Nhà chồng đòi “trừng phạt” và sai lầm tột độ nhiều nàng dâu gặp phải trong hôn nhân
Hương không đúng hoàn toàn, cái sai của cô là che đậy mọi thứ không trọn vẹn. Nhưng cũng nhờ lần “lật mặt” ấy, cô đã thoát được cuộc hôn nhân đầy đau khổ.
Kinh tế là cơ sở để xác định chất lượng cuộc sống, điều đó luôn luôn đúng. Nhiều cặp vợ chồng xích mích, mâu thuẫn với nhau cũng chỉ vì vật chất. Tiền thật sự rất quan trọng trong hôn nhân.
Và cũng vì tiền, có những xung đột, xích mích đến sứt mẻ cả tình cảm. Để rồi, cái kết là đơn ly hôn, là tòa án, là chấm dứt tất cả mọi thứ.
Khi lấy chồng, ai mà không muốn được dựa dẫm cả về kinh tế lẫn cuộc sống. Nhưng đôi khi, thực tế hoàn toàn trái ngược. Cái chính là người trong cuộc phải biết ứng xử ra sao để gia đình được toàn vẹn. Nếu gặp người chồng tốt, biết suy nghĩ, hạnh phúc có thể được duy trì. Nếu người chồng thuộc dạng “bỏ đi”, thì cớ gì chị em phải u sầu, níu giữ.
01
Hương là một người phụ nữ giỏi giang và duyên dáng, xuất thân trong gia đình có điều kiện kinh tế không tệ. Cô và Phong cưới nhau được 5 năm. Hương là hình mẫu phụ nữ lý tưởng khi rất giỏi trong công việc, hết lòng với gia đình, kiếm được rất nhiều tiền.
Khi yêu Phong, cô biết điều kiện gia đình anh không tốt. Nhưng nhìn vào đó để hắt hủi người đàn ông thật sự quá tàn nhẫn. Cuối cùng, họ quyết định kết hôn.
Vừa lập gia đình xong, Hương hừng hực tinh thần kiếm tiền, xây dựng gia đình hoàn hảo. Cô chẳng quản công việc nặng nhọc. Ông nội và bố cô đều là đầu bếp. có nhà hàng. Cô cùng làm việc trong ngành này, điều hành một nhà hàng lớn và có tiếng tăm.
Ở những nhà khác, đàn ông là trụ cột kinh tế. Gia đình Hương thì ngược lại. Dù cùng làm nhà hàng đó nhưng Phong chỉ phụ trách công việc chào khách. Kém cỏi là vậy nhưng anh ta luôn sĩ diện, tỏ vẻ hách dịch, nặng lời với vợ ngay tại nhà hàng trước mặt các nhân viên khác. Điều này khiến Hương mệt mỏi rất nhiều.
Video đang HOT
Mẹ chồng Hương cũng là người khó tính. Vợ chồng cô đi làm, đón bà qua để trông cháu giúp. Bà thẳng thừng yêu cầu con dâu trả tiền hàng tháng cho mình theo giá thị trường. Hương quá bất ngờ nhưng vẫn gật đầu đồng ý. Cô chọn bà bởi dù sao đó cũng là bà nội của bé, thân mật hơn và theo cô là sẽ yêu thương bé hơn những người lạ mặt khác.
Khi mẹ chồng đến nhà, cuộc sống của Hương càng trở nên bị đè nén hơn. Hai vợ chồng cô chẳng có chút thoải mái nào nữa. Bà soi mói, xét nét con dâu từng ly từng tí. Thậm chí, tư tưởng của bà vẫn khá phong kiến. Lúc cả hai vợ chồng đi làm về, lúc nào bà cũng yêu cầu Phong nghỉ ngơi còn Hương phải lao vào tất bật với chuyện nội trợ. Nhưng vì con cái, vì muốn êm xuôi, Hương ngậm ngùi cho qua.
02
Hàng tháng, Phong chỉ kiếm được 7 triệu đồng. Tuy nhiên, khác với mức lương còm cõi đó, anh luôn thoải mái khoác trên mình đồ hiệu, giày Tây bóng loáng đắt đỏ, không những không đóng góp với vợ chi tiêu mà công to việc lớn gì đều là tiền Hương bỏ ra. Nhìn anh ta ăn mặc, ai cũng ngỡ là ông chủ lớn. Số tiền anh kiếm được không thể đủ chi cho trang phục đó rồi. Anh ta thoải mái chi tiêu mà chẳng phải lo đến kinh tế trong nhà.
