Nhà có tiền tỷ nhưng mẹ ốm mà vợ không đưa đi khám, lúc tôi gắt lên thì cô ấy mới thú nhận sự thật đau đớn
Tôi để ý thấy bà ho mấy hôm liền, nghĩ con gái sẽ sát sao đến mẹ, ai ngờ qua mấy ngày rồi mà vợ vẫn chưa đưa bà đi khám.
Cưới nhau 4 năm, tháng nào tôi cũng đưa cho vợ 25 triệu để cô ấy cất đi tiết kiệm. Khoản tiền chi tiêu hàng tháng tôi đưa riêng. Tin tưởng vợ, lại không muốn phân tâm chuyện tiền nong nên tôi chẳng thích giữ tiền làm gì.
Bố vợ mất lâu rồi, nhà cô ấy chỉ có hai chị em gái. Ba tháng trước, mẹ vợ ốm yếu nên chúng tôi đón bà lên sống cùng.
Cuối tuần vừa rồi được nghỉ ở nhà, thấy mẹ vợ ho liên tục, tôi mới bảo vợ đưa bà đi khám xem sao. Tôi để ý thấy bà ho mấy hôm liền rồi, nghĩ con gái sẽ quan tâm đến mẹ, ai ngờ qua mấy ngày mà cô ấy vẫn chưa đưa bà đi khám.
Thấy chồng giục, cô ấy ậm ừ rồi giải thích quanh co rằng bà chỉ bị ho nhẹ do thời tiết chứ không có gì nghiêm trọng. Tôi gắt lên bắt cô ấy cứ dẫn bà đi khám cho yên tâm, nhà có thiếu tiền đâu.
Chồng đã nói đến mức ấy nhưng vợ tôi vẫn không muốn đưa mẹ đẻ đi khám, cứ bảo để ở nhà uống thuốc cũng được. Lúc ấy thì tôi đã phát hiện ra vấn đề. Gọi vợ vào phòng riêng tra hỏi, nghe cô ấy thú nhận và tôi bủn rủn cả chân tay.
Số tiền tôi đưa cho cô ấy đều đặn 4 năm qua đã mất trắng rồi. Vợ cho một người bạn vay lấy lãi hàng tháng, lãi cao hơn gửi ngân hàng nên cô ấy tham. Một thời gian đầu nhận lãi đều đặn, vợ càng ham, thậm chí còn vay mượn xung quanh đưa cho cô ta để được nhiều tiền lãi hơn.
Nhưng chưa đầy một năm sau, cô ta mất tăm mất tích. Bây giờ số tiền tôi đưa cho vợ mỗi tháng trả nợ còn không đủ. Thống kê lại, vợ không những làm mất hết tiền tôi đưa mà hiện tại còn đang nợ tới 800 triệu.
Tôi sạt nghiệp vì vợ rồi! Tôi đối xử với cô ấy hết lòng hết dạ, không còn chỗ nào để chê, vậy mà vợ hại tôi ra nông nỗi này!
Tất nhiên tôi sẽ không đưa tiền cho vợ nữa. Giờ cứ nhìn mặt vợ là tôi lại thấy chán, chẳng biết rồi gia đình này sẽ đi về đâu. Tôi có nên ly hôn không?
Video đang HOT
(Xin giấu tên)
8 cách chi tiêu giúp chị em có thể "đuổi sạch" các khoản nợ và khiến số dư tài khoản tăng lên đáng kể
Nếu thực hiện mục tiêu tài chính dài hạn quá khó khăn bạn cũng có thể dừng lại để thiết lập ngay những mục tiêu tài chính ngắn hạn.
1. Hoàn thành ngân sách chi tiêu hàng tháng
Thực tế việc thiết lập ngân sách chi tiêu không tốn nhiều thời gian hay quá phức tạp như bạn vẫn thường nghĩ. Việc thiết lập ngân sách chi tiêu hàng tháng là điều quan trọng và giúp bạn sắp xếp thứ tự ưu tiên cho những nhu cầu chi tiêu của mình.
Cam kết thực hiện đúng ngân sách chi tiêu hàng tháng đã đề ra sẽ là mục tiêu ngắn hạn quan trọng mà bạn có thể thực hiện ngay lập tức.
2. Thanh toán hóa đơn đúng hạn
(Hình minh họa).
Việc thanh toán các loại hóa đơn trễ hẹn có thể khiến bạn mất thêm nhiều khoản phí phát sinh. Phí trả chậm có thể tăng lên một cách nhanh chóng trong khi bạn không lường trước được.
