Nhà đầu tư chốt lời sớm, VN-Index chưa thể quay lại đỉnh cũ
Phiên giao dịch cuối cùng của tháng 3, cũng là ngày cuối quý, rơi vào trạng thái giằng co khi thanh khoản chững lại đúng thời điểm lượng hàng bắt đáy về tài khoản. Nhà đầu tư lại có khuynh hướng chốt lời ở gần đỉnh cao cũ.
Bộ ba MSN, VHM, SAB chiếm quá nửa điểm tăng
Lực tăng của nhóm cổ phiếu blue-chips vẫn khá tốt phiên này, nhưng không đủ để tạo chuyển biến rõ nét. Trạng thái giằng co diễn ra trên khắp thị trường vì phiên này lượng hàng bắt đáy ở phiên thấp nhất hôm 26/3 về tài khoản.
Cũng phải nhớ lại rằng hôm 26/3, thị trường biến động cực mạnh với một nhịp đánh thủng ngưỡng hỗ trợ tâm lý 1150 điểm của VN-Index. Chỉ số giảm sâu nhất hôm đó tới 2,17%. Lực cầu bắt đáy vùng giá thấp khá mạnh sau đó đã kéo ngược giá lên. Vì vậy có khá nhiều cổ phiếu được thu gom giá rẻ.
Hôm nay lượng cổ phiếu đó về tài khoản và việc áp lực bán tăng lên không có gì khó đoán. Thêm nữa, ngay đầu phiên VN-Index còn nhảy tăng một nhịp khá tốt lên 1196,45 điểm, tăng 0,85% so với tham chiếu. Khá nhiều cổ phiếu thời điểm đó bật tăng tới trên 2% so với tham chiếu như HDB, TCB, VHM, VIC, MSN, PLX, STB, TCH.
Đà tăng này đem lại lợi thế lớn cho nhà đầu tư bắt đáy, khi lợi nhuận gia tăng thêm đáng kể. Nhu cầu chốt lời xuất hiện dồn dập bắt đầu gây sức ép lên thị trường ngay từ giữa phiên sáng. Chỉ số trượt giảm liên tục suốt từ khoảng 10h20 sáng tới tận 1h30 chiều mới dừng lại. Từ mức tăng 0,85%, chỉ số rơi thẳng về tham chiếu.
Video đang HOT
Hoạt động chốt lời cũng có yếu tố thúc đẩy nữa là thị trường tăng liền 3 phiên và quay trở lại sát đỉnh cao cũ. Ở đỉnh cao nhất hôm nay, chỉ số chỉ thấp hơn đỉnh lịch sử 1.200 chưa tới 4 điểm. Các lần kiểm định đỉnh trước đây đều xuất hiện lực bán chốt lời ngắn hạn tương tự.
Tuy nhiên, áp lực bán hôm nay cũng không hoàn toàn khống chế được thị trường. Sàn HSX vẫn có khá nhiều mã tăng giá, thực ra là số tăng giảm gần bằng nhau. VN-Index đóng cửa vẫn trên tham chiếu 0,43% hay 5,08 điểm. Vn30-Index tăng 0,45%.
Yếu tố trụ bộc lộ khá rõ. Đáng kể nhất là MSN đóng cửa tăng 4,52%, VHM tăng 1,04%, SAB tăng 2,86%. Ba mã này đóng góp tới 3,1 điểm cho VN-Index. Nếu tính thêm cả VIC tăng 0,77% đóng góp 0,8 điểm nữa thì gần như chỉ số là do nhóm trụ đẩy lên.
Thực vậy, lực cầu bắt đáy tuy giúp cổ phiếu tăng giá, chỉ số tăng điểm, nhưng sức ép vẫn bộc lộ rõ ràng. Rất nhiều cổ phiếu đã bị đánh tụt khỏi đỉnh cao buổi sáng với biên độ khá rộng, như CTG, GAS, HDB, MBB, TCB, VHM, VIC, BID, HPG, POW, STB, TCH… đều bị ép xuống hơn 1%.
Áp lực sẽ còn gia tăng
Chiến lược giao dịch ngắn hạn vẫn đang chiếm ưu thế trong giai đoạn hiện tại, dù đến nay đã là hết tháng 3. Nhà đầu tư vẫn bất an với đỉnh cao lịch sử 1.200 và chọn giải pháp chốt lời trước. Ngay cả khi thị trường có triển vọng vượt đỉnh, nhà đầu tư cũng không sẵn sàng đặt cược toàn bộ cổ phiếu mà chỉ một phần. Do đó áp lực bán thường tăng lên ở gần đỉnh.
