Nhà chồng bắt con dâu chia 5 tỷ đồng sau khi con trai qua đời
Chồng qua đời, nỗi đau còn đang nhói buốt, nhà chồng lại đẩy ngay chị vào cuộc tranh giành tài sản, mà những thứ ấy lại là do một tay chị gầy dựng.
Cay đắng dồn dập
Cố ngăn dòng nước mắt, chị Trần Thị Mai (Q.3, TP.HCM – tên nhân vật đã được thay đổi) tức tưởi: “Trong lúc mẹ con tôi đang rất cần một chỗ dựa tinh thần thì họ lại nhẫn tâm đẩy tôi vào tận cùng nỗi đau”. Những đau đớn, oán giận như đầy ứ trong từng lời nói của chị. Chỉ vì khối tài sản của vợ chồng chị mà nhà chồng trở mặt. Chị kể, với những gì đang sở hữu, chị không tiếc vài ba tỷ cho cha mẹ chồng dưỡng già, nhưng chị không thể chịu được cách “đòi” tài sản quá tuyệt tình của nhà chồng.
Vợ chồng chị đến với nhau từ hai bàn tay trắng. Gia đình hai bên đều nghèo khó như nhau, là con lớn nên sau khi kết hôn, anh chị còn có trách nhiệm phụ giúp gia đình nuôi các em ăn học. Suốt bốn năm đầu, vợ chồng chị không dám sinh con, vì vừa lo cho cuộc sống của mình, vừa phải phụng dưỡng cha mẹ hai bên.
Cuối năm 2000, vợ chồng chị vào Nam lập nghiệp, lúc này đứa em trai kế của anh cũng vừa ổn định công việc nên cha mẹ chồng ở lại với người em này. Vào TP.HCM, chị Mai nhanh chóng tìm được việc làm, anh thì trầy trật mãi mới có một chân nhân viên tại một công ty xây dựng. Dù làm ăn xa nhưng hằng tháng vợ chồng chị vẫn đều đặn gửi tiền về lo cho cha mẹ chồng, nuôi ba đứa em ăn học. Thế nhưng, các em chồng sinh ỷ lại, không lo học hành mà chỉ ăn chơi, lêu lổng.
Công việc thuận lợi, chị tiếp tục học lên cao, rồi lập công ty riêng. Đang lúc chị ăn nên làm ra thì anh bị tai nạn mất sức lao động phải nghỉ việc. Từ đó, anh ở nhà lo nhà cửa, con cái, một mình chị gánh chuyện tiền bạc cho cả đại gia đình. Là trụ cột nhưng chị chưa bao giờ tỏ ra coi thường chồng, ngược lại vợ chồng rất gắn bó, chuyện lớn nhỏ đều bàn bạc thống nhất với nhau. Những chuyện mua bán bên ngoài của chị, tuy anh không tham gia nhưng vì không muốn chồng mặc cảm, tự ái, chị luôn kéo anh vào bằng cách để anh đứng tên một số công trình, nhà cửa do chị xây dựng.
Cuộc sống khấm khá, vợ chồng chị càng chăm lo cho cha mẹ và các em chồng nhiều hơn, nhất là khi cha mẹ ruột của chị qua đời, tình cảm chị dồn hết sang cho cha mẹ chồng. Thỉnh thoảng, chị còn đón cha mẹ chồng vào chơi, thường xuyên mua những món bổ dưỡng biếu ông bà. Với các em chồng, từ nhà cửa đến vốn liếng làm ăn, con cái học hành chị đều tận tình hỗ trợ.
Nhưng cũng chính vì vậy mà mọi người càng dựa dẫm vào vợ chồng chị. Cô em chồng bỏ việc ngoài quê, vào sống với vợ chồng chị, đòi anh tìm việc làm. Chị đưa em chồng vào công ty của mình nhưng chỉ vài ngày là cô này bỏ việc, chị cũng không một lời trách móc. Bất ngờ, anh đột quỵ, qua đời. Đang đau đớn vì mất chồng, chị lại bị nhà chồng giáng thêm một đòn chí tử, đẩy chị vào cuộc tranh giành khối tài sản do chính một tay chị gầy dựng.
Tình vơi nghĩa cạn
Video đang HOT
Chị Mai nghẹn ngào: “Vừa chôn cất anh xong, các em chồng đã thẳng thừng đề cập đến chuyện tiền bạc, đứa thì nhận đại diện cho bố mẹ chồng, đứa thì hỏi mượn này nọ”. Đang lúc đau buồn, chị từ chối tính chuyện tài sản, thì các em chồng lớn tiếng cho là chị muốn ôm hết, không chịu chia tài sản thừa kế. Thậm chí, cô em chồng đang sống trong nhà vốn được chị tin tưởng còn “niêm phong” luôn tủ sắt của chị, đòi phải mở công khai trước mặt mọi người.
