Nhà chùa nhận trẻ bỏ rơi làm con nuôi là trái luật?
Trẻ em bị cha mẹ đẻ “để quên” tại chùa vốn dĩ rất đáng thương nên chuyện nhà chùa, sư trụ trì chùa chăm sóc, nuôi dưỡng các bé cũng là việc làm hết sức nhân đạo. Tuy nhiên, nhà chùa không phải là môi trường gia đình lý tưởng cho trẻ phát triển, các sư thì không thể là cha, là mẹ của chúng.
Vì vậy, đã đến lúc cần nhìn nhận nghiêm túc thực trạng con nuôi nhà chùa để bảo đảm quyền lợi tốt nhất của những đứa trẻ tội nghiệp.
Hơn 1.000 trẻ em đang sống trong các cơ sở tôn giáo
Mới đây báo chí đưa tin: các ni cô chùa Bửu Trì ( phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP.Cần Thơ) phát hiện một bé trai bị bỏ rơi bên vệ đường trước cổng chùa. Bé nặng khoảng 7kg, được quấn trong chiếc khăn cũ, đang ngủ li bì. Ni cô Tâm Niệm – trụ trì chùa – cũng cho biết, từ đầu năm 2014 đến nay, đã có 5 em bé sơ sinh bị bỏ rơi trước cổng chùa Bửu Trì và được các ni cô ở đây cưu mang, nuôi dưỡng.
Theo thống kê chưa đầy đủ, trên phạm vi 32 tỉnh thành có tới 1.133 trẻ em hiện được nuôi dưỡng trong các nhà chùa và cơ sở tôn giáo. Phần lớn trẻ em thuộc diện bị bỏ rơi, cha mẹ không đủ điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng trẻ hoặc là con ngoài giá thú. Nhiều địa phương cho biết, việc nhà chùa tiếp nhận và nuôi dưỡng trẻ em đang có chiều hướng gia tăng.
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa. Nguồn Internet
Xét về phương diện chăm sóc và bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, các nhà chùa, sư trụ trì tiếp nhận trẻ em bị bỏ rơi, cơ nhỡ, không có cha mẹ đẻ hoặc cha mẹ đẻ không có khả năng nuôi dưỡng là nhằm mục đích nhân đạo. Tuy nhiên, xu hướng gia tăng số trẻ em được nuôi dưỡng trong các chùa trong điều kiện khó khăn, thiếu thốn về vật chất và thiếu hẳn môi trường gia đình là điều mà xã hội và Nhà nước cần quan tâm thích đáng.
Việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em trong điều kiện như vậy không đáp ứng đặc điểm, nhu cầu và thói quen sinh hoạt hàng ngày của trẻ em. Mặc dù nhà chùa hoặc các sư trụ trì không ép buộc trẻ em theo đạo giáo của mình nhưng việc sống tại chùa lâu dài ảnh hưởng đến quá trình phát triển thể chất và tinh thần của trẻ em.
Nhà chùa hoặc sư trụ trì chỉ có thể tiếp nhận trẻ em vào chăm sóc nuôi dưỡng khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện thành lập của một cơ sở bảo trợ xã hội theo quy định tại Nghị định số 68/2008/NĐ-CP và Nghị định số 81/2012/NĐ-CP (đã có những cơ sở tôn giáo được công nhận là cơ sở bảo trợ xã hội, đặc biệt có cơ sở tôn giáo được chỉ định giới thiệu trẻ em làm con nuôi nước ngoài như Nhà Tình thương Tổ đoàn kết Thuận An, tỉnh Bình Dương).
Như vậy, trong trường hợp nhà chùa không đáp ứng được điều kiện và thủ tục thành lập cơ sở bảo trợ xã hội thì việc chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ em lâu dài cũng sẽ có vấn đề về phương diện pháp lý. Ngoài ra, còn gây khó khăn cho việc tìm gia đình thay thế sau này khi trẻ em không có cha mẹ đẻ hoặc cha mẹ đẻ không còn khả năng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. Bởi lẽ thủ tục đăng ký nuôi con nuôi sẽ gặp khó khăn trong trường hợp nhà chùa không có tư cách pháp nhân của một cơ sở bảo trợ xã hội để tiếp nhận trẻ em vào chăm sóc và nuôi dưỡng lâu dài.
