Nhà công vụ thực chất là bao cấp giá cho người có điều kiện?
“Nhà công vụ hiện nay thực chất là bao cấp cho một số ít cán bộ với giá rẻ. Thực tế, ngay tại Hà Nội, số cán bộ, công chức trẻ rất lớn nhưng chưa được hưởng lợi gì từ chính sách nhà ở công vụ” – đại biểu Trần Ngọc Vinh nói.
Ngày 18/6, Quốc hội có phiên thảo luận tại hội trường về dự thảo luật Nhà ở.
Về chính sách phát triển nhà công vụ, báo cáo giải trình, tiếp thu của Bộ Xây dựng ghi nhận, có một số ý kiến đề nghị cần quy định chặt chẽ, rõ ràng hơn về đối tượng, tiêu chí được thuê nhà ở công vụ, thời hạn sử dụng nhà công vụ. Nhiều đề xuất cũng cho rằng chỉ nên áp dụng chế độ nhà ở công vụ cho cán bộ cấp cao cần bảo vệ an ninh, còn các đối tượng khác thì thực hiện chính sách nhà ở cho thuê để tránh lãng phí, dàn trải.
Cũng có ý kiến đặt vấn đề, chỉ nên đầu tư xây nhà công vụ ở khu vực vùng sâu vùng xa. Đối với các cán bộ ở các thành phố lớn, chế độ nhà ở cần đưa vào lương để họ tự thuê nhà ở.
Đại biểu Trần Ngọc Vinh phát biểu tại hội trường.
Phát biểu trực tiếp tại hội trường về nội dung này, đại biểu Trần Ngọc Vinh (Hải Phòng) nhận xét, thời gian qua, việc quản lý, sử dụng nhà công vụ còn nhiều bất cập, dẫn đến tình trạng sử dụng nhà công vụ không đúng đối tượng, sai mục đích hoặc nhiều người không đủ tiêu chuẩn vẫn được ở nhà công vụ. Điều này đã gây dư luận không tốt trong xã hội. Cử tri cũng cho rằng chính sách này không đảm bảo công bằng xã hội.
Nêu cảm giác nhà công vụ đang hướng tới phục vụ cho một số ít người, ông Vinh cho rằng, nhà công vụ hiện nay thực chất là bao cấp cho một số ít đối tượng với giá rẻ, trong khi số đông cán bộ, công chức, nhất là cán bộ, công chức trẻ ở vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn có nhu cầu thực sự thì không được đáp ứng.
Thực tế, ngay tại Hà Nội, số cán bộ, công chức trẻ đang công tác rất lớn nhưng chưa được hưởng lợi gì từ chính sách nhà ở công vụ. Ông Vinh đặt câu hỏi, tại sao không phát triển nhà công vụ nhằm hướng tới mọi đối tượng thực hiện công vụ, thay vì chỉ phục vụ một số đối tượng nhất định?
Nếu ngân sách chưa đáp ứng được yêu cầu, đại biểu đề nghị giới hạn lại đối tượng được hưởng chế độ nhà công vụ là lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước theo yêu cầu về mặt an ninh. Các đối tượng khác nên áp dụng cách khoán đưa vào tiền lương để họ tự hoàn toàn về nhà ở, ngân sách không phải bỏ ra một số tiền quá lớn để xây dựng và giá trị đất có thể chuyển thành tiền dùng vào việc khác. Giảm số lượng nhà công vụ đồng nghĩa với việc không phải duy trì một cơ quan quản lý về nhà ở công vụ vừa tiết kiệm chi phí, vừa chấm dứt tình trạng biến tướng nhà công vụ chuyển thành nhà ở cá nhân.
Giải trình vấn đề này, cơ quan soạn thảo phân tích, việc tạo lập Quỹ nhà ở công vụ để cho các đối tượng được điều động, luân chuyển công tác, các đối tượng là giáo viên, bác sỹ… làm việc tại vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng đặc biệt khó khăn thuê là hết sức cần thiết, nhằm tạo điều kiện cho ngươi thuê nha ơ yên tâm công tác. Đây cũng là một trong những chính sách can bô đang được triển khai trên thực tế.
