin thân cận với CSF cho hay hãng này đang tìm cách tiếp cận thêm 2.000 tỉ nhân dân tệ, tương đương 322 tỉ USD, để thực hiện nhiệm vụ bình ổn thị trường chứng khoán. Nếu được chấp thuận, CSF sẽ nắm tổng cộng 5.000 tỉ nhân dân tệ trong tay.
Sự im lặng của CSF trong quá trình thực hiện nhiệm vụ khiến bức tranh "giải cứu" thị trường tổng thể ở nước này vẫn là điều bí ẩn.
Tuy vậy, Bloomberg hôm nay 10.8 cho biết nhờ quy định công bố thông tin cổ đông lớn, dữ liệu giao dịch vừa tiết lộ danh tính các công ty được CSF mua cổ phiếu.
Nhìn chung, nội dung chi tiết của dữ liệu cho thấy hãng CSF dành sự ưu ái cho cổ phần các công ty đường sắt. Ngoài ra, CSF cũng nắm cổ phiếu của các hãng chăm sóc sức khỏe, thực phẩm và công nghệ. Tuần trước, báo cáo China Securities Journal của nhà nước Trung Quốc cho hay CSF đầu tư 32 tỉ USD vào các quỹ tương hỗ.
"CSF đã trở thành người chơi lớn nhất trên thị trường chứng khoán. Những nhà đầu tư còn lại nên mua các loại cổ phiếu mà công ty này đã mua, hoặc chí ít là tránh làm điều ngược lại, tức tránh bán khống", chuyên gia kinh tế Steve Wang tại hãng dịch vụ tài chính Reorient Financial Markets nói.
Một vài doanh nghiệp mà CSF đã bắt đầu mua vào, hoặc tăng lượng cổ phần nắm giữ kể từ ngày 30.6 là: công ty Đường sắt Trung Quốc, công ty Xây dựng Đường sắt Trung Quốc, hãng năng lượng Guanghui Energy, tập đoàn Công nghiệp Inner Mongolia Yili, tập đoàn thuộc lĩnh vực y tế Humanwell Healthcare, công ty Bảo vệ môi trường và Vật liệu mới Bắc Kinh, công ty Vật liệu mới 3F Thượng Hải...
Cụ thể, công ty Đường sắt Trung Quốc và công ty Xây dựng Đường sắt Trung Quốc là hai hãng mà CSF đầu tư vào nhiều nhất.
CSF nắm giữ 10,4 tỉ nhân dân tệ, khoảng 1,7 tỉ USD, của công ty Đường sắt Trung Quốc - một trong những nhà thầu xây dựng đường sắt lớn nhất nước này. Với công ty Xây dựng Đường sắt Trung Quốc - công ty có giá trị thị trường 211,7 tỉ nhân dân tệ, CSF nắm giữ 9,1 tỉ nhân dân tệ.
Thu Thảo
Theo Thanhnien
Trung Quốc bơm 144 tỉ USD giải cứu chứng khoán Trung Quốc đã bơm khoảng 144 tỉ USD để giải cứu thị trường chứng khoán bất ổn của nước này. Đây là nhận định của ngân hàng Goldman Sachs. Goldman Sachs cho rằng Bắc Kinh đã dùng 144 tỉ USD cứu thị trường chứng khoán - Ảnh: Reuters Theo Financial Times, Goldman Sachs ước tính Đại lục đã dùng 144 tỉ USD để...