Trong trường hợp này, hồ sơ trẻ em sẽ thiếu nhiều loại giấy tờ theo quy định của pháp luật như Quyết định tiếp nhận trẻ em vào cơ sở nuôi dưỡng, ý kiến của những người liên quan (sư trụ trì, nhà chùa không phải là người giám hộ cho trẻ). Rất có thể khi trẻ em bị bỏ rơi tại đây, nhà chùa không tiến hành thủ tục thông báo cho các cơ quan có thẩm quyền của địa phương để tiến hành lập Biên bản trẻ em bị bỏ rơi, nhằm bảo đảm quyền tìm lại cha mẹ đẻ cho trẻ em theo quy định của pháp luật.
Đăng ký con nuôi là không có cơ sở pháp lý
Qua sơ kết 3 năm thực hiện Luật Nuôi con nuôi năm 2010, các địa phương đều nhận thức đúng đắn việc các sư trụ trì, nhà chùa nhận trẻ em sống trong chùa hoặc các cơ sở tôn giáo làm con nuôi là không phù hợp, không đảm bảo được quyền lợi tốt nhất cho trẻ em.
Video đang HOT
Việc nuôi con nuôi như vậy không bảo đảm mục đích nuôi con nuôi theo Điều 2 của Luật Nuôi con nuôi là nhằm xác lập quan hệ cha mẹ và con lâu dài, bền vững, vì lợi ích tốt nhất của người được nhận làm con nuôi, đảm bảo con nuôi được chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trong môi trường gia đình.
Bé trai bị bỏ rơi tại chùa Bửu Trì.
Mặc dù vậy, vẫn có địa phương còn lúng túng khi từ chối giải quyết đăng ký nuôi con nuôi cho các nhà chùa hoặc sư trụ trì; có địa phương nhận thức đúng về vấn đề này song vẫn tạo điều kiện cần thiết để cơ sở tôn giáo được đăng ký nuôi con nuôi với 151 trường hợp trẻ em được các sư trụ trì nhận làm con nuôi.
Không những thế, để vận động, thuyết phục nhà chùa và sư trụ trì, một số địa phương đã phát huy vai trò của công tác phối hợp liên ngành giữa UBND tỉnh thành, Sở Tư pháp, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Sở Giáo dục, Sở Y tế, Ban Tôn giáo tỉnh ủy hoặc Mặt trận Tổ quốc thực hiện các hoạt động về nuôi con nuôi và cùng giải quyết vấn đề nuôi con nuôi nhà chùa.
Nhiều địa phương tổ chức nói chuyện và giải thích để các sư trụ trì làm đúng theo quy định pháp luật khi có trẻ em bị bỏ rơi tại chùa cũng như vận động, thuyết phục nhà chùa và sư trụ trì chuyển trẻ em vào cơ sở bảo trợ xã hội để chăm sóc và nuôi dưỡng.
Tuy nhiên, vấn đề khá nhạy cảm và phức tạp này chưa được giải quyết dứt điểm. Không phải sư trụ trì nào cũng đồng tình với việc giao lại trẻ em vào cơ sở bảo trợ xã hội thuộc ngành Lao động – Thương binh và Xã hội để các cháu được hưởng chế độ chăm sóc và nuôi dưỡng của Nhà nước, được sống trong gia đình thay thế phù hợp.
Theo quan điểm của Cục Con nuôi (Bộ Tư pháp), việc đăng ký nuôi con nuôi cho nhà chùa hay sư trụ trì chùa là không đúng quy định của pháp luật. Bởi “việc đăng ký nuôi con nuôi nhà chùa không đảm bảo đúng mục đích nuôi con nuôi là nhằm xác lập quan hệ cha mẹ con giữa người nhận con nuôi và trẻ em được nhận làm con nuôi. Hơn nữa, pháp luật chỉ cho phép đăng ký nuôi con nuôi giữa cá nhân với cá nhân.
