Nhà có nhiều đá lạnh mà không biết tận dụng trong nấu ăn thì quá phí
Hóa ra, đá lạnh có nhiều tác dụng trong nấu ăn mà nhiều người không hề hay biết.
Đá viên lạnh thường được dùng để làm sinh tố, cho vào nước uống giải khát… tăng cảm giác mát cho người thưởng thức. Nhưng ngoài các công dụng đó thì người đầu bếp thường lấy đá viên để sơ chế, xử lý món ăn. Nếu suốt ngày nấu ăn mà bạn không biết những điều này thì quả là lãng phí.
1. Dùng để sơ chế các món ăn
Thông thường, khi luộc rau, muốn rau xanh giòn thì khi rau chín, bạn chỉ việc vớt rau ra rồi thả ngay vào bát nước đá lạnh. Nước đá sẽ giúp rau nhanh nguội, giữ được màu xanh đẹp mắt lại còn giòn hơn. Tương tự như vậy, bạn luộc một số loại củ quả như cà rốt, đỗ thì cũng có thể dùng cách này.
Ngoài ra, một số loại thịt luộc bạn cũng có thể ngâm nước đá cho thịt nhanh nguội, săn lại và dễ thái.
Với chân gà luộc, nước đá sẽ khiến nó giòn hơn.
2. Giúp rau giòn ngọt khi làm salad
Nếu nhà bạn hay ăn salad thì trước khi trộn nước sốt vào, bạn có thể cho một ít đá viên lạnh vào nước sốt sau đó mới rưới lên. Nhờ có điều này mà phần rau salad sẽ tươi, giòn, ngọt hơn nhiều so với bình thường.
3. Giúp mướp đắng sống giòn hơn
Nếu ai là tín đồ của món mướp đắng lăn kèm ruốc chắc chắn sẽ biết không thể thiếu đá viên. Lớp đá viên bên dưới mướp đắng sẽ giúp mướp giòn hơn, giảm đi vị đắng, khi ăn kèm ruốc nó cũng trở nên bùi hơn vô cùng hấp dẫn.
4. Hút sạch váng mỡ
Chuẩn bị:
Video đang HOT
- Một chiếc muôi lớn
- Đá lạnh
- Một nồi hoặc bát canh (đã để nguội bớt)
Cách làm:
Trước tiên, bạn hãy sử dụng chiếc muôi lớn, múc đầy đá vào.
Sau đó, lướt nhẹ nhàng đáy muôi trên bề mặt nồi canh hoặc soup.
Váng mỡ sẽ bám vào đáy muôi đang bị làm lạnh này.
Sau đó, bạn sẽ thấy ngay kết quả vô cùng bất ngờ, canh hoặc soup sẽ trong veo không còn váng mỡ.
5. Hâm cơm nóng nguội, giúp cơm dẻo thơm ngon
Khi hâm lại cơm nguội, xới đều cơm lên rồi thêm một vài viên đá vào. Đậy vung nồi cơm điện, bật nút nấu bình thường cho đến khi cơm nhảy sang nút giữ ấm là được.
Nước đá sẽ nhanh chóng tan chảy và thấm đều vào hạt cơm giúp chúng trở nên mềm dẻo mà không bị khô cứng. Hơi nước bay ra từ nước đá cũng sẽ giúp hạt cơm căng mẩy nhưng không quá nhão và hạn chế tình trạng khét dưới đít nồi.
Ngoài ra, có thể dùng cách này khi hâm bằng lò vi sóng cũng được, cơm nguội sẽ ngon như cơm mới nấu.
Bí quyết sơ chế thực phẩm vừa có lợi cho sức khoẻ và nấu ngon cho cả nhà trong thời gian ở nhà tránh dịch
Trong thời gian ở nhà tránh dịch, nấu ăn được coi như một thú vui của nhiều người. Để có một món ăn ngon, việc sơ chế thực phẩm là rất quan trọng. Tuy nhiên, rất nhiều người vì muốn nhanh chóng mà đều bỏ qua bước này, đây là một sai lầm lớn.
Thời gian ở nhà tránh dịch đôi khi lại không phải là thời gian quá nhàm chán đối với nhiều người nếu họ biết sử dụng chúng vào những mục đích hợp lý. Trong cuộc sống thường ngày, chúng ta chẳng có mấy thời gian để nấu những bữa cơm gia đình đầy đủ và thịnh soạn. Bởi vậy, đây có thể là cơ hội tốt để mà trổ tài nấu nướng cho cả nhà những món ăn ngon.
Muốn có một món ăn ngon, nhất định chúng ta cần phải sơ chế nguyên liệu thật đúng cách và hợp lý để giữ được hương vị cũng như chất dinh dưỡng trong thực phẩm. Dưới đây là một số tips nhỏ để bạn tham khảo để có thể chế biến thực phẩm tốt hơn, làm nên những món ăn ngon hơn cho cả gia đình trong thời gian ở nhà tránh dịch.
Các thực phẩm có hàm lượng axit oxalic cao như rau cải thìa, rau sam, rau dền, măng tươi, mướp đắng, rau mùi..
