Nhà cổ nhất Sài Gòn từng là nơi ở của giám mục Bá Đa Lộc
Căn nhà nằm trong khuôn viên Tòa Tổng Giám mục là ngôi nhà cổ nhất Sài Gòn hiện nay với tuổi đời hơn hai thế kỷ, từng là nơi ở của giám mục Bá Đa Lộc.
Nằm trong khuôn viên tòa Tổng Giám Mục (đường Nguyễn Đình Chiểu, quận 3, TP HCM) có ngôi nhà cổ nằm khuất trong nhiều khu cao tầng bên cạnh. Căn nhà này do chúa Nguyễn Ánh cất riêng cho Giám mục Bá a Lộc (người xưa gọi là Cha Cả) ở để dạy Hoàng tử Nguyễn Phúc Cảnh ngay sau khi cả hai từ Pháp về năm 1789. Bá Đa Lộc quốc tịch Pháp, sinh năm 1741, tên là Pierre Pigneaux. Sau khi được sắc phong linh mục năm 1765, ông qua Việt Nam truyền giáo và phò tá Nguyễn Ánh đánh nhà Tây Sơn.
Ban đầu, ngôi nhà được dựng bên bờ kênh Thị Nghè, trong khuôn viên của Thảo Cầm Viên ngày nay. Sau khi Giám mục Bá Đa Lộc từ trần (1799), ngôi nhà được làm nơi trọ cho linh mục khác, có thời điểm tận dụng làm kho chứa quân cụ.
Năm 1864 người Pháp cho xây dựng Thảo Cầm Viên nên căn nhà được dời về đường Alexandre de Rhodes. Năm 1900 sau khi Toà Tổng Giám mục được xây, thì ngôi nhà lại được dời đến địa điểm này đến ngày nay.
Năm 1897, khi đề cập đến ngôi nhà gỗ lợp ngói đó, ông Trương Vĩnh Ký – người Việt được vinh danh là một trong 18 nhà thông thái thế giới – gọi là Dinh Tân Xá. Khi Tòa Tổng Giám Mục xây dựng xong năm 1911, thì căn nhà được sử dụng làm nhà nguyện.
Dinh Tân Xá được xem là căn nhà cổ nhất Sài Gòn với tuổi đời hơn 200 năm. Ngôi nhà được làm hoàn toàn bằng gỗ quý, khung nhà được liên kết chặt chẽ với nhau hoàn toàn bằng kỹ thuật ghép mộng của những nghệ nhân thời xưa. Hoàn toàn không dùng bất cứ cây đinh nào nhưng nhà nguyện vẫn đứng vững qua hàng trăm năm.
Mặt bằng ngôi nhà có dạng hình chữ “Nhất”, tuy xây dựng phục vụ cho việc thờ phượng Công giáo nhưng nhà vẫn được quay về hướng Nam theo quan điểm dựng nhà truyền thống của người Việt.
Ngôi nhà được xây dựng theo lối kiến trúc truyền thống của Việt Nam với ba gian hai chái với diện tích 136 m2.
Chính diện gian giữa đặt án thờ cầu nguyện, hầu hết chi tiết bên trong đều được giữ nguyên bản để không làm mất vẻ đẹp sơ khai của ngôi nhà.
Video đang HOT
Nhiều vật dụng trong nhà như bàn, ghế, tủ, bình phong… vẫn được giữ nguyên vẹn và còn khá tốt.
Khung cửa và các cánh cửa làm bằng gỗ quý, đều chạm trổ tinh xảo các hoa lá rồng phượng như tạo thêm sức sống cho mặt tiền của căn nhà.
Mái được lợp ngói âm dương với những họa tiết hoa văn viền tinh xảo.
Mái trước bằng ngói tráng men xanh, có phù điêu hình hai con rồng chầu Thánh giá rất hiếm thấy. Về ý nghĩa của bức phù điêu trên, có nhà nghiên cứu cho rằng đó là sự kết hợp giữa hình tượng của tôn giáo phương Tây buổi đầu hội nhập với tín ngưỡng phương Đông.
Qua những lần di dời trước đó, phần nền đất làm cho cột trụ ngôi nhà bị hư hỏng. Những lần tu sửa sau, cột trụ ngôi nhà được đặt trên những tảng đá, nền nhà thì được nâng cao hơn.
Những chùm đèn có một số cái được thay mới vì đèn cũ đã hư hỏng, không thể sử dụng được nữa. Tương tự, phần mái ngói cũng thay mới một phần trong lần trùng tu gần nhất năm 2014. Dù vậy, căn nhà cổ nhất Sài Gòn vẫn giữ được nguyên vẹn mỹ thuật kiến trúc.