Hương kiếm tiền gấp nhiều lần chồng nhưng giản dị. Cô chán ngán với việc tất cả các gánh nặng đã đặt lên vai, chồng lại còn lấy tiền chung đi ăn chơi như thế. Hương mở tài khoản riêng, gửi những khoản cô kiếm thêm được vào đó.
Hương thất vọng về chồng nhưng chẳng thể thẳng thắn trao đổi vì anh ta luôn gạt phắt đi. Mẹ chồng nghe thấy Hương phàn nàn câu nào sẽ phê bình, cho là con dâu quá phận. Bởi vậy, cô cũng im lặng, chẳng thèm phân tích cho chồng nữa
Cuối năm ngoái, em trai Hương vay cô 50 triệu. Em trai cô cũng kinh doanh nhà hàng, kiếm tiền rất tốt. Tuy nhiên, thời gian qua có chút khó khăn nên phải đến mượn chị để trả lương cho nhân viên. Hương hiểu rõ em trai. Cậu tự lập từ năm 19 tuổi, chưa bao giờ nhờ gia đình giúp đỡ. Bây giờ cậu phải mở lời, chắc hẳn là khó khăn thực sự.
Nhưng bước ngoặt xảy đến khi em trai mang tiền tới trả cho chị gái bởi tiện đường rút tiền mặt ở ngân hàng gần đó. Mẹ chồng Hương ở quê lên chứng kiến toàn bộ. Sau khi em trai cô rời đi, bà ngay lập tức gọi điện cho con trai về để bàn tới vấn đề 50 triệu cho “đằng ngoại” vay.
Mẹ chồng dùng nhiều từ ngữ xúc phạm mắng mỏ cô, đặt nghi vấn về số tiền lớn về Hương có. Phong về nhà, mắt anh ta long sòng sọc, liên tục tra hỏi về tiền. Hương nói thẳng đó là tiền của cô, cho em trai vay là điều quá bình thường.
Phong tát Hương một cái rát mặt rồi nói thẳng: “Đừng quên, tôi vẫn là chủ nhà. Cô kết hôn với tôi, tiền cô kiếm được nó cũng là của tôi. Nếu tôi biết cô cho nhà cô vay tiền lần nữa thì đừng trách”.
Hương lao vào phòng riêng khóc, đằng sau vẫn là tiếng chửi bới của mẹ chồng vì có con dâu mất nết, dám đưa tiền cho “người ngoài”. Phong ngay sau đó đã giấu toàn bộ sổ tiết kiệm của Hương. Hai bên cãi nhau, anh ta thẳng tay đánh cô lần nữa.
Hai lần đau đớn, Hương quyết định ly hôn. Cô tìm một luật sư đòi lại toàn bộ tài sản. Con trai dưới 3 tuổi, cô cũng được quyền nuôi con. Mẹ chồng khắc nghiệt như thế, người chồng tàn nhẫn như thế, Hương không cần nữa.
03
Trong xã hội hiện đại, nhiều phụ nữ cũng giỏi giang và kiếm tiền chẳng khác gì nam giới. Tất cả mọi chuyện dẫn đến kết cục đó cũng chính từ việc Hương cho em trai vay tiền mà không trao đổi trước với chồng. Đó là cái sai của cô. Nhưng cũng chính lần đó mà Hương nhận ra gia đình chồng quá đáng sợ. Cô chọn giải thoát cho mình.
Trong hôn nhân, chuyện gì cũng vậy, vợ và chồng nên giao tiếp với nhau nhiều hơn. Cả chuyện tiền nong hay bất cứ việc gì khác, cả hai phải thẳng thắn trao đổi. Phụ nữ đừng bao giờ chịu đựng, đừng sợ rắc rối mà im lặng để rồi phải nhận cái kết thật sự đau đớn.
Về vấn đề kinh tế, cả hai nên đặt ra những nguyên tắc cho cuộc sống gia đình. Nó là chuyện nhạy cảm. Vợ chồng phải làm theo những thỏa thuận từ trước đó, có thể mới không khiến ai cảm thấy không công bằng.
