Nhà chồng chỉ quan tâm đến túi tiền
Chưa bao giờ bố mẹ chồng hỏi tôi thu nhập có đủ trang trải cuộc sống hay không mà chỉ quan tâm xem biếu ông bà bao nhiêu tiền.
Ảnh minh họa
Tôi gần 40 tuổi, lấy chồng đã được 12 năm và có hai đứa con. Tôi và chồng đều là dân tỉnh lẻ, cùng học ở thành phố nên quen biết và lấy nhau, gia đình 2 bên đều làm nông nghiệp, nên cưới xong chúng tôi phải tự bươn trải để có thể sống được nơi thành phố.
Bố mẹ chồng cũng như bố mẹ tôi, đều làm nông nghiệp, đủ ăn là may mắn lắm rồi, nên vợ chồng tôi cũng chưa bao giờ đòi hỏi ông bà phải giúp đỡ gì cho vợ chồng tôi. Vì thế bạn bè cưới vợ, mua nhà còn được gia đình nội ngoại giúp đỡ, còn vợ chồng tôi phải tự lo đám cưới, mua nhà cũng chẳng dám trách móc ai.
Video đang HOT
Đã thế, nhà ngoại thì không sao, nhà nội mỗi lần về quê vợ chồng tôi ngoài quà cáp còn phải biếu bố mẹ chồng thêm tiền tiêu. Mỗi năm cũng mất khoảng 10 triệu, số tiền này không lớn nhưng trong hoàn cảnh vợ chồng tôi thu nhập mỗi tháng chỉ được hơn 10 triệu đồng, lại còn phải nuôi 2 đứa con thì cũng chẳng dư giả gì, phải chắt chiu lắm mới dành dụm được.
Lần nào có tiền biếu thì bố mẹ chồng tỏ ra vui vẻ, không có thì ông bà lại nói ý nói tứ rằng vợ chồng tôi không có ý thức, đi làm trên thành phố thu nhập cao, nhàn hạ mà không dám biếu bố mẹ vài đồng.
Vừa rồi về quê, bố mẹ chồng còn giao cho 2 vợ chồng tôi hàng tháng phải automatic gửi về cho ông bà 2 triệu đồng, trong khi tổng thu nhập 2 vợ chồng được có hơn 10 triệu đồng mà chi tiêu đủ các khoản, nào con cái học hành, ốm đau, tiền ăn uống, xăng xe, điện thoại…
Tôi cảm thấy buồn quá, hơn 10 năm nay về làm dâu, chưa khi nào bố mẹ chồng tôi hỏi xem thu nhập 2 vợ chồng tôi thế nào, có đủ ăn không, đủ trang trải cuộc sống và lo cho các con hay không. Ngay cả khi vợ chồng tôi không có tiền, phải đi vay mượn của bạn bè để ăn bố mẹ chồng cũng không hề quan tâm hay biết mà chỉ cần quan tâm xem chúng tôi có biếu ông bà tiền hay không?.
Giá như bố mẹ chồng hiểu được, để nuôi được 2 đứa con và tồn tại ở thành phố đắt đỏ này chúng tôi đã phải vất vả như thế nào???
Theo Đất Việt
Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng và "Túi tiền Quốc gia"
Làm sao để gánh nợ công bớt nặng; làm sao cho đảm bảo an ninh, an toàn cho nền tài chính quốc gia... trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn luôn là trăn trở của Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng
Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng
"Nợ công vẫn trong tầm kiểm soát nhưng tốc độ tăng vừa qua là quá cao... Việc tăng cường quản lý nợ công thời gian tới với những nội dung: Quản lý chặt chẽ nợ công, nhất là khoản vay mới, kiên quyết nợ công chỉ sử dụng cho đầu tư phát triển, xây dựng công trình hạ tầng kinh tế quan trọng thiết yếu theo quy hoạch. Tăng cường khâu kiểm tra, kiểm soát việc sử dụng vốn vay, đảm bảo chất lượng công trình theo đúng quy định... Để an toàn nợ công thì chúng ta tiếp tục thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, chi tiêu ngân sách Nhà nước...".