Vì vậy, việc nhà chùa (dưới danh nghĩa tổ chức) đứng tên nhận trẻ em đang được nuôi dưỡng trong nhà chùa làm con nuôi là không phù hợp. Cá nhân các sư trụ trì chùa đã xuất gia nương nhờ cửa Phật để tu hành nên không hướng tới việc tạo lập mái ấm gia đình cho trẻ em. Nghĩa là, sư trụ trì không đủ điều kiện nuôi con nuôi theo quy định tại Điều 14 Luật Nuôi con nuôi. Nhà chùa và các sư trụ trì chỉ có thể chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em, chứ không thể trở thành cha, mẹ nuôi được”, bà Đào Thị Hà (Phó trưởng Phòng Chính sách văn bản, Cục Con nuôi) giải thích.
Nghiên cứu mô hình nuôi dưỡng trẻ phù hợp hơn
Trong thời gian qua, bên cạnh công tác kiểm tra tình hình đăng ký nuôi con nuôi ở các địa phương, Cục Con nuôi đã hướng dẫn các địa phương về nghiệp vụ đăng ký nuôi con nuôi, thể hiện thái độ dứt khoát đối với việc không đăng ký nuôi con nuôi nhà chùa.
Sau khi có hướng dẫn của Cục Con nuôi, Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp đã chỉ đạo Phòng Tư pháp quận/huyện đề nghị dừng việc đăng ký nuôi con nuôi nhà chùa khi có yêu cầu, hoặc chỉ giải quyết thủ tục giám hộ cho nhà chùa hoặc sư trụ trì để trẻ em được nhập khẩu, đăng ký khai sinh và có đủ điều kiện sau này đi học.
Về giải pháp lâu dài, Cục Con nuôi cho rằng cần đẩy mạnh hơn công tác tuyên truyền, phổ biến quy định pháp luật về nuôi con nuôi, nâng cao nhận thức của người dân và các sư trụ trì chùa trong việc chăm sóc và bảo vệ trẻ em, giải thích cho sư trụ trì và nhà chùa chính sách pháp luật của Nhà nước về nuôi con nuôi để trẻ em có được gia đình thay thế phù hợp; đồng thời tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền ở địa phương trong việc giải quyết quyền và lợi ích của trẻ em được nuôi dưỡng tại các nhà chùa hoặc chuyển trẻ em vào cơ sở nuôi dưỡng để đảm bảo cho việc chăm sóc, nuôi dưỡng và tìm gia đình thay thế cho trẻ.
Cục cũng đề nghị Sở Tư pháp hướng dẫn cán bộ tư pháp – hộ tịch cấp xã thực hiện đầy đủ các quy định pháp luật đối với trường hợp trẻ em bị bỏ rơi trên địa bàn xã/phường.
Đại diện Sở Tư pháp tỉnh Nam Định nhấn mạnh rằng phải phân biệt việc nuôi con nuôi với việc nuôi dưỡng trẻ em, “xem xét việc nhận nuôi con nuôi trong chùa chỉ là quan hệ nuôi dưỡng, vừa phù hợp với Điều 2 của Luật Nuôi con nuôi vừa phù hợp với văn hóa người Việt và giáo lý của đạo Phật”.
Vị đại diện này cũng phân tích, một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ em bị bỏ rơi và được nhà chùa nhận làm con nuôi có xu hướng gia tăng là do hoạt động của một số trung tâm trợ giúp nhân đạo, trung tâm bảo trợ xã hội còn có những hạn chế nên đã kiến nghị: “Bộ Tư pháp, các cơ quan liên quan như các tổ chức nhân đạo, tổ chức nuôi con nuôi quốc tế phối hợp với chính quyền địa phương nghiên cứu xây dựng mô hình nuôi dưỡng trẻ có hoàn cảnh đặc biệt phù hợp, hiệu quả”.
