Nhà chồng không vui khi tôi cầm hết lương của ông xã
Hai vợ chồng tôi đề ra chính sách siết chặt chi tiêu mùa dịch, để nếu xảy ra chuyện gì, chúng tôi vẫn còn một khoản dự trữ. Nhưng khi biết chuyện này, nhà chồng không hài lòng chút nào.
Từ khi xảy ra đại dịch, vợ chồng tôi phải thảo luận, cân đối lại chuyện chi tiêu và phân công người giữ tiền trong nhà. Lương của chồng tôi để chi tiêu hằng ngày. Thu nhập của tôi là khoản để dành. Các khoản tiền thưởng khác sẽ được gom chung “bỏ heo” để chi tiêu hiếu hỉ, quà cáp, các khoản phát sinh.
Nói chung, chồng kiếm được bao nhiêu, tôi “ôm” hết để anh không có cơ hội tiêu pha lãng phí bên ngoài.
Hai vợ chồng đều hài lòng với phương án quản lý tài chính mùa dịch. Chúng tôi cảm thấy an tâm hơn, vì nếu xảy ra chuyện gì, vẫn có một khoản dự trữ. Nhưng khi biết được chuyện này, nhà chồng lại không vui chút nào.
(Ảnh minh họa: KT)
Hễ có dịp gặp tôi, mẹ chồng lại nói rất to với bố chồng, mà thực chất là nhắc nhở tôi: “Tội nghiệp thằng Phương, dạo này nó không biết lương là gì. Nó không có đến cả cơ hội cầm đồng tiền vất vả làm ra”.
Tôi vốn không phải người giỏi nhịn. Đứng trong bếp, tôi cố ý nói cho mẹ chồng nghe được: “Bao nhiêu tiền cũng vào Tôm với bố Tôm hết đấy ạ!”.
Hôm ấy ngày giỗ cụ, mẹ chồng tôi bàn với mấy bà cô, bà thím “dạy dỗ lại” tôi. Thế là suốt cả buổi hôm đó, mọi người bàn tán xôn xao về chủ đề lương lậu của chồng tôi.
Video đang HOT
Khơi mào là bà thím chồng: “Đôi lúc phụ nữ nên bỏ bớt gánh nặng cho mình để chuyển sang cho đàn ông. Để chồng giữ tiền cũng là một cách “dạy” cho đàn ông biết lo, quan tâm đến đời sống gia đình, tự lập trong quản lý tài chính, chi tiêu và hiểu được nỗi vất vả của phụ nữ khi phải cân đối, đánh vật với cơm áo gạo tiền, đủ thiếu trong nhà…”.
Bà thím có vẻ hơi “lạc đề” nên bị mẹ chồng tôi cắt ngang: “Thằng Phương dại lắm. Lương cứng lương mềm, tiền làm thêm làm nếm đều đưa cho vợ nó hết. Hôm nọ nó giấu được 5 triệu đồng, lén đưa cho mẹ, còn dặn là đừng để vợ con biết, cô ấy sẽ giận. Tôi thương con vô cùng, mà càng nghĩ càng ức con dâu. Nó làm vợ mà không biết thương chồng, đàn ông ra ngoài mà không có tiền thì bí lắm, mất hết tự tin. Đành rằng nó giữ lương cứng, nhưng khoản kiếm thêm thì phải để thằng Phương tự quản chứ, ai lại ôm hết như thế”.
Bà cô ngồi đối diện đồng tình với mẹ chồng tôi: “Chị nói phải, gần đây em thấy thằng Phương gầy hẳn đi, chắc nó khổ sở lắm. Làm việc vất vả là thế, nhưng thu nhập bao nhiêu vợ nó hưởng hết”.
Nghe đến đây, tôi sang phòng khách, nói nhỏ nhẹ nhưng cương quyết: “Mẹ ơi, mẹ không hài lòng gì với con thì cứ góp ý thẳng, sao lại mang chuyện trong nhà để nói ở đây ạ?”.
Bà cô phản ứng lập tức: “Cháu nói thế là có ý gì? Ở đây toàn người nhà, ta là cô ruột của chồng cháu cơ mà”, vừa dứt câu, bà cô lại quay ngoắt sang mẹ chồng tôi: “Chị ơi, con bé này cần được dạy dỗ lại”.
