Nhà chọc trời và hiểm họa… cháy
Như cơn ác mộng cháy chợ, hiểm họa cháy tại những tòa nhà cao tầng là mối quan tâm của không chỉ người dân đang sinh sống, làm việc tại các cao ốc mà còn là mối lo của cả lực lượng Cảnh sát PCCC tại TP HCM.
Với sự bùng nổ của hàng loạt toà nhà chọc trời, hơn lúc nào hết người dân thành phố rất băn khoăn, âu lo đến khả năng ứng cứu của lực lượng quản lý toà nhà, đặc biệt là lực lượng Cảnh sát PCCC nếu chẳng may những “lâu đài chọc trời”… phát hỏa!
Thống kê của Sở Cảnh sát PCCC tại TP HCM cho thấy thành phố hiện có gần 1.100 nhà cao tầng (từ 7 tầng trở lên), trong đó có 7 tòa nhà cao từ 30-50 tầng và 1 tòa nhà cao hơn 50 tầng.
“Nhà bình thường cháy đã sợ huống chi những tòa cao ốc chọc trời này. Lỡ chẳng may chúng phát hỏa thì chỉ có nước… chết bởi với độ cao trên 100m, thang cứu hộ cũng như vòi rồng của Cảnh sát PCCC khó mà… với tới”.
Công tác PCCC tại các tòa nhà rất được Sở PCCC TP HCM quan tâm.
Hiện đang làm việc tại cao ốc 33 tầng Thuận Kiều Plaza (quận 5), anh L.C.Phong như nhiều người khác lúc nào cũng ám ảnh chuyện… cháy. Từng chứng kiến vụ cháy Trung tâm quốc tế thương mại (tòa nhà ITC, quận 1) vào ngày 29/10/2002 khiến 60 người chết và 70 người bị thương và cũng từng “đứng tim” khi Thuận Kiều Plaza phát hỏa vào sáng 27/12/2009, anh Phong tâm sự do đặc thù công việc nên dù ám ảnh chuyện cháy nhưng anh vẫn phải ngày ngày vào ra tòa nhà chọc trời. “Điều tôi quan tâm là công nghệ chữa cháy của lực lượng Cảnh sát PCCC liệu có đảm bảo dập tắt giặc lửa khi nó tung hoành trên các cao ốc, đặc biệt như tòa nhà Bitexco Financial Tower 68 tầng, cao đến 262m”.
Được thiết kế với cảm hứng từ búp sen, Bitexco Financial Tower do tập đoàn Bitexco đầu tư với tổng kinh phí 270 triệu đôla Mỹ là tòa nhà cao nhất TP HCM. “Sắp tới sẽ có các tòa nhà Saigon M&C với 42 tầng, cao 195,3m, tòa nhà Times Square 36 tầng cao hơn 160m… sẽ đưa vào sử dụng. Đó là chưa kể hàng loạt dự án cao ốc 30 tầng khác đang hoạt động. Vấn đề là cơ quan chức năng, mà cụ thể là Sở Cảnh sát PCCC có phương án PCCC gì hiệu quả ở các tòa nhà này không?” – chị Mai Nguyên, hiện sinh sống tại cao ốc Lương Định Của, quận 2, trăn trở.
Video đang HOT
Trao đổi với PV Báo CAND về những băn khăn, lo lắng của người dân đang sinh sống, làm việc tại các cao ốc, trong đó có những cao ốc cao từ 30-50 tầng, Thiếu tướng Trần Triều Dương, Giám đốc Sở PCCC TP HCM khẳng định, Sở PCCC thành phố kiểm tra rất nghiêm ngặt công tác PCCC tại các tòa nhà.
Trước khi được đưa vào sử dụng, phương án chữa cháy tòa nhà được thử nghiệm, nếu hiệu quả mới cho đưa vào sử dụng, tuyệt đối không khinh suất. “Đầu tư hàng chục, hàng trăm triệu đôla để xây dựng toà nhà nên chủ đầu tư rất chăm chút đến khâu an toàn, trong đó có vấn đề PCCC. Bởi nếu không đặt tiêu chí ấy lên hàng đầu, việc vận hành, đưa tòa nhà vào sử dụng sẽ khó đạt hiệu quả cao nhất bởi các đối tác, người dân sẽ không dám gắn bó với tòa nhà.
Qua kiểm tra cho thấy đơn vị xây dựng, quản lý các tòa nhà chấp hành, đảo bảo tốt các qui định về an toàn PCCC. Nhưng không vì thế mà chúng tôi khinh suất, vẫn tăng cường công tác huấn luyện, diễn tập, kiểm tra việc PCCC tại các cao ốc thường xuyên”.
Theo Thiếu tướng Trần Triều Dương, các phương án, đặc biệt là phương tiện PCCC rất được lãnh đạo UBND thành phố cũng như Sở PCCC quan tâm. Theo lộ trình đến năm 2015 thành phố sẽ có trực thăng cứu hộ. Trong tháng 10 tới, Sở PCCC sẽ nhập thêm 10 xe cứu hỏa 1-7 công nghệ châu Âu.
Thiếu tướng Trần Triều Dương cho biết xe cứu hỏa thông thường có dung tích 7 khối nước nhưng chỉ sau 15 phút “bắn” đã hết nước. Trong khi đó xe 1-7 chỉ chứa 2 khối nước nhưng “bắn” liên tục đến 65 phút, nước bắn ra rất lạnh, gần âm 100 độ. Khi được thử nghiệm tại tòa nhà Bitexco cao nhất thành phố cho thấy rất hiệu quả.