Theo Pháp luật Việt Nam
'Định tội' người mẹ bắt cóc lại đứa con đã cho nhà chùa
Khoảng 10h ngày 2/5, cháu Duy được một người phụ nữ mang trả lại chùa Bửu Trì sau hơn 10 ngày bị bắt cóc. Ngay lập tức sự việc được trình báo lên cơ quan chức năng.
Cháu bé bị bắt cóc
Ngay lập tức sự việc được trình báo lên cơ quan chức năng. Sau khi khoanh vùng, xác định nghi can, chiều ngày 3/5, Phòng CSĐT tội phạm về trật tự xã hội (PC45) Công an TP.Cần Thơ đã tạm giữ Nguyễn Thị Cẩm Thúy (16 tuổi, ngụ xã Trường Long Tây, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang) và Hồ Thanh Dương (17 tuổi, tạm trú phường An Khánh, quận Ninh Kiều, TP.Cần Thơ) để điều tra, khởi tố về hành vi "chiếm đoạt trẻ em".
Bịt mặt vào chùa bắt cóc trẻ con
Trước đó, vào 11h trưa ngày 21/4, một phụ nữ bịt mặt cùng một thanh niên tìm đến chùa Bửu Trì (phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP.Cần Thơ). Trong lúc mọi người không để ý, người phụ nữ này "tiện tay" ẵm cháu Trịnh Hoàng Duy (hơn 3 tháng tuổi) ra khỏi chùa, leo lên xe thanh niên đi cùng đang chờ sẵn, rồ ga lao đi trước sự ngẩn ngơ của các vị sư trong chùa.
Sau hơn 10 ngày nuôi dưỡng cháu Duy tại một phòng trọ ở phường An Khánh, "vợ chồng" Thúy nhận thấy cháu uống sữa... quá nhiều, mình không đủ điều kiện chăm sóc. Bên cạnh đó, Thúy và Dương nghi ngờ đứa bé không phải là con của mình khi thấy cháu bé này đã biết lật, trong khi con trai của hai người mới chưa đầy một tháng tuổi. Biết công an đang ráo riết điều tra, không thể nào trốn thoát, và được sự vận động của người thân, ngày 2/5, hai đối tượng quyết định bế cháu bé trả lại cho chùa Bửu Trì.
Sự việc này có ngọn nguồn từ việc trước đó Thúy đã nhẫn tâm bỏ rơi đứa con mình vừa sinh ra, sau đó tình mẫu tử nổi lên, hai "vợ chồng" bàn kế hoạch bắt cóc lại đứa con của... chính mình.
Cặp đôi này sống chung như vợ chồng rồi mang thai trong thời gian Thúy phụ bán cà phê ở TP.Cần Thơ. Sợ gia đình biết chuyện, lại không có điều kiện nuôi con, ngày 1/4, sau khi sinh hạ được 1 cậu con trai nặng 2,8kg tại trạm y tế phường An Lạc (quận Ninh Kiều), cặp đôi bàn với nhau đưa con cho chùa Bửu Trì. Đứa bé còn chưa có tên tuổi vì chưa làm giấy khai sinh. Ba ngày sau, tình mẫu tử nổi lên, tâm trạng day dứt, hai người vào chùa xin lại con. Ni cô trong chùa cho biết cháu bé đã được người của một ngôi chùa ở huyện Cờ Đỏ xin về nuôi.
Do không tin lời các ni cô, trưa ngày 21/4, Thúy bịt khẩu trang đi vào chùa, tới chỗ các bé đang ngủ hỏi thăm lung tung rồi tìm bế cháu bé nhỏ nhất để nựng. Nhân lúc các ni cô không để ý, Thúy đã bế cháu bé chạy ra ngoài rồi leo lên xe của Dương đợi sẵn trước cổng bỏ trốn. Lý giải nguyên nhân bắt đứa bé này, Thúy cho biết vì đứa bé nhỏ nhất trong những đứa trẻ ở đây nên Thúy đinh ninh đây là con của mình. Do buổi trưa, đường vắng nên khi các ni cô tri hô, những người xung quanh không kịp ngăn cản.
