Nhà chồng thiên vị con gái
Căn nhà ba má làm giấy cho chị Hai, đất vườn thì cho chị Ba. Vậy nhưng khi ông bà đau ốm, con trai và con dâu phải lo.
Cha mẹ chia tài sản không công bằng sẽ khiến con cái bất hòa (Ảnh minh họa)
Quỳnh đang bù đầu vì công việc thì chị chồng điện: “Má tăng huyết áp, mệt nên không ăn uống gì được. Vợ chồng em thu xếp về đưa má đi khám bệnh”.
Quỳnh hỏi má mệt từ lúc nào, hiện ra sao, liệu chờ tới giờ khám đầu buổi chiều có muộn không, và phân bua cô đang kẹt xử lý việc cho kịp tiến độ, nghỉ ngang sẽ ảnh hưởng tới tập thể.
Đồng nghiệp nghe câu chuyện lắc đầu, bất mãn thay cho Quỳnh. Nhà Quỳnh cách nhà chồng hơn 20km. Hễ ba má chồng đau ốm là chị chồng gọi cô về lo mọi việc khám chữa.
Nhớ hồi đám cưới, Nam – chồng Quỳnh – ái ngại khi nói: “Nhà chật lại đông người, em ráng chịu cực với anh”. Vì thương chồng, dẫu cực hơn nữa Quỳnh cũng xem nhẹ những điều kiện khó khăn để theo về làm dâu.
Vợ chồng chị Hai vẫn ở chung với ba má. Chị sử dụng mặt tiền nhà để bán tạp hóa. Chị Ba qua nhà chồng làm dâu được 2 năm thì than ba mẹ chồng khó tính nên dọn về nhà. Ba má chồng của Quỳnh có 3 công vườn trồng cam, để lại cho vợ chồng chị làm kế sinh nhai.
Video đang HOT
Nhà còn cậu em trai út đang đi học, thêm 2 đứa con của chị Hai và chị Ba là 11 nhân khẩu sống trong căn nhà nhỏ.
Ở chật thì không nói, chuyện ăn uống mới nhiêu khê. Quỳnh mới về làm dâu, muốn lấy lòng nhà chồng nên lãnh phần đi chợ. Từ đó các chị hồn nhiên để Quỳnh gánh vác mọi chi phí. Lương của Nam và Quỳnh tháng nào cũng cạn kiệt.
Nhà ngoại thấy Quỳnh cực, vay mượn mua cho Quỳnh căn nhà ở vùng ven đô. Ngày vợ chồng Quỳnh dọn đi, ba má chồng thở phào vì bớt được 2 nhân khẩu, nhưng lại khó khăn tiền điện nước chợ búa vì 2 chị đóng góp không bao nhiêu.
Em út vào đại học, ba má chồng nói vợ chồng Quỳnh khá giả thì phải phụ ba má nuôi em.
Mang tiếng là phụ, nhưng vợ chồng Quỳnh phải lo chính. Quỳnh phải gồng mình gánh hết chi phí trong gia đình nhỏ vì lương của chồng dành gần hết để nuôi em ăn học, phần còn lại anh chi tiêu cá nhân.
Ra trường, Út ở lại thành phố lớn làm việc rồi lấy vợ và ở rể bên nhà vợ. Ba má chồng cũng nhẹ gánh vì không phải lo chuyện nhà cửa cho Út.
Quỳnh không nói ra nhưng vẫn ấm ức giận ba thiên vị (Ảnh minh họa)
Mấy năm sau này, Quỳnh vô tình biết ba má đã sang tên căn nhà cho chị Hai. 3 công đất vườn thì ông bà chuyển quyền sử dụng cho chị Ba, ông bà nói “vì Nam và Út khá hơn 2 chị”.
Những điều ấm ức, Quỳnh không nói ra, nhưng Quỳnh vẫn khó chịu trong lòng, giận nhà chồng thiên vị con gái nên vợ chồng cô thiệt thòi.
Nhận nhà đất của ông bà, nhưng mỗi lần ba má đau ốm, 2 chị lại gọi vợ chồng Quỳnh và vợ chồng cậu Út, vì “con trai phải có trách nhiệm lo cho cha mẹ”. Viện phí và các chi phí thuốc men khác, tất nhiên là 2 chị “nhường” hết cho em trai. Ông bà cảm cúm, nhức đầu, chóng mặt 2 con dâu cũng bị gọi về chăm lo.