Tuy nhiên, để tranh lang phi, dan trai trong hoạt động này, dự thảo Luật cung đã quy định rõ về kê hoach đâu tư xây dưng nhà công vụ, quy hoach quỹ đất để xây dựng nhà ở công vụ; đăc biêt la quy đinh cu thê vê đối tượng, điều kiện đươc thuê nha ơ công vu, cung như cac quyên va nghia vu cua ngươi sư dung nha ơ công vu.
Mặt khác, thực tế hiện nay, thưc hiên chinh sach điều động, luân chuyển cán bộ của Nhà nước thi rất nhiều cán bộ đã được điều động, luân chuyển từ trung ương vê đia phương hoăc tư địa phương lên trung ương hoăc tư đia phương nay đên đia phương khac công tac. Nêu chi bô tri nha ơ công vu cho can bô tại khu vưc vùng sâu, vùng xa ma không bô tri nha ơ công vu cho cac can bô tai cac thanh phố lớn thi không bao đam sư binh đăng, công băng trong chinh sach.
Video đang HOT
Việc đưa tiền thuê nhà vào tiền lương của cán bộ theo Bộ Xây dựng cũng không khả thi do điều kiện kinh tế đất nước còn nhiều khó khăn. Vì vậy, cơ quan soạn thảo đề nghị được giữ quy định về nhà công vụ như trong dự thảo luật.
Người không đủ ăn, đừng nghĩ đến việc sở hữu nhà
Về chính sách phát triển nhà ở xã hội, Bộ Xây dựng ghi nhận nhiều ý kiến cho rằng Nhà nước cần giữ vai trò chính trong việc này và bảo đảm để nhà xã hội được sử đụng đúng mục đích, tránh lợi dụng ưu đãi để hưởng lợi. Đối tượng được thụ hưởng nhà ở xã hội theo đó cũng phải được quy định rõ để tránh hiện tượng bao cấp, tràn lan.
Đại biểu Trần Du Lịch (TPHCM) tán thành hướng đặt vấn đề của ban soạn thảo để xử lý hiện tượng thị trường nhà ở, trong đó có loại hình nhà ở có sự hỗ trợ của nhà nước đang phát triển méo mó hiện nay. Ông Lịch khuyến cáo nguyên tắc để thị trường điều tiết.
“Quan điểm là nhà nước làm sao mọi người dân có chỗ ở chứ nhà nước không khuyến khích, không làm những động tác mà mọi người sở hữu chỗ ở, nhà ở, hai vấn đề khác nhau. Chúng ta muốn những người làm không đủ ăn vẫn sở hữu nhà ở là quan điểm không đúng” – ông Lịch lập luận.
Đại biểu đề nghị tập trung chính sách để phát triển nhà cho thuê đối với tất cả đối tượng, không ưu tiên với quy trình bán nhà, nhà đã bán thì phải theo thị trường, chỉ hỗ trợ nhà cho thuê. Nhà nước cũng có thể điều tiết nhà ở thương mại theo hướng tập trung phát triển loại nhà phổ thông, như ở TPHCM, Hà Nội, loại căn hộ 1-1,5 tỷ đồng, ở các tỉnh thành khác là 500-600 triệu đồng là phù hợp sức mua thị trường.
Thống nhất quan điểm không trở lại bao cấp nhà ở, cơ quan soạn thảo nêu rõ, trên thưc tê, do phat triên nha ơ xa hôi không thu đươc nhiêu lơi nhuân va thu hôi vôn châm nên hâu hêt cac thanh phân kinh tê đêu không quan tâm va tich cưc tham gia đâu tư xây dưng loai nha ơ nay. Phat triên nha ơ xa hôi lại cân co môt nguôn lưc lơn nên cơ quan soan thao cho răng, không thê quy đinh vân đê nay la thuôc trach nhiêm cua Nha nươc hoăc la trach nhiêm cua ngươi dân ma phai co sư tham gia cua ca Nha nươc, ca ngươi dân va cua xa hôi.