Ngay cả sổ sách ghi chép trong đám tang anh, cô ta cũng không chịu giao lại cho chị. Trước tình cảnh đó, chị cầu cứu cha mẹ chồng, không ngờ ông bà lại đứng về phía các con mình, cho là mình đã cao tuổi, không chờ đợi được nữa, yêu cầu chị chia tài sản sớm để ông bà về quê. Thậm chí, họ thẳng thừng tuyên bố sẽ nhờ pháp luật can thiệp, nếu chị Mai không thỏa thuận chia tài sản. Lòng chị như xát muối. Đau đớn, uất ức khiến chị không kềm được cơn giận, khẳng định không chia, dù một đồng! Chị buồn bã: “Giận quá nên tôi nói vậy thôi, chứ đâu hẹp hòi chuyện tiền bạc”.
Những ngày sau đó là chuỗi ngày tồi tệ nhất trong đời của mẹ con chị Mai vì không còn giây phút nào bình yên trong ngôi nhà của họ. Cả gia đình chồng ở “lì ” trong nhà, kiếm đủ chuyện nặng nhẹ. Họ khăng khăng buộc chị phải chia cho cha mẹ chồng năm tỷ đồng hoặc giao cho họ ngôi nhà mẹ con chị đang ở. Chị Mai kể, vì tin tưởng em chồng nên chuyện tiền bạc, làm ăn vợ chồng chị đều chia sẻ, lại có thời gian cô ta làm trong công ty của chị, biết rõ tài sản trong gia đình, nên tự ý kê biên rồi phân chia.
Chị ấm ức: “Tôi làm cả đời mới tích góp được chừng đó tài sản. Anh ấy mất để lại hai con nhỏ dại, nếu thương các cháu, lẽ ra ông bà phải phụ tôi chăm sóc cháu, đằng này lại nghe lời các cô chú, nằng nặc đòi chia tài sản, xúc phạm và gây tổn thương cho ba mẹ con tôi. Trong khi tôi đang cần sự chia sẻ tinh thần thì họ lại chăm chăm tranh giành tài sản…”.
Luật sư Lưu Phương Thảo (Đoàn Luật sư TP.HCM – Công ty luật Lưu Nguyễn) cho biết: “Xét về luật, sau khi người con qua đời thì cha mẹ (thuộc ngôi thừa kế thứ nhất bao gồm: cha mẹ ruột, cha mẹ nuôi, vợ/chồng, con và con nuôi) được quyền thừa hưởng tài sản người con để lại. Vì vậy, việc chị Mai phải chia tài sản thừa kế cho cha mẹ chồng sau khi chồng qua đời là đúng quy định của pháp luật”. Chị Mai cũng xác nhận, chị hiểu điều đó và ngay cả khi pháp luật không quy định thì về mặt đạo đức, chị cũng sẽ thay chồng phụng dưỡng cha mẹ chồng. Thế nhưng, gia đình chồng cư xử quá cạn tình cạn nghĩa, khiến chị bất bình, không ngại bị cười chê, sẵn sàng đối mặt với nhà chồng trong cuộc chiến phân chia tài sản. Chị buồn bã: “Lỗi là tại họ đã làm tổn thương mẹ con tôi trước. Chính họ đã biến tôi thành người ngoài, dù bao năm qua tôi đã sống trọn tình trọn nghĩa với họ”.
LS Thảo nhấn mạnh: “Cùng chung nỗi đau mất mát, lẽ ra mọi người nên xích lại gần nhau, nương tựa nhau để vượt qua, nhưng chỉ vì lòng tham họ đã khiến nỗi đau càng thêm đau. Giá như một bên đừng quá vội vàng đo đếm lợi ích riêng, một bên đừng quá vì bất bình mà cố chấp, hai bên biết nghĩ cho nhau, biết yêu thương, chia sẻ thì đâu đến nỗi tình thâm hóa hận thù”.
Theo Phunuonline
Vụ lật cầu treo Chu Va 6: Các bị cáo phải bồi thường trên 2,5 tỷ đồng
Tại phiên tòa xét xử vụ án lật cầu treo Chu Va 6, HĐXX đã quyết định tuyên phạt 2 bị cáo Nguyễn Văn Ký và Bùi Hải Sơn 10 năm tù, Hoàng Đình Vấn 3 năm tù. Các bị cáo phải đền bù tổng thiệt hại về tính mạng, sức khỏe và tài sản là hơn 2,5 tỷ đồng.
Tiếp tục thông tin diễn biến về phiên tòa xét xử các bị cáo trong vụ lật cầu treo Chu Va 6, tại xã Sơn Bình, huyện Tam Đường, Lai Châu, sau khi tòa nghỉ vào chiều qua, sáng nay (23/7), HĐXX TAND tỉnh Lai Châu tiếp tục mở phiên tòa xét xử.
