Nhà của ai thì kẻ đó có quyền lớn tiếng?
Người ta biết vì nhau, yêu thương nhau theo cách của con người trưởng thành mà tạo thành tổ ấm thôi.
“Chị ơi, chị sang xem thế nào giúp em với. Vợ em đang xếp đồ đòi bỏ đi rồi…” Tôi tá hỏa chạy sang nhà em trai. Thấy nó ngồi thất thần, hai tay ôm đầu vẻ bất lực. Ngó vào phòng ngủ thì thấy vợ nó vừa khóc, vừa xếp quần áo cho vào vali. Thằng cu ba tuổi đang khóc nhếch nhác trong cuộc chiến của cha mẹ…
Tôi bế cháu lên, quay ra hỏi em trai: “ Sao ra nông nỗi này?”. Nó vò đầu bứt tai: “Chuyện có gì đâu, em đi làm về muộn, nhà cửa bừa bộn em có nói một chút… Sẵn mẹ gọi điện sang, em kể luôn. Rồi không biết mẹ gọi lại nói gì vợ em mà cô ấy đùng đùng đòi bỏ đi”.
Thôi, thế thì tôi hiểu rồi. Mâu thuẫn này hệt như hàng loạt lần mâu thuẫn trước đó của vợ chồng em trai. Toàn những chuyện nhỏ xíu, lẽ ra vợ chồng nhịn bớt vài lời là đã không xảy ra chuyện gì. Nhưng vấn đề ở chỗ, em dâu thì nóng tính, còn em trai thì nuốt cục tức không đặng nên lần nào nó cũng mách mẹ. Và mẹ tôi lại đẩy mâu thuẫn vợ chồng nó lên cao hơn.
Em dâu cảm thấy tổn thương nên muốn bỏ đi. Ảnh minh hoạ
Mẹ tôi sinh em trai khi tưởng không thể sinh nở lần nữa, khi ấy tôi đã 12 tuổi. Vậy nên, mẹ cưng thằng em như cưng trứng mỏng, đến ba tôi cũng phải lắc đầu chịu thua. Cũng may, được chiều nhưng em không phải đứa hỗn hào gì. Nó trưởng thành có công ăn việc làm ổn định, chỉ phải cái tính tình trẻ con. Chuyện gì cũng phải hỏi mẹ.
Lần này cũng có khác gì đâu. Nghe chuyện, mẹ tôi xót con trai đi làm vất vả, và cho rằng con dâu làm biếng, có cái nhà cũng không dọn dẹp sạch sẽ, nên gọi điện la mắng um xùm. Mẹ lại còn kể lể căn nhà đó là của ba mẹ cho em tôi, nên con trai mới được quyền lớn tiếng chứ con dâu có quyền gì…
Nước mắt ngắn dài em dâu tường thuật lại như vậy cho tôi nghe. Tôi như chết trân vì những lời kể ẩy. Không nghĩ rằng vì nuông chiều con trai mình, mà mẹ lại nói lời nặng nề như thế.
Em dâu tôi cũng đi làm, về nhà là bận bịu con nhỏ. Tâm tính cô ấy thì tốt, chỉ có điều chưa quen được tính mẹ, tính chồng. Cứ mỗi lần tức giận, cô ấy lại la lối ầm nhà, vậy là mọi chuyện thành rối như canh hẹ. Mà có mâu thuẫn gì đáng cho cam, toàn những lặt vặt, tủn mủn của gia đình trẻ.
Tôi bảo em trai: “Cậu đáng mặt đàn ông không, chuyện vợ chồng không tự giải quyết gì cũng mẹ mẹ?”. “Nhưng chỉ là kể với mẹ thôi mà…”, nó vẫn gân cổ để cãi.
Video đang HOT
“Ờ vậy cậu cắp quần áo về mà ở với mẹ, chẳng có người vợ nào chấp nhận được cái kiểu đó của cậu đâu”. ” Chị xem thế nào can vợ em đi, cô ấy kiêm quyết lắm…”. “Mặc kệ cậu, lúc này thì cậu không gọi mẹ đến mà giải quyết”.
Nói vậy nhưng tôi vẫn đóng cửa phòng vào ngồi với em dâu. Nó ôm tôi, khóc tức tưởi. Tôi biết những lời của mẹ tôi đã làm cho em dâu bị tổn thương.
“Nhà thì có là gì? Nhà, tự thân nó đâu có làm nên hạnh phúc. Vô vàn người chưa có nhà riêng họ vẫn hòa thuận, yêu thương và trân trọng nhau đó thôi? Có nhà, để kể công, để tỏ thái độ ban phát thì có nhà cửa mà làm gì?”, em dâu vừa tức tưởi, vừa nói.
Tôi hiểu nỗi ấm ức của em dâu về chuyện nhà cửa nên chỉ biết lựa lời để cho sự giận dữ của em nguôi lại, nhắc em vì thương thằng bé con mà ở lại, rồi ngồi lại để cùng rút kinh nghiệm. Có cuộc hôn nhân nào là dễ dàng đâu, cũng chẳng có cặp vợ chồng nào sinh ra đã hòa hợp tất cả. Người ta biết vì nhau, yêu thương nhau theo cách của con người trưởng thành mà tạo thành tổ ấm thôi. Ra đi thì dễ, phá cũng dễ, xây đắp mới khó. Chồng em nhìn sự cương quyết của vợ cũng đã biết hoảng sợ. Nó cũng thương vợ, thương con, chỉ là hành xử thật trẻ con…
Một hồi nghe tôi nói, em dâu cũng xuôi xuôi. Đống quần áo đồ đạc bề bộn, chồng nó lẳng lặng đi xếp vào tủ. Tôi nghĩ, có lẽ lần này em trai đã biết sợ…
Theo Đinh Hương/Phunuonline
Thông gia quê lên đầy tháng cháu, mẹ chồng đuổi khéo: Nhà xa về cho sớm
Mẹ chồng em cứ tưởng nhà ngoại em nghèo hèn mà coi khinh ra mặt. Bà chẳng thể ngờ, đầy tháng cháu gái mà ông ngoại cho 1 tỷ.