Axit oxalic không chỉ liên kết với canxi trong ruột để tạo thành kết tủa ảnh hưởng đến sự hấp thụ canxi mà sau khi được hấp thụ, chất này cũng dễ dàng tạo thành sỏi trong niệu đạo và canxi.
Trần qua nước sôi có thể loại bỏ một lượng axit oxalic. Các nghiên cứu đã phát hiện, trần qua nước, lượng axit oxalic giảm khoảng 30%-87%. Do vậy, trước khi nấu các loại rau xanh lá, đặc biệt là những loại có hàm lượng axit oxalic cao thì nên trần qua nước sôi ở 100 độ C trong khoảng 5-10 giây.
Nếu thời gian để quá lâu sẽ làm hàm lượng vitamin B và C bị mất đi nhiều hơn. Không nên dùng nước sôi ở khoảng 60-82.2 độ C để trần, vì như vậy sẽ làm mất chất diệp lục nghiêm trọng, màu sắc rau sẽ trở nên tối hơn và tăng quá trình oxy hóa vitamin C.
Sau khi vớt ra khỏi nước sôi thì nên lập tức chế biến. Nếu tạm thời chưa thể nấu ngay thì nên trần qua nước lạnh hoặc tách ra bảo quản kín trong tủ lạnh.
Các loại rau dễ sản sinh ra nitrit: rau lá xanh, ví dụ như cần tây
Hàm lượng nitrit trong rau tươi mới hái rất nhỏ, nhưng nếu sau 3 ngày ở nhiệt độ phòng hoặc 5 ngày trong tủ lạnh thì hàm lượng nitrit sẽ tăng cao.
Nitrit có thể kết hợp với chất chuyển hoá trung gian của protein để tạo thành nitrosamine, một chất gây ung thư. Ăn trong thời gian dài với lượng rất nhỏ cũng có thể gây ảnh hưởng đến sức khoẻ, vì vậy mọi người sau khi hái rau nên ăn ngay.
Vì nitrit hoà tan trong nước, trần qua nước sôi có thể loại bỏ khoảng 70% nitrit có trong rau. Do vậy, mọi người nên trần qua nước sôi khoảng 5-10 giây trước khi đưa vào chế biến.
Các loại rau có chứa độc tố tự nhiên: đậu cô ve, đỗ dài, hoa kim châm tươi, đậu tây...
Đậu tây, đậu cô ve có hàm lượng saponin và phytohemagglutinin cao, nếu không được nấu chín sẽ gây ra các triệu chứng ngộ độc thực phẩm như buồn nôn, nôn, tê liệt chân tay... Do vậy, nên loại bỏ hai đầu và tước hai bên của đậu, rửa sạch sẽ và ngâm trong nước khoảng 5 phút, sau đó trần qua nước sôi khoảng 5 phút để làm mất màu xanh ban đầu của đậu.
Ngoài ra, trong hoa kim châm tươi có thành phần colchicine rất dễ gây ngộ độc, nên dùng nước trần khoảng 5 phút trước khi chế biến để đảm bảo an toàn.
Các loại rau không dễ rửa như súp lơ, bắp cải...
Các loại rau này không dễ rửa, cũng không thể gọt vỏ, do vậy dùng nước sôi trần qua sẽ dễ loại bỏ tàn dư của thuốc trừ sâu. Nên trần qua nước sôi khoảng 1-2 phút trước khi nấu, không nên quá lâu để tránh làm hỏng các chất dinh dưỡng trong đó.
Các loại thịt
Các loại thịt khác nhau sẽ có phương pháp khác nhau.
Cá, tôm nên ngâm qua nước khoảng 1-2 phút sau đó vớt ra, sau đó ướp với muối và rượu làm gia vị. Như vậy không những loại bỏ bớt mùi tanh mà còn giữ cho cá và tôm tươi mềm, giúp cá không bị nát khi nấu.
Sườn, thịt bò, thịt lợn, thịt gà... nên luộc qua một nước, gạt đi hết bọt sau đó vớt ra. Không nên dùng nước nóng để luộc vì như vậy sẽ làm protein ở thịt bị biến chất và đông lại, dùng nấu ăn sẽ không thể chuẩn vị mà còn ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Đậu phụ
Rất nhiều người thích ăn đậu phụ, nhưng không biết cách để làm mất mùi của đậu bằng nước. Cho đậu vào nước lạnh sau đó đun lửa nhỏ đến khi nước sôi, đậu nổi lên bề mặt nước thì vớt ra. Nước sôi cũng giúp đậu không bị mềm quá, tránh vỡ khi chế biến ở công đoạn tiếp theo.
Mộc Miên
Con lười ăn, mẹ ra tay làm ngay điều này khiến con tự ngồi ghế sẵn chờ cơm Để con có thể ăn hết khẩu phần của mình cũng là một cuộc chiến của nhiều bà mẹ và không phải cũng thành công như Bích Tỷ. Dù bận bịu với công việc bán hàng tại nhà nhưng ngày nào bà mẹ hai con Vũ Hoàng Bích Tỷ (27 tuổi, TPHCM) cũng rất chăm chỉ vào bếp nấu ăn. Đặc biệt, niềm...