Trước HĐXX, cả 3 bị cáo đều thừa nhận rằng toàn bộ quá trình thi công, xây dựng và giám sát công trình đều không đảm bảo theo quy định, đưa vật liệu xây dựng không bảo đảm tiêu chuẩn vào công trình, là nguyên nhân chính gây lật dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.
Sáng nay, HĐXX TAND tỉnh Lai Châu đã tuyên phạt các bị cáo trong vụ lật cầu treo thảm khốc.
HĐXX đã cho các bị cáo và người nhà nạn nhân thỏa thuận về trách nhiệm bồi thường dân sự cho 26 bị hại chưa thỏa thuận được mức bồi thường.
Trên cơ sở pháp luật hiện hành, Tòa án nhân dân tỉnh Lai Châu tuyên phạt các bị cáo Nguyễn Văn Ký, Bùi Hải Sơn 10 năm tù về tội "Vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng", Hoàng Đình Vấn 3 năm tù về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng". Thời gian phạt tù tính từ ngày bị bắt tạm giam.
Ngoài ra, các bị cáo phải bồi thường tổng thiệt hại về tính mạng, sức khỏe và tài sản là 2.530.036.456 đồng. Trách nhiệm của mỗi bị cáo như sau: Ký bồi thường là 1.010.014.583 đồng, Sơn bồi thường là 1.010.014.582 đồng, Vấn bồi thường là 509.507.291 đồng.
Bị cáo bật khóc tại tòa trong lúc tuyên án.
Trong đó các bị cáo phải bồi thường thiệt hại cho UBND huyện Tam Đường số tiền gần 450 triệu đồng thiệt hại do bị hỏng cầu.
Ngoài ra, tòa án tuyên phạt đối với các bị cáo Ký, Sơn cấm 5 năm hành nghề liên quan đến lĩnh vực xây dựng sau mãn hạn tù và bị cáo Vấn bị cấm 2 năm đảm nhiệm chức vụ quản lý trong lĩnh vực xây dựng.
Trong lúc HĐXX tuyên án, đã có bị cáo bật khóc tại tòa. Kết thúc phiên tòa, các bị cáo được dẫn giải về Trại tạm giam, Công an tỉnh Lai Châu để tiếp tục thi hành án.
Trước đó, như Dân trí đã thông tin, vụ lật cầu Chu Va 6 thương tâm xảy ra vào ngày 24/2/2014 tại bản Chu Va 6, xã Sơn Bình, huyện Tam Đường (tỉnh Lai Châu) khi đoàn đưa tang đi qua. Vụ việc đã khiến hàng chục người bị rơi xuống lòng suối ở độ cao 9m, có 38 người bị thương và 8 người tử vong sau đó.
Vào cuộc điều tra, cơ quan chức năng xác định, nguyên nhân xảy ra vụ lật cầu treo Chu Va 6 là cầu không được thi công theo đúng thiết kế và bản vẽ ban đầu. Đồng thời, Công an tỉnh Lai Châu đã ra quyết định khởi tố bị can và bắt tạm giam, truy tố 3 đối tượng về tội danh "Vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng" và tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng".
Các bị cáo được dẫn giải ra xe.
Theo cáo trạng, từ kết quả khám nghiệm hiện trường và kết luận giám định, cơ quan chức năng xác định nguyên nhân cầu bị lật nghiêng là do nhà thầu đã sản xuất, lắp đặt ắc neo tăng đơ cáp chủ phía thượng nguồn không đúng yêu cầu của hồ sơ thiết kế. Thép chế tạo ắc neo tăng đơ có độ cứng cao hơn và giòn hơn thiết kế. Hơn nữa, độ dai va đập chỉ bằng 1/12,6 theo tiêu chuẩn. Bề rộng bộ phận này cũng có lỗ chốt nhỏ hơn thiết kế...
Do không được sản xuất đúng theo yêu cầu của hồ sơ thiết kế nên khi lắp đặt vào công trình, ban đầu tại vị trí tập trung ứng xuất của trục ắc neo tăng đơ xuất hiện vết nứt từ cạnh lỗ phía trên bề mặt lỗ tiếp xúc nhiều với chốt. Quá trình cầu treo hoạt động, vết nứt tiếp tục phát triển sâu vào trong. Khi làm việc ở trạng thái chịu tải trọng lớn, tiết diện chịu lực còn lại tại vị trí lỗ chốt không chịu được tải trọng dẫn đến gãy rời do quá tải. Ắc neo tăng đơ bị gãy, cáp chịu lực bị tuột ra khỏi vị trí, khiến cho cầu bị lật nghiêng.
Xuân Thái
Theo Dantri