Nhà của Bác Hồ ở Thái Lan – di tích thú vị không phải ai cũng biết
Không phải ai cũng biết, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng có khoảng thời gian sinh sống như một người nông dân ở làng Na Jok ( Thái Lan).
Bên này sông MêKông là thị xã Thà Khẹt của Lào, bên kia sông là làng Na Jok của Thái Lan, cách thành phố Nakhon Phanom khoảng 5 km.
Làng Hữu nghị Thái Việt ở Na Jok
Nhà lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh hiện đang là điểm du lịch hấp dẫn nhất ở đây
Nhà lưu niệm Bác Hồ ở Na Jok hiện do con cháu dòng họ Võ ở Hưng Nguyên, một dòng họ có truyền thống cách mạng lâu đời trông coi và gìn giữ
Nằm trong khuôn viên rộng chừng 1.500 m 2 , vườn cây xanh mướt cùng ngôi nhà sàn đơn sơ xưa là vườn và nhà ở của ông Võ Tòng Đại, người Hưng Nguyên (Nghệ An). Hiện tại, ông Võ Tòng Tiêu (con ông Đại) và các anh chị Võ Tòng Minh, Võ Thị Hoàn (con ông Tiêu) đang trông nom và gìn giữ Nhà lưu niệm của Bác.
Được biết, thân sinh của ông Võ Tòng Đại là nghĩa quân của Phan Đình Phùng bị Pháp hành quyết. Sau đó, ông Đại hoạt động dưới sự điều hành của nhà cách mạng Phan Bội Châu và Đặng Thúc Hứa. Ông Đại theo Đặng Thúc Hứa, đến lập cơ sở cách mạng ở Thái Lan gọi là “Trại Cày” dưới hình thức một tập đoàn hoạt động kinh tế, sản xuất nông nghiệp.
Video đang HOT
Vùng đất này xưa kia vốn là nơi sình lầy, thưa thớt dân cư, rất ít gia đình Việt kiều và gia đình người Thái cư ngụ.
Ngôi nhà tường gỗ, cánh cửa gỗ, ba gian, gần như hình vuông, lợp ngói âm dương. Hai gian bên đều có buồng ngăn bằng gỗ ở phía trong. Cửa sau cũng mở ở chính giữa có lối thông đến nhà bếp. Được biết, ngôi nhà đã được phục dựng lại do “bản gốc” bị tàn phá bởi mối mọt và thời gian, song, vẫn giữ nguyên diện tích cũng như kiến trúc như khi Bác ở
Năm 1928, Nguyễn Ái Quốc từ châu Âu về Thái Lan hoạt động có tên là Thầu Chín. Người từng ở U don, Fichit, Xacon, Nakhon Fanom… Đi tới đâu, Người cũng vận động bà con khai hoang phục hóa, mở rộng bản làng.
Bàn làm việc của Bác Hồ
Nơi đây còn lưu giữ rất nhiều những kỷ vật của Bác
Theo lời kể của ông Võ Tòng Tiêu thì ông Đại và Thầu Chín thời đó “ngày làm vườn, đêm về đi bắt cá”, sống như những người nông dân.
Bên ngoài là một nhà kho dụng cụ, còn giữ chiếc xe đạp Bác từng dùng và các thiết bị nông nghiệp khác
Vốn là người yêu thiên nhiên, người dân ở đây kể lại rằng hai cây dừa trước cổng và cây khế sau nhà là do ông Thầu Chín trồng
Hàng dừa bên rìa đường làng, đối diện với đồng lúa xanh bát ngát cũng là do Bác Hồ tự tay trồng
Tháng 11 năm 1929, Bác Hồ sáng lập tờ báo có tên là Thân Ái nay còn giữ được tờ số 4 ở Thái Lan. Góc bên phải tờ báo là dòng chữ Bác viết như phương châm chỉ đạo cho tờ báo cũng như cách ăn ở và đối đãi với nhau của người Việt ở đây: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương – Người trong một nước phải thương nhau cùng”.
Bài báo ở trang 1 của số báo này có đầu đề là: “Thủ đoạn của thực dân Pháp làm cho nòi giống An Nam chia rẽ nhau”.
Nhà lưu niệm Hồ Chí Minh ở làng Na Jok trưng bày nhiều tấm áp phích và ảnh chụp Bác gặp gỡ dân làng hoặc tiếp các nhà chính trị ở Việt Nam
Đến nhà sàn đơn sơ của Bác ở Na Jok, bạn không chỉ được ngắm nhìn những dấu tích của Bác mà còn được nghe kể về những câu chuyện xung quanh cuộc sống của Bác khi ở Thái Lan
Đoàn famtrip Thái Lan khảo sát các tuyến điểm du lịch Thừa Thiên Huế
Nhằm kết nối thị trường khách du lịch Thái Lan, từ ngày 11-12/9, Sở Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức đón đoàn famtrip Thái Lan đến khảo sát các tuyến điểm du lịch ở Huế.
Theo đó, đoàn famtrip gồm hơn 25 đơn vị lữ hành, cơ quan xúc tiến, báo chí, truyền thông tại Thái Lan đã đến khảo sát tham quan chùa Thiên Mụ, ghé thăm chợ Đông Ba, thưởng thức ẩm thực Huế và trải nghiệm các dịch vụ du lịch như đi thuyền nghe Ca Huế trên sông Hương, khám phá TP Huế về đêm...
Đoàn cũng đã đến khảo sát các điểm tham quan di tích thuộc Quần thể di tích Cố đô Huế như Đại Nội - nơi còn lưu giữ nhiều dấu ấn đặc sắc của triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam như Ngọ Môn, Điện Thái Hòa, nhà hát Duyệt Thị Đường, Thế Miếu, Hiển Lâm Các..
Đoàn famtrip Thái Lan khảo sát các điểm tham quan di tích thuộc Quần thể di tích Cố đô Huế.
Đoàn đã đến thăm Cung An Định, một công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo của triều Nguyễn, mang phong cách châu Âu kết hợp trang trí truyền thống cung đình được xây dựng vào năm 1917.
Được biết, đây là hoạt động được Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Trung tâm Xúc tiến Du lịch Đà Nẵng, Quảng Nam cùng một số doanh nghiệp tổ chức nhân dịp Hãng hàng không Bangkok Airways triển khai trở lại đường bay Bangkok - Đà Nẵng.
Là nội dung nằm trong chương trình liên kết 5 địa phương 1 điểm đến nhằm giới thiệu hình ảnh điểm đến du lịch miền Trung Việt Nam nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng đến các đối tác lữ hành quốc tế và đẩy mạnh truyền thông mở cửa du lịch quốc tế sau 2 năm gián đoạn vì COVID-19.
Dịp này cũng là cơ hội để ngành du lịch Huế đẩy mạnh công tác xúc tiến, quảng bá các tuyến điểm du lịch đặc sắc; góp phần thu hút nguồn khách du lịch quốc tế, nhất là nguồn khách truyền thống đến từ các nước ASEAN; trong đó, có khách du lịch Thái Lan.
'Chẳng còn phiền não' với toplist đi đâu chơi ở Thái Lan thú vị cho mùa du lịch hè ấn tượng Lập danh sách đi đâu chơi ở Thái Lan cho kế hoạch vi vu xứ Chùa Vàng hấp dẫn với nhiều trải nghiệm du lịch, khám phá lý tưởng. Đừng quên tham khảo thông tin về toplist "Đi đâu chơi ở Thái Lan?" của Du lịch Việt Nam để cho thêm nhiều gợi ý mới mẻ, hấp dẫn cho kế hoạch rong ruổi...