Nhà chồng khắc nghiệt có nhiều lắm, cái chính là chúng ta đối mặt thế nào. Im lặng và cho qua chưa bao giờ là sự lựa chọn sáng suốt. Chính vì những sự cho qua đó mà có thể, cái “mất” trong cuộc hôn nhân càng đến sớm hơn.
An Thanh
Chồng đủ thói xấu, nhưng muốn giữ hạnh phúc phải chịu đựng?
Chồng trăng hoa, gia trưởng và lạnh nhạt, thế nhưng ai cũng khuyên chị nên chịu đựng để giữ gia đình. Nhiều lần bạn muốn ly hôn nhưng mẹ bạn đòi chết để phản đối, thế là bạn chịu đựng...
Tôi nhận được cuộc điện thoại của chị, một người phụ nữ 40 tuổi. Chị khóc ròng vì những bế tắc trong hôn nhân. Kết hôn hơn chục năm là bấy nhiêu ngày chị phải chịu đựng thói trăng hoa, thai đô gia trưởng và lạnh nhạt của chồng. Mỗi khi chị muốn thoát ra thì chính mẹ chị lại nhắc nhở "là phụ nữ phải biết chịu đựng thì mới giữ gìn hạnh phúc gia đinh được".
Không quá cá biệt, tôi từng nghe tâm sự của một người phụ nữ 60 tuổi sau khi cô khóc vì chồng rồi lại tự an ủi bản thân và dạy tôi bí quyết giữ gìn gia đình: "Phải chịu đựng con à!".
Bạn tôi, nhiều lần muốn ly hôn vì cuộc sống hôn nhân quá nhọc nhằn, nhưng chỉ vì mẹ cô ấy đòi... chết nếu việc ấy xảy ra, thế là cô tiếp tục chịu đựng.
Tôi nghe nhiều, thậm chí rất nhiều những lời khuyên đại loại như thế, nhưng đến giờ tôi vẫn không thể nào "tiêu hóa" được. Tôi không thích từ "chịu đựng" vì trong "chịu đựng" dường như có sự uất ức, bất lực, thụ động vì nghịch cảnh. Mà hôn nhân có phải là tạo ra nghịch cảnh cho nhau không? Không lẽ hai người cưới nhau về, chung sống với nhau chỉ để tạo ra những nghịch cảnh nhằm thử thách sức chịu đựng của đối phương? Đời sống hôn nhân lại vô ly vậy sao?
Đành rằng, chúng ta không thể nào tìm được một cuộc hôn nhân hoàn hảo vì chẳng có ai là người hoàn hảo. Bạn không hoàn hảo, đối phương cũng vậy. Nhưng hai người ở bên nhau thì phải học cách hoa hợp với nhau. Chẳng ai có quyền bắt ai phải chịu đựng cả.
Mà ta phải xem liệu mình có thể nhường nhịn và chấp nhận những khiếm khuyết của nhau hay không. Đâu là giới hạn của việc chấp nhận? Hành vi nào có thể xuê xoa, hành vi nào tuyệt đối không được lặp lại? Đó mới là tâm thế của người chủ động chọn lựa hạnh phúc cho đời mình.
Còn nếu bạn tự rơi vào sự bị động của việc "chịu đựng" thì đó là lỗi của bạn. Tự mình làm khổ mình, chẳng thể nào trách người kia vì chính bạn đã cho họ cái quyền được làm bạn khổ.
Nói lý thuyết bao giờ cũng dễ, bởi nhiều khi người ta sống quen với... cái khổ, họ không chịu đựng nổi sự cô đơn khi thiếu vắng nó.
Nhưng ai thích chịu đựng thì cứ chịu đựng, đừng áp đặt và gây áp lực cho con cháu cũng phải "chịu đựng" như mình.
Đời sống ngoài kia đã vất vả lắm rồi. Đã không yêu thương, nâng đỡ, san sẻ được cho nhau thì hà cớ gì phải làm tình làm tội nhau thêm?
Nguyễn Vân Anh
Theo Phunuonline
Người phụ nữ hiền lành có lối sống lành mạnh Mình 42 tuổi, không may mắn lắm trong hôn nhân nên đang sống cùng con trai nhỏ 9 tuổi. Nói thật là mình vẫn rất sợ hôn nhân. Được nhận xét là khá trẻ, hình thức tạm được, yêu thích thể thao, bơi lội, đọc sách, du lịch... là người có lối sống khá lành mạnh, tuy hiền nhưng lại khá nguyên tắc...