Điều 50, 52, 53 của dự thảo luật cũng quy định cụ thể về các nhóm đối tượng được hưởng chính sách nhà ở xã hội, điều kiện, tiêu chí cụ thể để được hưởng, nguyên tắc thực hiện chính sách này để xử lý các vấn đề đặt ra.
P.Thảo
Theo Dantri
Giữ nhà công vụ giá bèo là duy trì đặc quyền đặc lợi cho cán bộ
"Một căn hộ chung cư công vụ giá thuê phải trên 10 triệu đồng/tháng nhưng thực tế cán bộ chỉ phải trả vài trăm nghìn đồng"; "Giữ nhà công vụ giá bèo là duy trì hiện tượng đặc quyền đặc lợi cho cán bộ"...
Nhiều ý kiến cảnh báo được đưa ra trong phiên họp thẩm tra dự án luật Nhà ở tại UB Pháp luật của Quốc hội ngày 2/4.
Lình xình từ vụ nhà công vụ số 2 Hoàng Cầu
Báo cáo thẩm tra sơ bộ dự án luật Nhà ở của UB Pháp luật của Quốc hội lưu ý nội dung về chính sách phát triển nhà ở công vụ. Thường trực UB cho rằng, cần phải làm rõ định hướng phát triển nhà ở công vụ ngay trong luật để tránh hiện tượng phiến diện, chỉ bó hẹp đối tượng được thuê, cấp nhà ở công vụ như hiện nay.
Thực tế cho thấy, nhà ở công vụ là nhà cho thuê mà đối tượng có nhu cầu rất lớn, nhà nước khó có thể đáp ứng được. Việc nhà nước đầu tư xây nhà ở công vụ hiện nay thực chất là bao cấp cho một số ít đối tượng với giá rẻ trong khi số đông cán bộ, công chức (nhất là cán bộ, công chức trẻ) có nhu cầu thì không được đáp ứng.
Vì thế, cơ quan thẩm tra dự án luật yêu cầu phải xây dựng định hướng phát triển nhà cho thuê đối với mọi đối tượng thực hiện công vụ chứ không nên đặt vấn đề bao cấp cho một số đối tượng nhất định.
Tới đây, 7 cán bộ sẽ buộc phải trả lại nhà ở công vụ ở số 2 Hoàng Cầu.
Cũng có ý kiến trong thường trực UB cho rằng việc cho thuê nhà công vụ hay thực chất là nhà nước hỗ trợ chỗ ở cho một số đối tượng đang công tác cần được tính toán cho phù hợp, có thể hỗ trợ bằng tiền để cán bộ tự o chỗ ở trong thời gian đảm nhận chức vụ, công tác. Mặt khác, chỉ duy trì hình thức nhà công vụ cho một số cán bộ cao cấp luân chuyển công tác và cán bộ, công chức, viên chức ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.
Bên cạnh đó, cũng có ý kiến đề nghị bỏ bao cấp về nhà ở công vụ, cần tính đúng, tính đủ các khoản tiền này vào lương để đảm bảo tính công bằng, minh bạch, công khai.
Đại biểu Trần Ngọc Vinh phân tích, cơ quan chức năng nói nhà công vụ, mục đích cuối cùng là để phục vụ con người. So chính sách với người nghèo, người lao động, cán bộ thì chủ trương chung là "cán bộ phải hơn với người lao động bình thường" nhưng bất cập vì giá cho thuê nhà đối với cán bộ quá ưu ái. Ông Vinh đặt lên bàn cân 2 vế: một gia đình công nhân phải thuê nhà 3 triệu đồng/tháng (căn nhà có điều kiện rất bình thường) trong khi cán bộ được điều động, chuyển địa bàn công tác thì chỉ phải thuê nhà "sang" hơn nhiều với giá vài trăm nghìn/tháng.
