Nhà chồng coi tôi như đầy tớ
Mấy năm làm vợ tôi thấy mình không khác gì đầy tớ nhà chồng thật. Nghĩ lại mà cay khóe mắt. Câu chuyện về người con dâu phải chịu ấm ức từ nhà chồng hẳn không còn cũ, thậm chí đã được bàn, được nói đi nói lại quá nhiều, tới nhuyễn. Nhưng cuối cùng, người trong cuộc vẫn chưa thể tìm ra cách giải quyết tốt. Con dâu vẫn là con dâu và mẹ chồng vẫn là mẹ chồng, vẫn chịu áp lực từ gia đình chồng và khó lòng giải tỏa được mâu thuẫn.
Tôi cũng luôn nghĩ, về nhà chồng hãy sống sao cho tốt, thậm chí tối còn quá tự tin về cách ứng xử của mình, rằng tôi có thể đối đãi tốt với gia đình chồng, và như thế, tôi tin mình sẽ được đáp lại xứng đáng. Nhưng không, vì gia đình chồng tôi không biết có đi có lại, ngay cả khi con dâu cố gắng hết mình, chăm chỉ hi sinh bản thân vì nhà chồng nhưng họ chỉ luôn coi tôi là con dâu, không hơn không kém. Còn chồng cũng gia trưởng, một mực nghe lời bố mẹ thì tôi còn biết bấu víu vào ai?
Lấy chồng, tôi nai lưng kiếm tiền. Tiền bao nhiêu tôi phải đưa cho chồng hết. Tôi làm công nhân nên lương không cao, hàng tháng chỉ được để vài trăm trong người ăn sáng, ăn trưa. Thú thực, có lúc tôi tiết kiệm phải mang cơm đi ăn, nguội ngơ nguội ngắt mà không dám nói gì. Nhưng chồng lại chẳng hiểu, cứ cho đó là điều tốt. Chồng còn nói &’cái gì tiết kiệm được thì nên tiết kiệm’.
Quần áo tôi không dám sắm, hoàn toàn mặc lại của đứa em trẻ hơn vài tuổi. Thế nên, tôi cũng tiết kiệm được khoản nào. Ai chẳng muốn ăn chơi, diện cho mình nhưng không có điều kiện thì đành chịu thôi. Chồng tôi cứ nghĩ tôi thế là đầy đủ nên không lo lắng gì cho tôi cả. Bao năm làm vợ, anh chỉ hỏi lương đâu đưa anh, chưa từng hỏi được vợ câu thích ăn gì, thích mặc gì hay muốn thứ gì. Tôi cảm thấy buồn lắm nhưng đành câm nín.
Video đang HOT
Lấy chồng, tôi nai lưng kiếm tiền. Tiền bao nhiêu tôi phải đưa cho chồng hết.(ảnh minh họa)
Chồng là con trưởng nên phải nuôi mấy đứa em nhà chồng ăn học tử tế. Cả nhà mỗi mình anh là làm công nhân, không có công việc của người tri thức, vậy mà phải lo toàn bộ. Bố mẹ hàng tháng coi chuyện đưa tiền lương của chúng tôi là trách nhiệm, và bố mẹ chồng lại mang tiền đó nuôi các em. Sau khi chúng có việc làm hết, mẹ lại tính chuyện tu sửa nhà cửa. Vậy là tới giờ, sau gần chục năm làm vợ, tôi chưa được một đồng nào tiết kiệm. Hai vợ chồng vẫn phải ở căn nhà cũ kĩ, còn bố mẹ ở tại nhà tầng sang trọng hơn.
Tôi có lần than vãn thì chồng nói tôi nhỏ nhen, ích kỉ. Rồi anh còn nói tôi cứ phục vụ các em, rồi các em sẽ đáp lại bằng việc lo cho con cái của mình. Thú thực, con của ai người ấy lo, con của các em còn chưa lo được nói gì lo cho các cháu. Tôi cũng chẳng cầu cạnh gì chuyện này.