Nếu nhìn từ góc độ chốt lời ngắn hạn thì thanh khoản sụt giảm hôm nay lại có nét tích cực. Tổng giá trị khớp sàn HSX giảm khoảng 10% so với hôm qua, đạt 13.024 tỷ đồng. Sàn HNX tăng giao dịch 33% chủ yếu do SHB giao dịch quá mạnh. Đặc biệt, nhóm VN30 giảm giao dịch 14% nhưng chỉ số vẫn tăng và số mã tăng trong rổ là 17 mã so với 10 mã giảm. Cũng phải nhấn mạnh rằng blue-chips giảm giá sâu nhất hôm 26/3.
Phiên cuối tháng cũng chứng kiến mức bán ra có phần giảm đi của khối ngoại. Cổ phiếu thuộc rổ Vn30 chỉ còn bị bán ròng 133 tỷ đồng và cả sàn HSX là 211,5 tỷ đồng. Vẫn có những mã bị xả cực lớn như CTG bị bán ròng 151,4 tỷ đồng, VNM xả ròng 140 tỷ, VRE -65 tỷ… Trạng thái được đảo ngược nhờ VIC mua ròng tới 394,5 tỷ đồng.
Nếu tính về thời điểm thì chỉ từ đầu năm đến nay, VN-Index đã bước sang lần thứ 4 cố gắng kiểm định lại đỉnh cao 1.200. Sự khác biệt lớn nhất là thị trường đang chuẩn bị đón nhận những thông tin kết quả kinh doanh quý 1.
BacABank chào sàn HNX ngày 3/3, giá tham chiếu 16.000 đồng/cổ phiếu
708,5 triệu cổ phiếu BAB, tương ứng tổng giá trị 7.085 tỷ đồng sẽ chào sàn HNX vào ngày 3/3 tới đây...
Giao dịch tại Bắc Á Bank.
Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa có thông báo về ngày giao dịch đầu tiên của cổ phiếu BAB của Ngân hàng TMCP Bắc Á (BacABank).
Theo đó, 708,5 triệu cổ phiếu BAB, tương ứng tổng giá trị 7.085 tỷ đồng sẽ chào sàn HNX vào ngày 3/3 tới đây. Giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên là 16.000 đồng/cổ phiếu.
Trước đó, 500 triệu cổ phiếu BAB đã chính thức gia nhập thị trường chứng khoán UpCoM vào ngày 28/12/2017 với giá 20.000 đồng/cổ phiếu và đã được chấp thuận niêm yết trên sàn HNX từ đầu tháng 1/2021. Cổ phiếu này đã có phiên giao dịch cuối cùng trên UPCoM vào ngày 24/2 với mức tăng nhẹ 0,9% lên mức giá 21.900 đồng/CP.
Về kết quả kinh doanh, năm 2020 BacABank ghi nhận thu nhập lãi thuần đạt 2.018 tỷ đồng, tăng 2,6% so với năm 2019 (1.967 tỷ đồng) và lợi nhuận trước thuế cả năm đạt 737 tỷ đồng, giảm 21% so với năm 2019 (933,89 tỷ đồng) và vượt 5,29% kế hoạch (700 tỷ đồng); lợi nhuận sau thuế đạt hơn 594 tỷ đồng, giảm 20,69% so với cùng kỳ (749 tỷ đồng).
Tại ngày 31/12/2020, tổng tài sản BacABank đạt 117.192 tỷ đồng, tăng 8,6% so với cuối năm 2019 (107.889 tỷ đồng) - trong đó, cho vay khách hàng tăng 8,9%, từ 72.933 tỷ đồng lên 79.440 tỷ đồng và tiền gửi khách hàng tăng 13,5%, từ 76.163 tỷ lên 86.442 tỷ đồng.
Cũng tính đến hết 31/12/2020, BAC A BANK có mạng lưới giao dịch đạt 146 điểm giao dịch gồm 01 Hội Sở chính, 44 chi nhánh và 100 Phòng giao dịch tại 31 tỉnh thành kinh tế trọng điểm trên cả nước.
Cổ phiếu HHP "chuyển nhà" sang sàn HOSE Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa có thông báo về việc chấp thuận hủy niêm yết tự nguyện đối với 18 triệu cổ phiếu mã HHP của Công ty cổ phần Giấy Hoàng Hà Hải Phòng. Sở GDCK Hà Nội (HNX) vừa ra thông báo hủy niêm yết đối với cổ phiếu VIX của CTCP Chứng khoán VIX vào ngày...