Nhà chồng mái, tổ ấm tĩnh lặng của cặp vợ chồng trẻ thế hệ 9X ở Thái Nguyên
Nếu như không am hiểu về kiến trúc nhà ở, không tìm tòi tường tận từng ngóc ngách của ngôi nhà, chắc chắn sẽ khó thấy hết được những tâm huyết cùng ý tưởng độc đáo, thú vị của KTS gửi gắm vào từng nét vẽ, để hiện thực hóa thành không gian nhà chồng mái đẹp tinh tế đến từng góc nhỏ.
Sau nhiều những trăn trở, băn khoăn của vợ chồng gia chủ, các KTS đã nắm bắt được tính cách cũng như mong muốn về việc xây tổ ấm của họ để tạo nên một không gian độc đáo, tiện nghi và có tất cả cửa, tường được thiết kế hướng ra mây trời, thiên nhiên cây cối xung quanh.
Nếu nhìn từ bên ngoài, ngôi nhà chỉ có phần mặt tiền nhỏ hẹp giống như những căn nhà phố thông thường.
Phía trước nhà là con đường lớn.
Bên trong lại là cả khoảng trời xanh trong, yên bình.
Mảnh đất dành để xây nhà khá rộng rãi, đó là một trong những ưu thế để các KTS tận dụng tối đa cho việc hiện thực hóa những ý tưởng độc lạ của mình. Qua những chuyến đi khảo sát hiện trạng và tìm kiếm tư liệu thiết kế, các KTS không khỏi ấn tượng với hình ảnh lớp lớp mái tole xanh đỏ, chồng lên nhau, như một nét đặc thù trên cao của những căn nhà trong khu vực. Sự thú vị hơn nữa đó là với kích thước mảnh đất, nếu nhìn từ bên ngoài vào, không gian giống như một căn nhà phố dài và hẹp điển hình.
Tuy nhiên, khi vào sâu bên trong lại là cụm ba khối nhà đơn lẻ xoay quanh một khu vườn thoáng đãng, rộng rãi phía sau. Một kiểu dáng đất đặc biệt đủ để các KTS “phiêu” với những thiết kế độc đáo cho không gian sống của vợ chồng gia chủ.
Các khu vực tiếp nối nhau bằng những mái nhà bình yên.
Mỗi không gian đều được decor đơn giản đến không ngờ.
Khoảng sân phía trong rộng rãi, là nơi của bóng nắng và cây xanh.
Ai cũng sẽ yêu ngôi nhà đẹp diệu kỳ như thế này.
Chủ đầu tư của công trình này khá trẻ, là một cặp vợ chồng thế hệ 9X. Họ đã từng học ở Hà Nội nhưng lại chọn sống và làm việc ở Thái Nguyên. Cặp vợ chồng trẻ này đều vô cùng yêu thích những khoảng không gian đầy nắng, có thể ngồi hóng gió mát, mây trời hay cảnh thiên nhiên, cây cỏ xung quanh. Vì thế, từ tính cách ấy cộng hưởng với bối cảnh hiện trạng, ngôi nhà được xây nên giống như một cái duyên lành, duyên đẹp.
Không gian chính được thiết kế đặc biệt.
Khoảng diện tích nhà chính được kết nối toàn diện với xung quanh nhờ bức tường kính trượt.
Video đang HOT
Không gian là nơi để mọi người trong nhà có thể tận hưởng những khoảng nắng mưa rất riêng.
Nhà chồng mái là cách tôn trọng không khí yên tĩnh vốn có, được củng cố và xử lý trên tinh thần đương đại, phóng khoáng và trẻ trung. Các KTS chia sẻ: “Hệ khung bê tông của hai khối nhà chính được giữ lại, gia cố thêm bởi giàn vì kèo thép kết cấu mái lấy cảm hứng từ bối cảnh xung quanh, tạo ra một không gian vượt nhịp. Giải pháp này vừa giải phóng hoàn toàn tầm nhìn khu vực bên dưới ra sân vườn, vừa tăng diện tích sử dụng bên trên, đồng thời tạo ra một công trình “chồng mái” hòa hợp trong tổng thể.
Hệ mái chuyển tiếp từ vật liệu trong mờ sang che chắn, từ chung sang riêng. Phần mái poly kết hợp vách gạch kính trước nhà làm tan biến công trình vào bối cảnh; cũng có vai trò như một khối nhà kính cho sân thượng trồng cây xanh. Phần mái che chắn cấu tạo bởi hai lớp tole màu đặt trên hệ trần kính, tạo ra một vùng đối lưu không khí, hạn chế hơi nóng xuống các khu chức năng mà vẫn giữ được cảm xúc của khung kết cấu”.