Ngày em mới về làm dâu nhà chồng, lúc nào mẹ chồng cũng nhìn em bằng nửa con mắt. Bà bảo dòng họ nhà bà bao đời ở chốn phồn hoa đô hội này. Thế mà chả hiểu sao chồng em lại phải lòng rồi rước em tận Yên Bái xa xôi về đây.
Còn nhớ, ngày đầu về ra mắt nhà chồng, nhìn thấy ngôi nhà mặt phố cao 7 tầng lớn như khách sạn, em cũng choáng váng. Trong suốt bữa ăn, mẹ chồng cứ im lặng. Thỉnh thoảng bà nhắc con trai gắp thức ăn cho em:
Ngày em mới về làm dâu nhà chồng, lúc nào mẹ chồng cũng nhìn em bằng nửa con mắt. Ảnh minh họa.
"Con gắp thức ăn cho bạn gái ăn đi. Ở nơi vùng xa ấy làm gì có những món này mà ăn"
Cứ thế, thi thoảng mới nói 1 câu nhưng bà nói câu nào là em tự ái câu đó. Được cái khi làm dâu nhà chồng, dù bà ghét con dâu ra mặt và khinh nhà thông gia nghèo nhưng bà vẫn xót cháu, thương cháu. Vì thế khi em bầu bí nặng nề, bà cũng không bắt em làm lụng nhiều vì bà sợ sảy thai. Ngày em đi đẻ, dù là con gái, bà cũng quý hơn vàng, cho dâu đẻ ở viện tốt nhất.
Tuy nhiên với nhà thông gia, bà không có qua lại tình cảm. Rồi mỗi lần mẹ đẻ em xuống chơi, bà rất hay chê bai người nhà quê khiến mẹ em phát ngại. Biết ý, bà xuống chơi 1-2 bận cũng cáo bận về nhà. Cũng biết tính mẹ chồng em, bố mẹ đẻ em suốt ngày nhắc nhở con gái không bao giờ được cãi bà kẻo gia đình căng thẳng.
Hôm trước là đầy tháng con nhà em. Vì là đứa cháu đầu tiên nên mẹ chồng cúng đầy tháng và ăn cỗ rất to. Bà làm tận 25 mâm, mời hết họ hàng nội ngoại trong họ gần. Không thấy bà mời đằng thông gia, em liền lên tiếng trước:
"Con định mời cả ông bà ngoại và các em lên đây đầy tháng Cún nữa mẹ ạ".
"Thôi ông bà ngoại xa xôi, con mời làm gì. Đi xa khổ vất vả ra"
Mẹ chồng nói giảm nói tránh thế, thực ra em biết bà không muốn cho thông gia lên. Bà sợ thông gia nhà quê, ăn mặc không được tinh tươm, lên đây trước bao quan khách làm xấu mặt bà. Nhưng cháu là cháu chung nên em cứ gọi về bảo bố mẹ lên đầy tháng cháu.
Lúc em đi đón bố mẹ đẻ ở bến xe về, mẹ chồng đã đứng ở trước cửa nhà bảo thẳng:
"Chào ông, trước khi vào nhà, ông nhớ tháo đôi dép để ở ngoài sân không cháu lại bị dị ứng với bụi đường".
"Này ông, ông rửa tay đi đã rồi mới bế cháu nhé"
Rồi: "Ông ăn xong thì ra bến xe luôn chứ để còn kịp về quê không trời tối nhanh lắm".
Thấy thái độ của thông gia giống như muốn đuổi mình, bố em quay ra bảo:
Bà đổi giọng luôn với thông gia. Bà mời thông gia ở lại mấy ngày rồi về quê. Ảnh minh họa.
"À, tôi lên với cháu xong cũng sẽ về luôn bà thông gia ạ. Nhưng từ từ chút, tôi chạy lên cho cháu gái rượu của tôi sổ tiết kiệm 1 tỷ đã. Sau đó tôi mới về"
Bố đẻ bảo, nhà vừa bán mảnh vườn cam cũng được 1 tỷ. Ông bà quyết định cho cháu ngoại số tiền này để cháu có thể ăn học thành tài. Ông lập 1 sổ tiết kiệm cho riêng cháu. Thấy thông gia cho cháu mới sinh cả tỷ, mẹ chồng em từ ngạc nhiên chuyển sang có chút ngại ngùng.
Sau việc này thái độ của mẹ chồng em khác hẳn, chắc bà cảm thấy từ trước tới nay hành động của mình có phần thái quá nên từ đó thường xuyên gọi điện cho thông gia để hỏi thăm và tình cảm hai bên cũng được cải thiện rất nhiều.
Phận làm con, em mừng không kể xiết, cuộc sống dù nghèo khổ hay giàu sang mà hai bên gia đình sống hòa thuận là điều em hạnh phúc nhất.
Ngọc Hà
Theo Phụ nữ Sức khỏe
30 câu cảm ngộ nhân sinh thay đổi số phận của con người, bây giờ đọc vẫn chưa muộn Hãy lưu lại những câu nói này vì chắc chắn nó sẽ giúp ích cho cuộc sống của bạn rất nhiều. 1. Mỗi người đều sẽ có ngày phải về hưu nhưng không phải ai về hưu rồi cũng có bảo hiểm khi về già. 2. Khi một việc được tất cả mọi người xem là cơ hội thì thực ra, nó đã...