Có lần, bố chồng ốm, tôi thì mang bầu gần 5 tháng, bụng vượt mặt, vậy mà chỉ có mình tôi cơm nước, dọn dẹp đủ thứ, mang cơm vào viện cho bố. Tôi đi lại nhiều phát mệt mà chồng cũng không hiểu cho. Anh nói tôi không phải làm việc nặng là tốt rồi, mấy việc đi lại đó làm được, rồi đẻ cho dễ. Vậy mà các cô em dâu khác ở xa, ở thành phố nên không thể làm việc đó, tôi gánh hết.
Mấy năm làm vợ tôi thấy mình không khác gì đầy tớ nhà chồng thật. Nghĩ lại mà cay khóe mắt. Tôi thấy buồn lắm, cảm giác mệt mỏi vô cùng. Cứ tiếp tục thế này không biết khi nào bố mẹ mới nghĩ cho chúng tôi, mới hỏi được câu các con cần gì. Chắc phải đợi tới già mất. Tại sao con gái cứ phải khổ khi đi lấy chồng?
Theo Eva
Lời con dâu: "Bà già rách việc"
Từ phòng vọng ra tiếng của Tấn: "Hay cho bé đi kiểm tra lại để mẹ yên tâm", Ly dấm dẳng: "Bà già rách việc. Không đi đâu cả!".
Chị Khanh giục Tấn, con trai của mình cưới vợ, khi Tấn và Ly yêu nhau chưa bao lâu. Chị nói: "Chị của con đã du học, lại có người yêu bên Mỹ, sẽ không về. Nhà mình rộng thênh thang. Cứ cưới nhau đi, rồi muốn học gì ba mẹ sẽ nuôi cả hai vợ chồng ăn học tiếp".
Nguyện vọng của Tấn là muốn cùng Ly học xong thạc sĩ, rồi mới lập gia đình. Nhưng nhà có hai chị em, biết chị gái đi xa ba mẹ cũng buồn, nghe mẹ nói vậy, Tấn tặc lưỡi... gật đầu. Thế là đám cưới diễn ra.
Sau đám cưới, chị Khanh nấu toàn món bổ cho vợ chồng con trai ăn, để... chuẩn bị sinh con. Tấn ngớ ra: "Mẹ bảo lo cho tụi con ăn học kia mà?". Chị Khanh cười: "Thì chúng bây cứ học. Đẻ một đứa cho vui cửa vui nhà, ba mẹ chăm cho. Vợ chồng chúng bây chẳng phải làm gì đâu mà sợ vất vả". Chị Khanh hứa chắc như vậy, vì sang năm anh Hiến, chồng chị về hưu.
Suốt thời gian mang thai, Ly khổ sở vì mẹ chồng cứ nấu món này món nọ bắt phải ăn cho thai khỏe. Chị còn mua nhiều sách về đưa cho Ly đọc để "ứng dụng". Chuyện gì của vợ chồng con trai chị cũng ý kiến, can thiệp. Riết rồi con trai, con dâu đều giấu biến mọi chuyện. Nhất là Ly, cô rất sợ mẹ chồng, dù ai cũng thấy là cô được mẹ chồng nâng như trứng, hứng như hoa.
Nhất là Ly, cô rất sợ mẹ chồng, dù ai cũng thấy là cô được mẹ chồng nâng như trứng, hứng như hoa. (ảnh minh họa)
Ngày Ly sinh, chị Khanh túc trực bên cạnh, chăm sóc chu đáo cho con dâu lẫn cháu nội. Đón Ly về nhà, chị Khanh cũng một tay chăm cháu, đúng như lời hứa. Bất kể ngày đêm, chị canh đưa bé vào mẹ cho bú, khi bé vừa bú xong thì chị bế về phòng mình, hay ra phòng khách chơi với chị. Ly than với chồng: "Giờ em không biết bé là con em hay con của ông bà nội nữa!". Tấn an ủi: "Mẹ thấy em mới sinh xong, nên giành phần chăm cháu cho em nghỉ ngơi, lấy lại sức thôi mà". Ly im lặng, cũng thầm cầu mong như vậy! Nhưng ngày qua ngày, cháu lớn lên theo bà đã quen, càng quấn lấy bà, xa mẹ hơn. Chị Khanh lấy thế làm vui thích, hãnh diện, gặp ai cũng khoe: "Cháu chỉ theo bà thôi đấy nhá. Chả cần ai cả" - mà không để ý nét mặt sa sầm của con dâu.