Khoảng sân gạch đỏ với đường viền ngăn chia với vườn trồng cây.
Không gian đẹp mắt nhờ những đường cong mềm mại, tôn lên khoảng sáng và xanh đẹp mắt của cây cối và bầu trời.
Bước từ khoảng cửa vào nhỏ hẹp, mọi người bất ngờ với không gian rộng thoáng như một căn biệt thự nghỉ dưỡng được giấu kín. Đứng trước căn nhà, qua vách gạch kính nằm giữa vỉa hè cây xanh và khu vườn phía trước, sự ngăn chia trong ngoài dường như chỉ mang tính ước lệ. Khối công trình cũ dành một phần diện tích cho sân vườn cây cỏ như thêm vào một khoảng đệm giữa con đường quốc lộ xô bồ và không gian yên tĩnh bên trong.
Từ hành lang hẹp với gạch nối không gian chung phía trước và không gian phía sau, mọi người cũng dễ dàng yêu thích góc sân vườn có đường uốn cong mềm mại thu hút sự tò mò của người tiếp cận. Thủ pháp nép không gian được sử dụng trong công trình để tăng tính bất ngờ khi mở ra khoảng trời mới rộng hơn, thoáng hơn ở phía cuối hành lang.
Khoảng mái được làm bằng hệ khung thép chắc chắn.
Mỗi không gian đều tiện nghi và ngập tràn ánh sáng.
Buổi tối lên đèn, không gian càng thêm lung linh hơn.
Mái nhà như một phần điểm nhấn nghệ thuật cho công trình.
Khu vực sinh hoạt chung được kết nối với vườn hoa một cách liền mạch giúp tái hiện bầu không khí an yên của đồng bằng Bắc Bộ với mái nhà yên bình, khoảng sân nhỏ gom góp nắng gió, kỷ niệm với cả bầu trời xanh trong lành khi ngước nhìn.
Mái chồng lên mái để mang đến sự kết nối tiện lợi.
Ngôi nhà phố đẹp như resort nghỉ dưỡng, tách biệt với khoảng phố xá tấp nập, ồn ào chỉ sau một cánh cửa.
Ở một công trình mà KTS chỉ đóng vai trò nhận biết và chuyển tiếp, không gian sống của đôi trẻ hiện lên với một phông nền bình yên, nhẹ nhàng, có sự giao thoa hài hòa giữa thiên nhiên và con người. Ngắm nhìn ngôi nhà, nghe câu chuyện của họ, ai cũng mong muốn sẽ được sở hữu ngôi nhà tĩnh lặng miên man đến thế để thỏa niềm yêu thích viết nên câu chuyện của mình thật đẹp giữa cuộc đời này.
Giám sát: Nguyễn Văn Trung
Nhóm thiết kế: Nguyễn Đặng Anh Dũng, Âu Ý Nhiên, Nguyễn Văn Trung, Võ Đình Huỳnh
Xây dựng: AD studio & thợ địa phương
Theo afamily
Huyền bí ngôi chùa Đồng linh thiêng ít biết trong lịch sử
Khi nhắc đến chùa Đồng, nhiều người nghĩ ngay đến ngôi chùa đặc biệt nơi non thiêng Yên Tử. Thế nhưng có một ngôi chùa Đồng khác ra đời lâu hơn nhưng sự bào mòn của thời gian, sự cướp phá của giặc dã nên dần rơi vào quên lãng.
Ngôi chùa Đồng được nhiều người biết tới nằm ở độ cao 1.068m, điểm cao nhất của dãy núi Yên Tử, chùa có tên chính là "Thiên Trúc tự" được làm toàn bằng đồng nên gọi là chùa Đồng. Ngôi chùa này có quy mô nhỏ, trong thờ Phật, chuông và các đồ thờ đều bằng đồng. Theo sách Đại Nam nhất thống chí thì chùa do vợ một chúa Trịnh cho xây dựng, đến năm Canh Thân (1740) bị kẻ gian lấy cắp chỉ còn lại những lỗ chân cột đục sâu vào nền đá. Sách Viêm giao trưng cổ ký viết: "Chùa Đồng do nội nhân họ Trịnh xây dựng, mái lợp toàn bằng ngói đồng, đúc tượng đồng. Đến đời Cảnh Hưng nhà Lê di chỉ chùa vẫn còn".