Nam biết làm vậy là không công bằng, nhưng góp ý thì bị các chị mắng “giàu mà keo”. Ba má thì trách “chỉ biết nghe lời vợ”…
Quỳnh khuyên chồng nhường nhịn. Vợ chồng còn ráng được thì cứ hết lòng chăm sóc ba má để gia đình hòa thuận, để ba má yên tâm an hưởng tuổi già. Hơn nữa, 2 con cũng nhìn vào cách đối đãi của ba mẹ với ông bà, bài học về chữ hiếu cho chúng ở ngay trước mắt.
Nhưng thẳm sâu trong lòng, Quỳnh vẫn mong giá như ba má và các chị biết thương vợ chồng Quỳnh và cậu Út. Từ tài sản tới trách nhiệm chăm sóc cha mẹ, mỗi người biết nghĩ cho người khác và vì gia đình chung một chút, thì đâu có cảnh chị em “bằng mặt không bằng lòng”.
Giận tím mặt khi phát hiện mức lương thật của chồng
Nếu như cô đồng nghiệp của chồng tôi không đến thăm, làm sao tôi biết được sự thật về lương của chồng chứ?
Tôi từng rất tin tưởng chồng. Anh trầm lặng, ít nói, ít tranh cãi, biết phụ vợ việc nhà cửa. Mỗi tháng, cứ nhận lương xong là chồng tôi chuyển khoản thẳng vào thẻ ngân hàng của vợ và tôi sẽ đưa lại cho anh một ít tiền mặt để tiêu xài cá nhân.
Hiện tại, tôi đang về nhà mẹ đẻ ở cữ. Hồi có bầu, chồng bảo tôi ở nhà để anh chăm sóc nhưng anh đi làm suốt, mẹ chồng cũng già yếu nên tôi không yên tâm. Về nhà mẹ đẻ, có chị gái, có mẹ đỡ đần, tôi sẽ có thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn. Nhưng vì nhà mẹ ở quê nên chồng tôi chỉ đến ở cùng vào 2 ngày cuối tuần, thời gian còn lại, anh vẫn ở nhà riêng để thuận tiện việc đi làm.
Hôm qua, có cô đồng nghiệp của chồng, cũng là bạn thân hồi cấp 3 của tôi đến nhà thăm tôi và em bé. Trong lúc trò chuyện, cô bạn ấy bỗng hỏi tôi có phải sắp mua mảnh đất ở ngoại ô không? Tôi kinh ngạc bảo không? Tiền lương của vợ chồng tôi chỉ đủ chi tiêu, tiết kiệm chút ít thì làm sao dư dả mà mua đất đai?
Cô ấy lại tỏ vẻ khó tin và nói chồng tôi đã được tăng lương rồi. Hiện tại, mức lương của anh ấy là hơn 30 triệu, cùng với tiền làm thêm nữa thì phải rất nhiều. Tôi sửng sốt bởi hàng tháng, chồng chỉ chuyển cho tôi hơn 10 triệu mà thôi. Có tháng, anh nói bị trừ tiền phạt đi muộn, hiệu suất công việc thấp thì còn chưa tới 10 triệu nữa kìa.
Cô bạn tôi nửa tin nửa ngờ, bảo tôi nên kiểm tra, quản lí sát sao chồng mình vì cô ấy nghe phong thanh chuyện chồng tôi đang mặc cả mua một mảnh đất ở ngoại ô. Cô ấy tưởng tôi đã biết chuyện nên mới hỏi, có ai ngờ lại vô tình vạch trần bí mật mà chồng tôi giấu giếm.
Bạn về rồi, tôi suy nghĩ rất nhiều. Vợ chồng tôi đã có nhà cửa ổn định, anh ấy còn muốn mua thêm đất để làm gì? Chẳng lẽ là vì muốn cho, tặng ai đó? Hiện tại, trong nhà chồng chỉ có em trai chồng sắp cưới vợ nhưng chưa có nhà riêng, có khi nào chồng tôi mua đất cho em trai không? Rồi số tiền anh giấu giếm vợ làm "quỹ đen" mỗi tháng là rất lớn, chứng tỏ anh không hề tôn trọng tôi.
Càng nghĩ càng đau đầu, tôi có nên hỏi rõ mọi chuyện để chồng giải thích không? Hay tôi chuyển về nhà mình ở để tiện theo dõi chồng đây?
Con dâu ép bố chồng và chồng xét nghiệm quan hệ cha con, nguyên nhân phía sau khiến nhiều người ngao ngán Bất ngờ bị con dâu đặt điều, bôi nhọ danh dự, mẹ chồng tức tới mức bật khóc, nhưng nàng dâu vẫn thờ ơ như không. Muốn một mối quan hệ tốt đẹp bền lâu thì điều tiên quyết là cả hai phải tôn trọng lẫn nhau. Tuy nhiên, nhiều người lại không hiểu điều này. Không ít bậc bố mẹ giúp con...