Khi cháu nội chập chững biết đi, dứt sữa mẹ, là chị Khanh ôm hẳn về ở với mình, dù chung nhà, nhưng lúc nào cũng bà bà cháu cháu, rất ít khi rời thằng bé ra cho mẹ hay cha của bé được "sở hữu" chút nào. Chị cũng chăm sóc, dạy dỗ cháu nội theo ý mình, bất kể con trai, con dâu có đồng ý hay không.
Một lần, mẹ chị hấp hối ở quê. Cực chẳng đã, chị đành giao cháu nội cho Ly. Ngày đi, chị viết nguyên tờ sớ dài, dặn dò chồng, con trai, con dâu phải chăm sóc cháu ra sao, theo đúng ý chị. Hơn nửa tháng ở xa, mỗi ngày chị gọi điện thoại về cả chục lượt, để nhắc cho cháu ăn gì, uống gì, mặc gì... Cháu tắm lúc nào, ngủ lúc nào, chị đều kiểm tra, nhắc nhở. Xui làm sao, trong những ngày đó bé lại bị té u đầu...
Khi vừa về tới, chị Khanh sà vào nôi bế cháu, chị vạch cả quần áo ra xem xét tỉ mỉ. Khi phát hiện ra cục u trên đầu cháu, dù chỉ còn là một dấu bầm xanh, chị hoảng hốt tìm nguyên nhân và bắt chở bé đi chụp hình não để kiểm tra. Dù cả nhà xác định là bé té đau, nhưng không có gì nguy hiểm, chị vẫn không chịu, làm toáng lên... Ly và Tấn vội vàng bế con về phòng. Chị Khanh đâu chịu để yên, chị đến trước cửa phòng, định gõ cửa gọi bắt cháu ra đi bệnh viện, thì từ phòng vọng ra tiếng của Tấn: "Hay cho bé đi kiểm tra lại để mẹ yên tâm", Ly dấm dẳng: "Bà già rách việc. Không đi đâu cả!".
Chị Khanh sững sờ, bước lùi về phòng mình, vật vã khóc với chồng: "Dâu con gì mà hỗn láo! Tôi lo cho cháu của tôi, mà nó bảo tôi là bà già rách việc". Anh Hiến nhìn vợ, ôn tồn: "Con nó nói đúng đó, em à! Mấy ngày vừa qua, anh thấy con Ly nó lại hát, cười, lại đùa giỡn với cu Nô thật sự là một người mẹ. Em rách việc vì đã tước cái quyền bình thường của con mà không hay".
Suốt đêm hôm ấy, chị Khanh không ngủ, chị tấm tức khóc. Anh Hiến phải nằm nép sát vách tường bởi gần nửa chiếc giường là tấm trải với đầy đủ khăn, giấy, tăm bông, bình nước, áo quần... của cu Nô. Ngẫm từng lời nói của chồng lúc tối, chị Khanh mới thấy rõ là mình... rách việc! Thao thức, tủi hờn chán, chị Khanh nhẹ nhàng gấp tấm trải, xếp toàn bộ "phụ tùng" của cu Nô vào chiếc làn mây, để ra một góc phòng. Với tay tắt đèn, chị nhủ, từ giờ mình không làm bà già rách việc nữa đâu!
Theo Eva
Nghỉ lễ ở nhà chồng, tôi như ôsin Vậy là cái ngày tôi lo sợ cũng đã đến, ngày nghỉ lễ 30-4 dài như Tết. Tôi cứ thầm ước chồng sẽ có dự định đi đâu đó du lịch, để tôi được thoát khỏi cảnh về nhà chồng dọn dẹp, nấu nướng nhưng chồng chẳng làm như tôi mong đợi. Và thân phận làm vợ, tôi phải chấp nhận tất cả...