"Câu chuyện chưa có chế tài thu hồi nhà công vụ vừa qua cũng được dư luận phản ánh nhiều. Có cán bộ không chịu trả nhà với lý do viện dẫn "trả lại thì ở đâu". Vậy trước đây, khi chưa được giao nhà thì ông ở đâu? Rồi đủ cả trường hợp người được nhận nhà không ở mà để cho con cháu, người thân ở, thậm chí cho thuê làm văn phòng, công ty..." - ông Vinh bức xúc vì những "gương" cán bộ như vậy.
Từ đó, đại biểu đề nghị thiết kế chế tài và tiêu chuẩn nhà ở công vụ cụ thể trong luật Nhà ở lần này với từng chức danh như Bộ trưởng thì được thuê nhà thế nào hay cán bộ vụ/cục... được tiêu chuẩn bao nhiêu m2, giá thuê cụ thể.
Một hướng kiến nghị khác, ông Vinh cho rằng mỗi nhà khách UBND tỉnh nên làm thêm một dãy nhà công vụ để bố trí cho cán bộ được luân chuyển đến sử dụng, khi không có đối tượng nào phù hợp thì có thể cho thuê, khai thác, tránh tình trạng làm riêng một khu nhà công vụ rồi để mốc meo, lãng phí vì không dùng đến.
Cán bộ cao cấp thuê ở nhà giá... bèo
Phó Chánh án TAND tối cao Trần Văn Độ cho rằng, quy định trong dự thảo luật có mục đích hướng tới sự rõ ràng, minh bạch trong quản lý, sử dụng nhà công vụ nhưng vẫn chưa xác định quan điểm thống nhất, vẫn để người càng có chức vụ cao càng có lợi.
"Tại sao cán bộ trẻ, mới vào làm phải đi thuê nhà 4-5 triệu đồng/tháng trong khi người có chức vụ cao hơn, điều kiện chi trả tốt hơn lại chỉ phải thuê nhà giá vài trăm nghìn đồng mỗi tháng mà chỗ ở lại rộng rãi, thoải mái hơn nhiều, sau này thậm chí còn được bán hóa giá nữa. Ông Độ đề nghị hóa giá vào lương, không nên coi trọng việc đầu tư nhà công vụ mà phải bỏ dần để loại trừ bất bình đẳng, phân biệt đối xử trong xã hội. Nhà ở công vụ cũng đang bị lạm dụng, gây phát sinh nhiều tiêu cực.
Phó Chủ nhiệm UB Pháp luật Lê Minh Thông cảnh báo, kể cả khi không có chuyện nhà ở công vụ được sử dụng sai đối tượng thì giữ quan điểm này cũng vẫn dẫn duy trì hiện tượng đặc quyền đặc lợi. Ông Thông cũng ủng hộ hướng hạn chế xây nhà công vụ tiến tới không còn nhà công vụ nữa mà chi phí nhà ở được tính vào lương của cán bộ. Chỉ duy trì số lượng nhỏ nhà ở những khu vực đặc thù, có bảo vệ, đảm bảo an ninh đôi với một số yếu nhân đặc biệt mà cán bộ lãnh đạo đó cũng chỉ được dùng khi còn đương nhiệm, hết thời hạn phải trả lại, trở về nhà cũ của mình.
"Chỉnh lại quy định này để đỡ lình xình như vụ nhà công vụ số 2 Hoàng Cầu xảy ra thời gian qua" - ông Thông nói.
Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng tại phiên họp thẩm tra dự luật Nhà ở tại UB Pháp luật của Quốc hội.