Ngày nay, ngôi nhà là nơi hành lễ của các tín đồ vào những ngày lễ nguyện. Vào chủ nhật hay các buổi sáng trong ngày, ngôi nhà mở cửa để hành lễ.
Quỳnh Trần
Theo VNE
Lo sợ sống trong chung cư "cổ" Long Hưng
Chung cư 47 Long Hưng (quận Tân Bình, TP HCM) hiện đã xuống cấp có nguy cơ sụp đổ bất cứ lúc nào nhưng người dân vẫn sinh sống với điều kiện sinh hoạt rất khó khăn và nguy hiểm.
Chung cư 47 Long Hưng (phường 7, quận Tân Bình, TP HCM) có diện tích đất 2.554,530 m2, gồm 30 căn được xây dựng vào những năm 60 của thế kỷ trước. Do công trình xây dựng theo kiểu cũ nên lối đi rất hẹp, diện tích mỗi phòng khoảng 20 m2. Sau thời gian dài cải tạo, sử dụng, hiện chung cư 47 Long Hưng đã xuống cấp trầm trọng và không còn đảm bảo an toàn.
Chung cư 47 Long Hưng được xếp hạng thấp nhất là chung cư cấp D (khả năng chịu lực của kết cấu không thể đáp ứng được yêu cầu sử dụng bình thường, nhà xuất hiện tình trạng nguy hiểm tổng thể)
Khi thấy khách vào khuôn viên chung cư 47 Long Hưng , bà Hương - một cán bộ về hưu sống ở tầng trệt nhắc khách khi đi vào trong phải chú ý vì cửa ra vào rất thấp và để tránh nước thải từ các tầng trên
Trước khi lên chung cư, ngay dươi chân cầu thang là một hàng khoảng 20-30 máy bơm và đồng hồ nước kèm đường ống chằng chịt lộ thiên ngay lối đi. Hệ thống này do người dân tự chế để bơm nước lên dùng vì áp lực nước không đủ mạnh, trong khi hệ thống nước của chung cư hỏng từ lâu
Những đường nước thường xuyên bị lò rỉ
Anh Thái (sống ở tầng trệt) đang sửa chữa lại đường nước cho máy bơm
Cạnh đó là cửa ra vào nhà xe, để đi lên cầu thang lên các tầng còn lại của chung cư
Cửa ra vào nhà xe rất thấp, người lớn phải cúi người mới bước qua được cửa. Đây cũng là lối vào cầu thang lên những tầng trên.
Nhà xe rất chật và ẩm thấp, không đảm bảo an toàn về phòng cháy chữa cháy, thoát hiểm
Nhiều vị trí trong tòa nhà bị nứt dài, thấm dột
Bà Hương cho biết chung cư hiện tại chỉ còn khoảng 20 hộ dân, nhưng chỉ có 5 hộ là ở từ lúc được cấp đến giờ, những hộ còn lại đều đi nơi khác sinh sống và cho thuê lại. Một số chỗ trong nhà bị xuống cấp trầm trọng nhưng vẫn không dám sửa chữa mạnh vì sợ gây ảnh hưởng đến toàn chung cư
Bên trong thì dột nát, ẩm thấp, một số hộ đã di chuyển ra ngoài sống khiến chung cư càng trở nên hết sức vắng vẻ. Phía trên sân thượng, đồ đạc của người dân được bày ra ngay cả ngoài hành lang
Ở hành lang tầng trệt, một mảng trần rộng bị bong ximăng, để lộ những thanh sắt hoen rỉ, mục nát.
Bếp nấu ăn của người dân được đặt ra ngoài trời do không đủ diện tích sinh hoạt
Chú Anh (cán bộ hưu trí, sống tại tầng trệt) cho biết: " Ở đây bây giờ chỉ còn những người già, những người trẻ giờ đã chuyển đi đi nơi khác rồi cho thuê lại. Mấy tuần trước vào mùa mưa nước ngập vào nhà nên sinh hoạt rất khó khăn"
Theo Hoàng Triều (Người lao động)
Nhà đá trăm tuổi độc nhất ở cố đô Hoa Lư Ngôi nhà cổ ở xã Ninh Vân (Hoa Lư, Ninh Bình) có bốn bề tường vách, cột kèo, sân cổng làm bằng đá và gỗ lim, ghép nối hoàn toàn không dùng chất kết dính. Chủ nhân của ngôi nhà đặc biệt này là bà Đinh Thị Long (77 tuổi) thôn Xuân Phúc, xã Ninh Vân. Bà Long cho biết, ông nội của...