Mẹ chồng tôi liền lớn tiếng: “Trước đây dù thấy con hỗn, mẹ vẫn nhịn, nhưng càng ngày con càng ghê gớm nên mẹ phải nói cho biết, ở trong cái nhà này, kính trên nhường dưới là điều vô cùng quan trọng. Trên con còn có chồng, trên chồng con là bố mẹ. Con xem, con chẳng coi ai ra gì, mẹ nói con cãi, cô nói con cũng cãi”.
Tôi nghe thế, càng quyết tâm “cãi” cho ra nhẽ, nhưng bằng nụ cười và lời mềm mỏng: “Con biết gần đây mẹ không hài lòng chuyện con quản lý kinh tế trong nhà, nhưng mẹ biết không, thời điểm này đang rất khó khăn, dịch bệnh diễn biến phức tạp, chúng con có thể mất việc bất cứ lúc nào, nếu con không đứng ra vun vén và chi tiêu hợp lý thì không biết tương lai thằng Tôm ra sao. Con biết, mẹ cũng cầm hết lương của bố. Cô biết không, có lần cháu từng nghe cô nói, cô phải ôm hết lương của chú, để đảm bảo rằng chú không có cơ hội vung tiền ngoài hàng quán. Con nói thật, người vợ nào chẳng vậy, và đã là phụ nữ thì nên hiểu và thông cảm cho nhau”.
Nghe đến đây, các bà cô im bặt, mẹ chồng tôi bèn mát mẻ: “Con dâu thời nay giỏi quá cơ! Dạy dỗ cả mẹ chồng”.
Chồng tôi ở trên gác vội vàng chạy xuống bắt tôi sang phòng khác và phân trần với các bà: “Con xin mẹ, con xin các thím, các cô. Chuyện ai quản tài chính là do chúng con bàn bạc rồi mới quyết định, đây là chuyện riêng của nhà con, mọi người đừng can thiệp hay bàn tán nữa ạ. Con nghe mà nhức hết cả đầu”.
Từ hôm ấy, mẹ chồng tôi không còn mát mẻ gì chuyện tôi giữ hết tiền của chồng nữa, nhưng tôi biết bà đang không vui với tôi. Tôi nên làm gì tiếp theo đây?
Cần làm gì khi bị mẹ chồng quản lý tài chính?
Mọi chi tiêu trong nhà, mẹ chồng đều muốn nắm giữ vì sợ các con tiêu hoang, lãng phí. Tuy nhiên, điều này đôi khi khiến cuộc sống trong gia đình trở nên thiếu thốn, chật vật. Con trai, con dâu đều cảm thấy khó chịu vì đã kiếm được tiền rồi nhưng vẫn phải ngửa tay xin mẹ từng đồng.
Đừng ngạc nhiên và sốc vì chuyện mình vừa chân ướt chân ráo về nhà chồng đã bị "đòn phủ đầu" rằng mẹ chồng sẽ là người là quản lý tài chính trong nhà. Đấy là cách mẹ chồng bạn xác lập chủ quyền trong ngôi nhà của bà, một phản ứng tự nhiên.
Cần làm gì khi bị mẹ chồng quản lý tài chính?
Ai cũng biết rằng trong gia đình, người nắm giữ tiền là người có tiếng nói quyết định. Có lẽ mẹ chồng không tham mà chỉ muốn kiểm soát tình hình, bảo vệ con trai để nó đừng vì yêu vợ quá mà ngoan ngoãn đưa hết tiền, thành kẻ phụ thuộc. Đấy cũng là lý do nhiều mẹ chồng muốn quản lý tài chình và nói trước mặt con dâu, để con dâu hiểu vị thế của mình là ở đâu trong gia đình mới này.
Điều chỉnh bản thân
Trong giai đoạn đầu của hôn nhân nên cần tìm hiểu xem cách chi tiêu trong gia đình chồng từ trước đến nay như thế nào? Nếu trong trường hợp bà chỉ giữ hộ sau 2 vợ chồng cần bà sẽ đưa cho thì không có vấn đề gì, tất nhiên là vẫn bất tiện khi có những việc lớn cần phải chi tiêu.