Đại biểu Ngô Văn Minh thì đề nghị xem lại khoản 4 Điều 30 dự thảo quy định ngân sách nhà nước cấp vốn mua nhà công vụ. Ông Minh làm phép tính, nếu lấy 250 tỷ đồng đầu tư mỗi năm cho nhà công vụ đó để chi thành tiền phụ cấp cho cán bộ tự đi thuê mua nhà thì nhiều người chắc chắn "gật" ngay. Trong khi để có một căn hộ ở thành phố cho mỗi cán bộ, cần phải chi 2-2,5 tỷ đồng . So sánh với căn nhà chỉ 40-50 triệu đồng cho giáo viên ở vùng xa, ông Minh nhận xét là quá... xót xa.
Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương cho rằng, cốt lõi của vấn đề là giá thuê nhà công vụ gần như cho không. Ông Cương cho rằng: "Đằng thắng ra, một căn hộ chung cư cho cán bộ cấp trung, cao cấp thuê giá phải trên 10 triệu đồng/tháng nhưng thực tế cán bộ chỉ phải trả vài trăm nghìn đồng. Giá như thế, sinh viên cũng thuê được. Nhà công vụ đã đúng đối tượng, đúng điều kiện, chỉ còn 1 vấn đề nữa là chưa đúng giá".
Ông Cương tán thành hướng định giá thuê nhà công vụ đúng giá thị trường, sau đó nhà nước hỗ trợ 50-70% giá thuê cho cán bộ có tiêu chuẩn, đương chức. Khi thôi công tác, cán bộ phải tự trả toàn bộ số tiền thuê nếu muốn tiếp tục ở đó.
"Như thế thì những căn hộ ở số 2 Hoàng Cầu, cán bộ nào nghỉ chắc chắn cũng tự trả nhà ngay nếu không muốn gánh mười mấy triệu tiền thuê nhà/tháng" - ông Cương phán đoán.
Trình bày thêm nội dung này trước cơ quan thẩm tra, Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng xác nhận, vấn đề chính của nhà công vụ đúng là giá cho thuê. Tuy nhiên, ông Dũng phân tích, thực tế, để cán bộ với đồng lương hiện tại mà đi thuê nhà với giá thị trường thì không mấy người đủ khả năng. Vì vậy nhà nước cần thiết phải có sự hỗ trợ.
Các thắc mắc nằm ở việc mức hỗ trợ chưa đồng đều giữa các nhóm đối tượng. Bộ trưởng Xây dựng cho biết sẽ tiếp thu các góp ý để chỉnh lý dự thảo luật theo hướng nâng giá thuê nhà lên. Nhà công vụ cũng phải sử dụng đúng đối tượng, không chỉ là cho cán bộ trung - cao cấp mà cần mở rộng đến toàn bộ cán bộ công chức phải điều động công tác ở vùng sâu xa, chưa có điều kiện tạo lập ngay nhà ở cho bản thân, gia đình.
Khẳng định bản thân hiểu rõ những khó khăn về chỗ ở của cán bộ phải điều động công tác khi đã từng có thời gian dài ở nhà tập thể chỉ 16-18m2, Bộ trưởng Xây dựng nhận định, mở rộng hơn diện đối tượng được thuê ở nhà công vụ để tránh sự chênh lệch giữa nhóm được ưu đãi quá với những nhóm khác, chế độ hỗ trợ lại èo uột quá.
Ngoài ra, chính sách làm nhà ở xã hội để cho thuê (ít nhất 20% quỹ nhà ở xã hội được dành để cho thuê) cũng là một hướng hỗ trợ giải quyết vấn đề này.
P.Thảo
Theo Dantri
Lập hồ sơ các doanh nghiệp có nguy cơ đình công cao Thời gian gần đây, tình trạng tranh chấp lao động tập thể, đình công trên địa bàn TPHCM diễn ra ngày càng nhiều và phức tạp. Chính vì vậy, UBND TPHCM vừa yêu cầu các cơ quan chức năng thực hiện hàng loạt biện pháp nhằm hạn chế tình trạng trên. Tranh chấp lao động nhiều và phức tạp Là đô thị công...