Theo các ni cô tại chùa Bửu Trì, sau khi được đem trả lại, hiện nay tình trạng sức khỏe cháu Duy rất tốt, cháu khỏe mạnh, bụ bẫm và uống sữa nhiều hơn trước. Ni cô Diệu Định cho biết, sau khi vụ bắt cóc xảy ra, khoảng 10h trưa ngày 2/5, thấy một người phụ nữ bế một đứa bé đến chùa rồi đặt trong võng ở khu vực giữ trẻ. Lúc đầu các ni cô ở đây không nhận ra đây là đứa trẻ bị bắt cóc trước đó vì cậu bé lớn khá nhanh. Nhưng sau khi quan sát kỹ và chắc chắn đây là đứa bé bị bắt đi, ai cũng mừng rỡ. "Bây giờ cháu trở về là tốt rồi, còn lớn hơn trước, chúng tôi không đòi hỏi gì nữa", vị ni cô nói.
Chùa Bửu Trì nằm cạnh đường Mậu Thân, TP Cần Thơ. Nơi đây được cho là đã xảy ra vụ bắt cóc trẻ em vào trưa 21/4. Ảnh: Quốc Triệu.
Trả lại đứa trẻ vì nuôi không nổi
Ngay khi phát hiện đứa bé được trả lại, các vị ni cô trong chùa gặng hỏi người phụ nữ nguyên cớ vì sao lại hành động như vậy. Thúy trả lời tỉnh bơ vì nuôi không nổi đứa bé. "Chỉ mới một tuần mà thằng nhỏ uống hết cả một hộp sữa lớn. Con với chồng làm không đủ tiền để nuôi nó. Sau khi đưa đứa bé về, con phát hiện đây không phải là con mình, nhưng vì thương nó quá nên con mới để lại. Sau này phần nuôi không nổi, phần thấy công an truy tìm ráo riết quá nên con mang trả lại", người mẹ trả lời. Sau buổi trò chuyện này, các ni cô trong chùa đã trình báo lên trụ trì cùng Ban tôn giáo, chính quyền địa phương. Trong lúc không ai để ý, người mẹ trẻ này đã im lặng rời khỏi chùa, ít ngày sau thì bị bắt.
Biết tin về đứa con gái đầu lòng có con rồi lại dính đến vụ bắt cóc, bà Lê Thúy Hằng (mẹ của Thúy) tỏ ra khá bất ngờ. Bà cho biết: "Thúy là con gái đầu trong 4 anh chị em. Vì nhà nghèo, học hết lớp 5, nó phải ở nhà để bế em, phụ giúp gia đình. Sau này con bé lên quận Ninh Kiều ở nhà một người cô ruột phụ giúp việc nhà. Chuyện con gái quen Dương rồi sinh con, tôi không hề được biết.
Nó chẳng mấy khi về nhà hay hỏi thăm tình hình gia đình". Thúy thừa nhận, sau một thời gian giúp việc cho người cô ruột, Thúy quen Dương rồi xin chuyển ra ngoài, sinh sống với nhau như vợ chồng.
Hoàn cảnh của đối tượng Hồ Thành Dương cũng không khá hơn. Ông Hồ Quốc Cường, cha của Dương cho biết, khoảng 1 năm gần đây thấy con trai thường dẫn một cô gái về rồi bảo là bạn làm chung. Thay vì hỏi han cặn kẽ, bậc cha mẹ này cũng có lỗi khi chỉ ậm ờ cho qua. Hằng ngày ông chạy xe ôm, người vợ thì phụ bán quán ăn. Công việc bấp bênh, nỗi lo cơm áo gạo tiền thường trực khiến họ chẳng mấy khi quan tâm đến con trai. Khi thấy cô gái bạn của con mang thai, rồi sinh nở, ông bà cũng không mấy quan tâm. Khi biết cháu nội của mình đã được con trai và "con dâu" đem cho, ông Cường cũng.. đồng tình vì cho rằng "chúng nó còn khó nuôi nổi thân mình, sao nuôi nổi người khác".
