Nhà đầu tư bất động sản nào sẽ bình yên đi qua mùa giông bão?
“Khi toàn thị trường gần như ở đâu cũng tăng – thì ai cũng là nhà đầu tư tài năng, ai cũng thắng lợi.
Nhưng khi thị trường vào giai đoạn “thủy triều rút”, thì chỉ những nhà đầu tư có nền tảng tài chính bền vững, có thu nhập tốt… mới bình yên đi qua mùa giông bão?”
Thị trường sẽ ra sao?
Một loạt tác động từ chính sách “siết lại” thị trường của các cơ quan chức năng khiến diễn biến của kênh đầu tư này có sự đổi thay. Đánh giá về động thái này,các chuyên gia cho rằng, thị trường cần phải có sự điều chỉnh lại cho hợp lý. Theo PGS.TS, Đinh Trọng Thịnh, sau khoảng thời gian phát triển nóng, các chính sách siết lại thị trường là hoàn toàn cần thiết. Vị chuyên gia này nhận định, có thể chủ thể tham gia thị trường sẽ lo ngại nhưng nhìn về dài hạn thì đây là tín hiệu tốt, giúp thị trường trở nên minh bạch hơn.
Chung quan điểm đó, TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính – ngân hàng nhận định, trong ngắn hạn, nhà đầu tư, doanh nghiệp, người mua nhà sẽ gặp khó khăn. Nhưng về dài hạn, thị trường sẽ phát triển bền vững sau khoảng thời gian tăng trưởng nóng.
Ở góc độ nhà đầu tư, ông Lê Quốc Kiên, chuyên gia bất động sản, người có nhiều năm kinh nghiệm cho hay: “Thời gian gần đây, khi các chính sách quản lý nhà nước bắt đầu thể hiện “sức nặng” trong việc kiềm chế thị trường bất động sản, cũng là lúc các nhà đầu tư bắt đầu lộ rõ “ai còn mặc quần” khi thủy triều rút. Vậy đâu là con đường đầu tư bền vững trong giai đoạn chông gai sắp tới?”
Theo ông Kiên, trên thị trường có thể phân ra 4 nhóm mua bất động sản. Thứ nhất là nhóm mua bất động sản với nhu cầu sử dụng thật: để ở, làm nhà xưởng sản xuất, làm văn phòng doanh nghiệp, làm nơi khai thác kinh doanh. Thứ hai, nhóm mua bất động sản với nhu cầu tích giữ tài sản, làm của để dành, chống mất giá đồng tiền. Thứ ba, nhóm mua bất động sản với nhu cầu làm “đồ trang sức”, khẳng định giá trị bản thân. Thứ tư, nhóm mua bất động sản với mục đích chính chủ đích đầu tư kiếm lời nhanh.
Nhóm 1, 2, 3 thường sẽ giữ tài sản trong thời gian dài. Nhóm 4 thường là các nhà đầu tư ngắn hạn dưới 1 năm, hoặc các F0 “sản xuất hàng”, F1 – F2 mua lại hàng lẻ của F0 rồi mua đi bán lại liên tục trong thời gian ngắn.
Video đang HOT
Không kể nhóm mua bất động sản với nhu cầu sử dụng thật, 3 nhóm nhà đầu tư còn lại sẽ có mục tiêu ưu tiên khác nhau. Có nhóm cần sự an toàn, giữ tài sản tránh mất giá đồng tiền; có nhóm chủ đích chấp nhận rủi ro đầu tư “làm giàu nhanh”; lại có nhóm mua bất động sản với nhu cầu làm “đồ trang sức”, khẳng định giá trị bản thân.
(Ảnh minh hoạ).
Ông Kiên chỉ ra 3 dấu hiệu cảnh báo tình trạng rất nguy hiểm cho những nhóm nhà đầu tư như sau: Một, dùng đòn bẩy vượt khả năng “tiền bỏ heo”. Nhóm này không đủ thu nhập trả ngân hàng, nhưng không cưỡng lại được đà tăng giá của bất động sản, mạo hiểm vay dư ra rồi dùng tiền vay đóng ngược lại cho ngân hàng. Hai, thu nhập bị sụt giảm ngoài dự tính do ảnh hưởng nặng nề của Covid làm “tiền bỏ heo” bị sụt giảm đột ngột. Điều này dẫn đến việc bị hụt hơi khoản tiền phải đóng hàng tháng trong ngân hàng. Ba là dùng tiền vốn sản xuất kinh doanh – huyết mạch tạo ra của cải vật chất, công ăn việc làm cho xã hội – bỏ vào bất động sản và các cuộc chơi tài chính trái sở trường.
Ông Kiên cho rằng, đối với nhóm 1, 2, nếu tài sản thanh khoản không tốt, họ có thể phải cắt lỗ 5-15% giá trị tài sản để thu hồi vốn ngân hàng.
Đầu tư như thế nào trong thời gian biến động?