Từng kinh qua các vị trí công tác như Thứ trưởng Bộ Xây dựng, Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Ninh Bình và Tổng kiểm toán Nhà nước, rõ ràng ông Đinh Tiến Dũng là người được đào tạo bài bản, là "ứng cử viên" sáng giá cho chức Bộ trưởng Bộ Tài chính khi ông Vương Đình Huệ chuyển sang làm Trưởng ban Kinh tế Trung ương. Công việc ở Bộ Tài chính sẽ khó khăn hơn so với thời điểm ông đảm nhận công việc ở Tổng kiểm toán Nhà nước, bởi lúc này ngành tài chính phải lo "túi tiền Quốc gia"; làm sao để gánh nợ công bớt nặng; làm sao cho đảm bảo an ninh, an toàn cho nền tài chính quốc gia... trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn.
Khi nhậm chức, ông cũng đã cố gắng cắt giảm chi tiêu công. Năm 2013, ông được Thủ tướng khen tại Hội nghị ngành vì đã giúp tiết kiệm 22.700 tỷ đồng từ việc yêu cầu các đơn vị bỏ một loạt chi phí không cần thiết. Qua năm 2014, không còn tình trạng cán bộ các ngành, địa phương ồ ạt đi nước ngoài, công chức, viên chức nâng cao ý thức tiết kiệm sử dụng điện nước, văn phòng phẩm, qua đó đã tiết kiệm cho ngân sách hàng tỷ đồng. Năm 2015, Bộ Tài chính chủ động tham mưu cho Chính phủ ban hành chỉ thị về việc tăng cường chỉ đạo điều hành nhiệm vụ tài chính, ngân sách, với nhiều giải pháp, trong đó tiếp tục yêu cầu giữ lại 10% dự toán chi thường xuyên để phòng khi ngân sách căng thẳng.
Một vấn đề nữa cũng được dư luận quan tâm khi Bộ Tài chính công khai chi phí nuôi xe công, tiêu tốn ngân sách tới gần 13.000 tỷ đồng/năm. Sự minh bạch, công khai thông tin là cần thiết, để có sự đồng thuận, chia sẻ trong bối cảnh ngân sách còn gặp nhiều khó khăn. Ở một góc nhìn khác, câu chuyện lãng phí trong sử dụng xe công không mới, nó đã diễn ra nhiều năm qua khi vẫn còn tình trạng một số địa phương bố trí xe cho các chức danh như phó chủ tịch tỉnh, trưởng các sở, ban, ngành..., vi phạm quy định của Thủ tướng. Rõ ràng, cần thiết phải có quy định chặt chẽ hơn về chức danh được sử dụng cũng như siết chặt việc mua mới.
Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, rồi cắt giảm nhiều dòng thuế theo cam kết... đã tạo ra thách thức với Bộ Tài chính trong việc hoàn thành thu ngân sách. Để tăng thu, ông liên tục trình Chính phủ, đề xuất Quốc hội sửa các luật về thuế, tạo cơ sở pháp lý thay đổi cơ cấu nguồn thu bền vững hơn. Nhờ đó năm 2015, các khoản thu nội địa không kể dầu thô đều khởi sắc và góp tới 55% tổng thu ngân sách...
Trong bối cảnh Chính phủ ban hành một loạt cơ chế chính sách để tháo gỡ khó khăn, tiếp sức cho doanh nghiệp, trong đó có việc cải cách thủ tục hành chính, Bộ Tài chính đã nhanh chóng triển khai, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính thuế, hải quan. Sau những chỉ đạo, điều hành quyết liệt của ông, thủ tục hành chính, thuế, hải quan..., đã hanh thông hơn khiến nhiều doanh nghiệp hài lòng./.
Quang Tuấn - Quốc Hưng
Theo_VOV
Túi tiền quốc gia: Thu có hạn, chi thiếu kiểm soát Túi tiền quốc gia luôn ở tình trạng thu có hạn nhưng chi thì như vô hạn. Hệ thống ngân sách lỏng lẻo, dựa vào xin cho và đang phải nuôi quá nhiều, TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế nhận định. Trước thực tế nhu cầu chi ngân sách thời gian tới vẫn phải tăng lớn mặc dù thu ngân...