Chia sẻ với chồng
Có thể từ trước khi bạn về nhà, quyền quản lý tài chính vẫn được kiểm soát dưới tay mẹ chồng. Hãy thật tế nhị kín đáo lựa chọn thời điểm để chia sẻ những lo lắng của mình với chồng, trao đổi cởi mở với nhau cũng là cách giúp hai vợ chồng hiểu nhau hơn. Nếu trong trường hợp chồng quen bị mẹ áp đặt mọi thứ từ nhỏ thì việc thay đổi thói quen cần có thời gian và cần có sự tác động. Ít nhất hãy giúp anh ấy hiểu rằng đây là thời điểm vợ chồng cần độc lập hơn, việc tự quyết định về cuộc sống cũng như tài chính của mình chính là cách để học được cách độc lập và trưởng thành để làm chủ gia đình nhỏ của mình.
Tuy nhiên, không phải người phụ nữ nào cũng may mắn lấy được người đàn ông tâm lý, nghe và chiều vợ. Mọi việc sẽ không dễ dàng nếu chồng bạn lại là người vô tâm, không thích can dự vào những rắc rối gia đình mà anh ấy xem là "chuyện đàn bà lặt vặt" và lảng tránh vai trò cầu nối.
Trao đổi thẳng thắn với mẹ chồng
Mẹ chồng nàng dâu khó chịu với nhau do sự khác biệt về quan điểm và thói quen chi tiêu (chẳng hạn con phóng tay, mẹ tiết kiệm hoặc ngược lại) là chuyện của rất nhiều gia đình. Mâu thuẫn này thường ngấm ngầm vì tâm lý ngại nói về tiền nong. Việc im lặng hay chống đối mẹ chồng sẽ không giải quyết được vấn đề mà sẽ khiến hai người xa nhau thêm.
Con dâu - một "người lạ" bước chân vào một cộng đồng đã thống nhất và định hình lối sống từ mấy chục năm nay là người đầu tiên phải điều chỉnh để hòa nhập được vào gia đình. Bạn cũng nên bày tỏ quan điểm của mình với mẹ chồng về việc quản lý tài chính. Có thể lúc đầu, mẹ chồng sẽ giận nhưng một thời gian sau, mọi chuyện sẽ ổn thỏa hơn. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, con dâu cũng nên tham khảo ý kiến mẹ chồng trước những việc chi tiêu trong gia đình. Điều này sẽ khiến bà có tâm lý được tôn trọng và cởi mở hơn. Ngoài ra, con dâu cũng nên học cách chi tiêu tiết kiệm, không chỉ trích bất kỳ thói quen sinh hoạt nào của nhà chồng.
Về lâu về dài thì mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu có tốt đẹp được hay không lại ở tấm lòng thành của bạn. Mọi mưu mẹo khéo léo chỉ là giải pháp tạm thời, khi hai bên còn chưa hiểu nhau. Nếu lúc nào bạn cũng xem mẹ chồng như một "đối thủ" phải đấu trí thì mối quan hệ sẽ căng thẳng. Giữa hai thế hệ luôn có sự khác biệt, ngay cả bạn với bố mẹ ruột cũng có nhiều cái bất đồng quan điểm, huống chi là mẹ chồng. Nhưng tình thương sẽ là cầu nối để tạo mối thông cảm, nhường nhịn và khi đó, bạn chẳng cần phải đâu đầu nghĩ kế, những mâu thuẫn sẽ tự hóa giải từ trái tim của mỗi người.
Tôi đang ngồi làm việc ở nhà thì anh trai chồng đến và tuyên bố một điều sốc óc Tôi cảm thấy mình quá yếu đuối trước những toan tính của gia đình nhà chồng. Vợ chồng tôi kết hôn từ năm 2015, cũng sống bên nhau được khoảng hơn 5 năm nhưng không may chồng tôi đã qua đời cuối giữa năm ngoái. Anh mắc bệnh hiểm nghèo, điều mà tôi luôn trăn trở, hối hận. Giá mà tôi khuyên nhủ...