Ông Lê Quốc Kiên cho rằng, giai đoạn từ nay đến hết 2023, phương án đầu tư “cần sự an toàn” có thể sẽ lên ngôi. Lựa chọn này cần các sản phẩm khi cần có thể thanh khoản nhanh chóng, dễ dàng. Để thanh khoản tốt thì bất động sản phải có pháp lý rõ ràng và có thể sử dụng được ngay.
Để có thể sử dụng được ngay thì bất động sản cần phải ở các nơi có mật độ dân cư tương đối ổn, và tiện ích cơ bản tối thiểu để sinh hoạt. Đặc biệt, sản phẩm được ngân hàng sẵn sàng cho vay trên 70% giá thị trường là sản phẩm tốt.
Với những nhà đầu tư có nền tảng tài chính tốt, nguồn tiền nhàn rỗi và dòng tiền thu nhập đều đủ mạnh, đặc biệt không bị áp lực đòn bẩy ngân hàng, có thể cân nhắc phương án đầu tư “làm giàu nhanh, nhân x lần tài sản trong thời gian trung dài hạn” bằng các bất động sản có thể bật tăng giá mạnh như: bất động sản hình thành tương lai, đất lớn ở tỉnh/ vùng ven,… Đương nhiên “high return – high risk”, lựa chọn này sẽ đi kèm với các rủi ro: Dự án trục trặc không thể về đích, thanh khoản kém chôn vốn lâu, thay đổi chính sách quản lý nhà nước hoặc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất. Phương án này chỉ phù hợp với những người trích 20% – 30% tài sản nhàn rỗi, chấp nhận không cần đụng tới khoản tiền này trong thời gian ít nhất 3-5 năm vẫn sống khỏe.
Với những người sở hữu nhiều tài sản còn có thêm một nhu cầu mua bất động sản, xem bất động sản như một món trang sức, khẳng định giá trị bản thân, bên cạnh việc cũng là nơi tích giữ tài sản. Nhóm này dựa vào độ khan hiếm hoặc tính biểu tượng của bất động sản, ví dụ như nhà ở các khu vực đắt đỏ, mang tính biểu tượng nhưng hiếm có người bán, nhà mặt tiền ở các trục đường chính quận trung tâm, biệt thự nghỉ dưỡng ở các khu resort cao cấp, shophouse thương mại ở các đại dự án hoành tráng.
Với nhóm này thì tiêu chí “tần suất sử dụng”, hay “thu nhập khai thác cho thuê trên giá trị tài sản” không quá quan trọng với họ. Do đó mới có những câu chuyện “biệt thự nghỉ dưỡng 1-2 triệu đô khai thác 2% – 3%/năm”, “nhà 40 tỷ cho thuê chỉ 70 triệu/tháng” hay “shophouse 50 tỷ cho thuê 100triệu đồng/tháng”.
“Tóm lại, khi toàn thị trường gần như ở đâu cũng tăng – thì ai cũng là nhà đầu tư tài năng, ai cũng thắng lợi. Nhưng khi thị trường vào giai đoạn “thủy triều rút”, thì chỉ những nhà đầu tư có nền tảng tài chính bền vững, có thu nhập tốt và ổn định từ sản xuất kinh doanh hoặc làm thuê, đầu tư phần lớn bằng “tiền nhàn rỗi, tiền bỏ heo”, kiểm soát tốt đòn bẩy (nếu có) trong khả năng cho phép của “tiền bỏ heo”, và sở hữu những tài sản có khả năng thanh khoản tốt mới là những người bình yên đi qua mùa giông bão để hái quả ngọt về sau”, ông Kiên nhấn mạnh.
Điểm tên những khu vực thị trường địa ốc 'gãy sóng', nhà đầu tư bỏ cọc
Sau một thời gian giá đất tăng ảo, thị trường bất động sản một số khu vực rơi vào tình cảnh "gãy sóng", nhà đầu tư bỏ cọc.
Theo các chuyên gia, đây là hệ luỵ của thị trường địa ốc khi đã tăng trưởng quá nóng.
Khảo sát trên thị trường, giá bất động sản gần như không có dấu hiệu hạ nhưng làn sóng bỏ cọc của các nhà đầu tư đã xuất hiện. Hiện tượng này xảy ra ở các thị trường tỉnh, đã xảy ra cơn sốt giá trong khoảng thời gian ngắn.
(Ảnh minh hoạ)
Tại huyện Việt Yên, Bắc Giang, từng ghi nhận mức giá đất tăng chóng mặt lên tới 58 triệu đồng/m2 với lô đất nằm ở vị trí đắc địa. Mức giá trung bình của dự án đất nền dao động 22-26 triệu đồng/m2. Thời điểm trước, theo môi giới tên Tân kể lại, lúc sốt đất, đa phần các giao dịch chủ yếu thông qua đặt cọc sàn. Tuy nhiên, thời gian gần đây, thị trường có dấu hiệu đi xuống, chững lại, một số nhà đầu tư đã bắt đầu bỏ cọc vì lo ngại tình trạng khó thoát hàng.