Chuẩn bị tài chính để sẵn sàng thanh toán hóa đơn vào đầu tháng như: điện - nước, internet, cước truyền hình, hay các dịch vụ cá nhân khác.
Cách tốt nhất là sau khi nhận lương hãy trích riêng một khoản tiền để chi trả cho những dịch vụ này. Điều này giúp bạn không bị động trước những tình huống tài chính phát sinh.
3. Trả hết các khoản nợ dù là nhỏ nhất
Nếu bạn còn ôm các khoản nợ nần với bạn bè và người thân, hãy liệt kê chúng ra danh sách cụ thể. Từ nhỏ đến lớn sắp xếp để lên trình tự trả nợ. Hãy trả từ món nợ thấp nhấp sau đó tiến tới những khoản nợ lớn hơn. Phương pháp này giúp bạn thúc đẩy tâm lý rất lớn, thậm chí thoát khỏi nợ nần một cách nhanh chóng.
4. Ngưng sử dụng thẻ tín dụng nếu không đủ khả năng thanh toán
(Hình minh họa).
Nếu bạn thường nhận được số dư trên thẻ tín dụng, nghĩa là bạn đang bị tính lãi. Vậy thì đã đến lúc bạn nên ngưng sử dụng dịch vụ thẻ tín dụng. Thực hiện cam kết rằng mình sẽ không thanh toán bất cứ thứ gì bằng thẻ tín dụng, cho đến khi nợ tín dụng được trả đầy đủ và bạn có đủ khả năng để thanh toán số dư mỗi tháng.
5. Tự động hóa tiết kiệm hàng tháng
Một trong những chiến thuật để tiết kiệm tiền nhiều hơn mỗi tháng là tự động hóa quy trình. Bằng cách mở đăng ký tài khoản tiết kiệm tại ngân hàng.
Bạn chỉ cần thiết lập một giao dịch định kỳ hàng tháng. Để chuyển một khoản tiền xác định sau khi nhận lương sang tài khoản tiết kiệm một hoặc hai lần trong một tháng.
Bạn hãy kiểm tra số dư thường xuyên. Theo dõi tiến độ để kịp thời điều chỉnh.
6. Thử thách "Một tháng không chi tiêu"
Nếu bạn là người chi tiêu không có kế hoạch, dễ dàng bị chi phối bởi cảm xúc hay tác động ngoại cảnh thì nên tự lập ra thử thách một tháng không chi tiêu để giúp bản thân cải thiện tình hình tài chính.
Hãy lên kế hoạch chi tiết các mức chi tiêu mà mình muốn cắt giảm. Chuẩn bị một tinh thần "thép" để vượt qua thử thách một cách xuất sắc nhất.
7. Bắt đầu xây dựng quỹ khẩn cấp
(Hình minh họa).
Các chuyên gia đã khuyên rằng, thiết lập quỹ khẩn cấp càng sớm càng giúp bạn đảm bảo an toàn tài chính trước những rủi ro có thể xảy ra. Đây là một trong những mục tiêu tài chính ngắn hạn quan trọng mà bất kỳ ai cũng nên liệt kê trong danh sách mục tiêu thực hiện của mình.
Lời khuyên đưa ra là, quỹ khẩn cấp nên được thiết lập tương đương từ 3 đến 6 tháng chi phí sinh hoạt. Chỉ được sử dụng trong những trường hợp như: hỏng xe, mất việc, ốm đau... Không dùng để chi trả cho nhu cầu chi tiêu hàng ngày.
8. Tạo thêm thu nhập
Tìm kiếm những công việc đúng chuyên môn, sở trường hay công việc mà bạn yêu thích để gia tăng thu nhập là mục tiêu tài chính nên thực hiện. Ngoài công việc chính, bạn có thể tham gia đầu tư tài chính cũng là cách gia tăng lợi nhuận một cách nhanh chóng.
Khi lựa chọn những cách thức để gia tăng thu nhập bạn cần chú ý thêm đến vấn đề sức khỏe và thời gian rảnh rỗi của bản thân. Nên có một kế hoạch rõ ràng về thời gian, công việc, nhân lực để bắt đầu.
Mẹo "nhỏ mà có võ" giúp bạn tiết kiệm tiền khi sử dụng các dịch vụ xem trực tuyến online Nếu biết cách quản lý tối ưu bạn sẽ giảm được các chi phí đăng ký cho dịch vụ xem trực tuyến của mình. Khi bạn đăng ký một ứng dụng hoặc dịch vụ phát trực tuyến mới nếu không sử dụng bạn rất dễ quên nó đi. Nhưng khi làm như vậy, bạn có thể sẽ tiêu rất nhiều tiền không cần...