Chùa Đồng trong khói mây Yên Tử.(Hình minh họa - Nguồn: Dalaco.travel).
Mùa đông năm 1930, Phật tử phát tâm công đức tôn tạo, chùa được đúc bằng đồng đặc. Khoảng sau năm 1964 chùa bị rơi xuống vách núi phía bắc không tìm thấy dấu tích, vì thế các Phật tử đã dựng lại chùa bằng bê tông cốt thép nhưng tên chùa Đồng vẫn được gọi theo thói quen. Thật là:
Linh sơn Yên Tử bao đời đó,
Chùa Đồng sừng sững giữa non xanh.
Năm 1993, Phật tử người Việt ở Mỹ công đức đúc chùa bằng đồng dựng trên nền cũ, bên trong thờ tượng Phật Thích ca Mâu ni ngự đài sen, hàng dưới là tượng Trúc Lâm tam tổ (Điều ngự Trần Nhân Tông, Pháp Loa, Huyền Quang). Tháng 6 năm 2006, một lần nữa chùa được đúc mới hoàn toàn với trọng lượng 70 tấn, mang hình dáng đài sen nở. Từ bao đời, nơi đây mà tín đồ, Phật tử coi là địa điểm linh thiêng, là niềm ao ước của khách hành hương mỗi khi về Yên Tử, bởi xa xưa đã có câu:
Tu Tây, tu Đông,
Chưa về chùa Đồng chưa đắc quả tu.
Không có được duyên tốt như chùa Đồng ở Yên Tử trải bao thăng trầm vẫn được phục dựng và biết đến, ngôi chùa Đồng ở Tam Đảo nay đã chìm vào dĩ vãng.
Tam Đảo là một trong những địa danh nổi tiếng của nước ta, người Trung Quốc cũng nghe danh mà ghi chép lại, như sách An Nam chí nguyên đời Minh có viết: "Núi Tam Đảo, phủ Tuyên Quang, ở địa phận huyện Tam Dương có ba ngọn sừng sững nổi lên cao vút đến tận trời, cùng với Tản Viên là hai ngọn đứng đối xứng nhau, là danh sơn của Giao Chỉ... Tiên Uyển ở trong núi Tam Đảo có nhiều hoa lạ, cây quý. Trên núi có am Vân Tiên, am Song Tuyền, am Lưỡng Phong, thang Bộ Vân và cầu Đái Tuyết, phong cảnh đều kỳ tuyệt".
Tại Tam Đảo có thắng tích Tây Thiên (nay thuộc xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc) nằm trên dãy núi Tam Đảo với nhiều công trình Phật giáo nổi tiếng, cũng được coi là vùng đất Phật. Trong số di tích ở đây không thể không nhắc đến chùa Đồng (còn gọi là chùa Đồng Cổ); sách Kiến văn tiểu lục của Lê Qúy Đôn có viết như sau: "Núi Tam Đảo ở địa phận hai xã Lan Đình và Sơn Đình, huyện Tam Dương. Mạch núi này do khí thế cao cả của các núi ở xã Ký Phú, Huân Chu và Cát Nê thuộc huyện Phú Lương và Đại Từ trấn Thái Nguyên kéo đến. Đến đây đột ngột khởi ba ngọn cao chót vót đến tận mây xanh, phía sau núi vách đá đứng sững; đỉnh núi thì đất đá lẫn lộn, cây cối rậm rạp xanh tươi... Sườn núi có chùa Tây Thiên cổ tự, tre xanh, thông tốt, cảnh sắc thanh nhã, rộng rãi; trên đỉnh núi cao lại có chùa Đồng Cổ, vừa lên vừa xuống phải mất 2 ngày... Chùa Đồng đúc toàn bằng đồng tốt, trong chùa thờ hai pho tượng Phật, không biết đúc từ thời nào. Năm Tân Mùi, Nguyễn Xuân Phủ, tước Tương Đông hầu đi đánh giặc đến đây, hỏi thầy chùa Tây Thiên nói như thế".
Năm Tân Mùi này là năm 1751, căn cứ theo chính sử quả có cuộc hành binh của quân Lê - Trịnh đi đàn áp cuộc khởi nghĩa nông dân do Nguyễn Danh Phương đứng đầu tại vùng Sơn Tây, Thái Nguyên, Tuyên Quang.