Anh Tân cho biết, hiện tượng bỏ cọc ban đầu chỉ diễn ra nhỏ lẻ, sau lượng người bỏ cọc ngày càng lớn. Lý giải sâu hơn về nguyên nhân nhà đầu tư bỏ cọc, anh Tân nhận định, có thể ban đầu thị trường khu vực này sốt nóng về giá do hai nguyên nhân, một là do thông tin các dự án bất động sản đổ bộ, quy hoạch đường xá và một số nhà đầu tư "tay to" cùng đội ngũ nhân viên thổi lên. Hai là tâm lý đổ tiền vào đất trong thời điểm dịch bệnh và lạm phát như hiện nay.
Thông qua lời nhân viên bán hàng, không ít nhà đầu tư rơi vào tâm lý "phải đầu tư đất, vì chỉ có đất mới sinh ra lợi nhuận". Đó là lý do mà khi môi giới vẽ lên hình ảnh như mua cọc để lướt cũng có lời, cọc sớm sẽ có suất ngoại giao, giá rẻ hơn so với mặt bằng trên thị trường, nhà đầu tư đều muốn xuống tiền. Tuy nhiên, khi thị trường có phần chững lại, một số nhà đầu tư nhận ra: "Kiếm lời không dễ như quảng cáo". Họ còn lo ngại tính pháp lý của dự án, tiến độ thực hiện dự án và nguy cơ chôn vốn nên chấp nhận bỏ cọc.
Theo anh Tân, ngoài hiện tượng một số nhà đầu tư bỏ cọc còn xuất hiện tình trạng nhà đầu tư rơi vào tình cảnh cọc với sàn nhưng sau cơn sốt, sàn "nhổ biển" rời đi mất. "Trước đó, một số nhà đầu tư muốn mua được dự án phải đi qua sàn giao dịch. Nhiều nhân viên môi giới sàn quảng cáo sẽ có suất ngoại giao, rẻ hơn so với thị trường. Nhà đầu tư ký, cọc trực tiếp với sàn. Sau cơn sốt, một số đơn vị sàn tháo biển rời đi, nhà đầu tư không liên hệ được với sàn để đòi khoản cọc".
Tại thị trường bất động sản Hải Dương, kịch bản nhà đầu tư bỏ cọc cũng được ghi nhận. Theo anh Trung, môi giới kiêm nhà đầu tư ở Hải Dương cho biết, tại Bình Giang cách đây ít tháng xuất hiện hiện tượng nhà đầu tư bỏ cọc. Anh Trung cho biết, khu vực Bình Giang xảy ra cơn sốt giá do thông tin dự án đổ về nhiều. Ngoài dự án bất động sản thì thông tin tuyến đường sẽ hoàn thành là đường trục Đông - Tây, trục Bắc - Nam huyện Thanh Miện, kết nối với đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng - Hạ Long tại Bình Giang khiến cho bất động sản khu vực này tăng giá, nhà đầu tư cũng đổ bộ về nhiều.
"Hầu như xã nào cũng tiến hành đấu giá đất. Nhà đầu tư lúc đi cọc đông lắm. Nhưng sau thấy giá quá đắt, nhà đầu tư đều bỏ cọc vì nghĩ rằng khó kiếm lời được", anh Trung nói thêm.
Đất phân lô tại Bắc Giang.
Trước đó, theo báo cáo mới đây của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam ghi nhận, các dấu hiệu rõ nét của thị trường bất động sản là xuất hiện bong bóng cục bộ và giá cao nhưng khả năng thanh khoản thấp.
Các chuyên gia cho rằng, hệ luỵ của cơn sốt giá rất lớn. Đầu tiên, đó chính là hiện tượng nhà đầu tư "bỏ cọc" làm náo loạn thị trường. Thiệt hại sẽ thuộc về những nhà đầu tư đưa ra quyết định sai lầm. Song, điều này khiến cho các nhà đầu tư đến sau trở nên cẩn trọng quá mức. Vô tình, khu vực xảy ra sốt nóng khó thu hút được dòng tiền đầu tư do mức giá neo ở ngưỡng cao. Mặt khác, thị trường "gãy sóng" đến từ việc giá bất động sản đẩy lên quá cao. Các nhà đầu tư cũng đã thông thái trong quyết định xuống tiền vào bất động sản.
Thị trường bất động sản sau dịch COVID-19 - Bài 1: Nguồn cung khan hiếm đẩy giá nhà đất tăng Dịch COVID-19 diễn biến phức tạp đã khiến nhiều lĩnh vực kinh tế gặp khó khăn, thế nhưng ngay khi TP Hồ Chí Minh vừa nới lỏng giãn cách xã hội, thị trường bất động sản đã "nóng" trở lại khi lượng người quan tâm đến thị trường này tăng mạnh. Nguồn cung hạn chế, doanh nghiệp đang gặp khó cũng như xu...