Thúy, Dương phạm tội gì?
Chiều 3/5, Công an TP.Cần Thơ đã có quyết định tạm giữ hình sự đối với hai đối tượng Nguyễn Thị Cẩm Thúy và Hồ Thành Dương về hành vi chiếm đoạt trẻ em. Có người cho rằng vì Thúy và Dương chỉ định lấy lại đứa con của mình, nên họ không phạm tội?
Một luật sư thuộc Đoàn Luật sư TP.Hà Nội giải thích, để trả lời thấu đáo câu hỏi này, trước tiên cần xét đến nguồn gốc của hành vi bỏ rơi con và cho người khác làm con nuôi. Việc cho và nhận con nuôi chỉ được pháp luật công nhận và bảo hộ khi đã thực hiện thủ tục đăng ký. Luật quy định: "Trường hợp trẻ em có cha mẹ đẻ, người thân thích nhưng không có khả năng nuôi dưỡng thì người giám hộ, cha mẹ đẻ, người thân thích có trách nhiệm báo cáo UBND cấp xã nơi trẻ em thường trú tìm gia đình thay thế cho trẻ em. UBND cấp xã có trách nhiệm hỗ trợ nuôi dưỡng trẻ em và thông báo, niêm yết tại trụ sở UBND trong thời hạn 60 ngày để tìm người nhận trẻ em làm con nuôi; nếu có người trong nước nhận trẻ em làm con nuôi thì UBND cấp xã xem xét, giải quyết. Hết thời hạn thông báo, niêm yết, nếu không có người trong nước nhận trẻ em làm con nuôi thì UBND cấp xã lập hồ sơ đưa trẻ em vào cơ sở nuôi dưỡng". (Điểm b Khoản 2 Điều 15 Luật nuôi con nuôi).
Khoản 3 Điều 3 Luật nuôi con nuôi cũng quy định: "Con nuôi là người được nhận làm con nuôi sau khi việc nuôi con nuôi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký". UBND cấp xã nơi thường trú của người được giới thiệu làm con nuôi hoặc của người nhận con nuôi đăng ký việc nuôi con nuôi trong nước.
Như vậy nếu đứa trẻ con của Thuý và Dương chưa làm thủ tục đăng ký cho và nhận con nuôi thì vẫn chưa phải là con nuôi. Khi đó, Thúy và Dương có quyền nhận lại đứa trẻ. Tuy nhiên, do không tìm hiểu, hỏi han thông tin một cách chính xác, cẩn trọng, Thúy và Dương đã trộm nhầm một đứa trẻ khác. Hành vi này đã có dấu hiệu phạm tội chiếm đoạt trẻ em (Điều 120 Bộ luật Hình sự). Hành vi chiếm đoạt trẻ em được Khoản 3 Điều 4 Thông tư liên tịch 01/2013/ TTLT/TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP-BTP giải thích như sau: "Chiếm đoạt trẻ em là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, bắt trộm, lừa đảo, lợi dụng tình trạng khó khăn, sự lệ thuộc của cha mẹ hoặc của người nuôi dưỡng trẻ em nhằm chiếm giữ đứa trẻ hoặc giao cho người khác chiếm giữ đứa trẻ đó". Như vậy, truy tố hai đối tượng về tội danh trên là chính xác.
Theo Xahoi
Tạm giữ nghi phạm bắt cóc trẻ sơ sinh tại chùa Chiều 3.5, Phòng CSĐT tội phạm về trật tự xã hội (PC45), Công an TP.Cần Thơ đã tạm giữ Nguyễn Thị Cẩm Thúy (16 tuổi, ngụ xã Trường Long Tây, huyện Châu Thành, Hậu Giang) và Hồ Thành Dương (17 tuổi, tạm trú phường An Khánh, quận Ninh Kiều, TP.Cần Thơ) để làm rõ hành vi chiếm đoạt trẻ em. Chùa Bửu Trì...