Như vậy chùa Đồng ở Tây Thiên thực sự hiện hữu nhưng ngôi chùa có từ thời nào, không ai rõ, tuy nhiên tại khu vực này còn dấu tích chữ khắc trên đá của viên Thượng thư nhà Minh là Hoàng Phúc đến đây vào thời chúng đô hộ nước ta nên có thể suy đoán chùa Đồng muộn nhất cũng được dựng dưới triều nhà Trần trong khoảng thế kỷ XIII-XIV.
Tam Đảo huyền ảo trong mây.(Hình minh họa - Nguồn: vietbao).
Về địa thế của chùa Đồng so với các danh tích quanh đó được sách Viêm giao trưng cổ ký mô tả như sau: "Núi Tam Đảo, núi ở phía bắc huyện Tam Dương, có ba đỉnh núi vươn cao, giữa là Thạch Bàn, phía bên trái Thạch Bàn là Thiên Thị, bên phải là Phù Nghĩa, vì vậy có tên là Tam Đảo. Trên ngọn Thạch Bàn có di tích bàn cờ tiên, xung quanh hơn nửa mẫu, bên dưới có suối nước lượn vòng 11 khúc.
Lưng chừng núi có chùa Tây Thiên, tre xanh thông biếc, phong cảnh thanh cao khoáng đạt. Trên đỉnh có chùa Đồng Cổ, từ chùa theo suối Giải Oan vượt núi đến Liên Hồ (hồ Sen). Bên ngoài hồ, hai bên có suối, dòng bắt đầu từ sườn núi chảy xuống gọi là Ngân tuyền (suối Bạc), dòng chảy ra từ khe đá đầu núi gọi là Kim tuyền (suối Vàng). Từ chùa bên phải đến chùa đá cách hơn trượng, nhà toàn bằng vách đá, hai cánh cửa đóng kín khóa bằng sắt. Đá ở phía trên có khắc dòng chữ triện "Địa ngục tự" (chùa Địa ngục), không rõ có từ thời nào. Hai dòng suối hợp lại trước cửa Liên Hồ rồi lại quanh co chảy xuống hợp với suối Giải Oan.
Từ hồ trở xuống tương đối bằng phẳng, có tường thành đá sừng sững, bên trong là ba nền đất, có dựng 8 phiến đá vuông như hình bát bộ Kim cương. Có một tấm bia có khắc chữ "La Thành bất loạn", bên cạnh khắc dòng chữ "Minh thượng thư Hoàng Phúc cẩn đề". Từ đây đi lên tới chùa Đồng, toàn đúc bằng đồng, bên trong có tượng Phật, không rõ đúc từ thời nào".
Chùa Đồng tồn tại mãi, trải bao mưa gió vẫn đứng vững, thế nhưng đến đầu thế kỷ XX trước những biến động của đất nước, ngôi chùa này đã không còn nữa. Trong sách Tìm trong truyền thống và di sản cho biết như sau: "Mấy trăm năm trôi qua, thời gian, mưa nắng đã xóa đi những Vườn Tiên, Hồ Sen, Am Gió, Thang Mây và bao nhiêu di tích khác.
Chỉ có chùa Đồng Cổ, một ngôi chùa được đúc toàn bằng đồng rộng 0,6m; dài 0,8m; cao 0,6m - nơi có pho tượng đồng ở tư thế đang nằm nghỉ, đầu hướng về phía bắc, cùng một quả chuông và một cái chiêng nhỏ cũng bằng đồng là không bị mưa nắng, bão giông hủy hoại. Nhưng đến đầu thế kỷ XX lại bị người Pháp phát hiện và lấy đi mất".
Hiện nay, việc phục dựng lại ngôi chùa Đồng theo mô tả trong sử cũ là điều thiết thực nên làm, không chỉ mang nhiều ý nghĩa tâm linh tốt đẹp mà còn tạo thêm một nét độc đáo, đặc sắc cho khu du lịch Tam Đảo.
Lê Thái Dũng
Theo Kiến Thức
Mưa triền miên, du khách vẫn đổ lên đỉnh Fansipan chơi dịp nghỉ lễ Nhiều khu vực của tỉnh Lào Cai mưa triền miên suốt hai ngày 30 và 31/8 nhưng du khách phương xa vẫn đổ về đây khá đông để lên đỉnh Fansipan. Khu vực nhà thờ Đá, trung tâm của thị trấn Sa Pa chiều 31/8 có khá đông du khách thập phương đổ về vui chơi nhân dịp nghỉ lễ Quốc khánh. Theo...