Được biết TP HCM là địa phương đầu tiên trong cả nước trang bị xe chữa cháy công nghệ cao 1-7 và trong thời gian tới, Sở PCCC sẽ trang bị cho mỗi Đội PCCC ở các quận huyện của thành phố ít nhất 1 xe chữa cháy 1-7 để đảm bảo ngăn chặn hiệu quả các vụ cháy
Theo CAND
Tiệm vàng vẫn... hớ hênh
Dù lo lắng trước tình trạng cướp tiệm vàng táo tợn nhưng nhiều chủ tiệm vàng vẫn chưa coi trọng công tác an ninh, trong khi cơ quan chức năng thiếu kiểm tra, giám sát.
Nhiều tiệm vàng không có bảo vệ - Ảnh: Giang Phương - Thanh Thùy
Khoảng 14 giờ ngày 21.2, tiệm vàng của DNTN Phước Cường (trên đường Võ Văn Ngân, P.Linh Chiểu, Q.Thủ Đức, TP.HCM) không có một bóng người trong khi cửa hai bên mở toang. Còn chiếc tủ kính trưng bày vàng bạc lấp lánh mà không có người trông coi. Chúng tôi bước vào sâu bên trong gọi nhiều lần, chủ tiệm mới đi ra. Bà chủ tiệm phân trần do không có người trông hàng, vả lại giờ này đang nghỉ trưa nên tiệm không tiếp khách.
"Chị không sợ bị trộm cướp sao mà để hàng hớ hênh như vậy?".
Bà chủ đáp tỉnh rụi: "Đọc báo thấy cướp cũng sợ, nhưng mà ở đây hiền lắm, không có trộm cướp đâu".
"Lắp camera làm gì, tốn tiền lắm"
Đại diện Ban Quản lý chợ Củ Chi (TP.HCM) cũng xác nhận, hiện tại rất khó quản lý các tiệm vàng một cách chặt chẽ. Dù Ban Quản lý phối hợp với công an đã nhiều lần yêu cầu các hộ kinh doanh vàng bạc phải trang bị đầy đủ các điều kiện đảm bảo an ninh, trong đó có lực lượng vệ sĩ chuyên nghiệp nhưng các hộ cho biết do phải tốn chi phí cao nên không thực hiện.
Một vòng qua các tiệm vàng ở H.Củ Chi, Q.9 và Q.Thủ Đức, chúng tôi ghi nhận nhiều nơi vẫn không có bảo vệ lẫn camera quan sát. Bà Thủy, chủ tiệm vàng Quang R (P.Linh Tây, Q.Thủ Đức) nói: "Lắp camera làm gì, tốn tiền lắm. Tới đâu hay tới đó, lúc nào bọn trộm muốn vào thì có camera cũng không làm gì được".
Tại tiệm vàng K.K (QL 22B, P.Tân Thới Nhì, H.Hóc Môn, TP.HCM), người bán kiêm luôn... vệ sĩ. Chủ tiệm tự tin: "Xung quanh toàn người quen làm sao nó dám cướp".
Dạo quanh một vòng Đà Nẵng chập choạng tối 21.2, chúng tôi ghi nhận mặc dù hoạt động khá nhộn nhịp nhưng hầu hết các tiệm vàng còn chủ quan trong công tác bảo vệ tính mạng và tài sản của mình. Trở lại tiệm vàng Ngọc Ánh (35 Lê Văn Thứ, Q.Sơn Trà - nơi xảy ra vụ cướp táo tợn vào đêm 17.11.2011), chúng tôi thấy việc khắc phục những lỗ hổng trong công tác an ninh vẫn chưa được triệt để. Đến nay, tiệm vàng này chỉ mới dừng lại ở việc lắp đặt camera.
Tại Hà Nội, đa số các tiệm vàng ở các huyện ngoại thành, như Từ Liêm, Đan Phượng, Hoài Đức... hầu như không có bảo vệ túc trực. Đi dọc theo trục đường 32, chúng tôi phát hiện không ít tiệm chỉ có một người, thậm chí là phụ nữ, người già đứng trông.
Tiếp xúc với PV, chủ tiệm vàng Đức Trường ở H.Đan Phượng cho biết, do kinh doanh nhỏ, người nhà đông nên không thuê bảo vệ và "đỡ được một khoản tốn kém". Chủ tiệm vàng Gia Minh ở đường Hồ Tùng Mậu, H.Từ Liêm lại có lý do không thuê bảo vệ vì "không tin tưởng người ngoài".
Tại Cần Thơ, một số tiệm vàng lớn trên địa bàn P.Tân An và P.Cái Khế (Q.Ninh Kiều) tuy có trang bị hệ thống cảnh báo theo khuyến cáo của công an và có thuê bảo vệ, nhưng chỉ mang tính hình thức, thiếu chuyên nghiệp, không được trang bị công cụ hỗ trợ...
Công an cũng... chào thua
Thượng tá Đào Thanh Hải, Trưởng phòng CSĐT về tội phạm trật tự xã hội (PC45, Công an TP.Hà Nội), nhìn nhận: "Chúng tôi cũng thấy có thực trạng là ở các quận nội thành thực hiện việc đảm bảo an ninh tốt hơn là ở vùng ngoại thành". Đặt vấn đề ngành công an đã chỉ đạo công an các cấp có nhiệm vụ đến từng hộ kinh doanh yêu cầu chủ tiệm thực hiện các biện pháp tăng cường an ninh, nhưng vì sao đến nay nhiều nơi vẫn chưa thực hiện nghiêm, phải chăng do thiếu hậu kiểm, giám sát..., ông Hải nói: "Lực lượng công an chỉ khuyến cáo, động viên các chủ cơ sở, nếu họ không nghe thì mình cũng chẳng có cách nào khác. Ví dụ, tại các tiệm vàng ở ngoại thành, chúng tôi đến thì họ nói chỉ kinh doanh nhỏ lẻ, mỗi tháng được vài triệu đồng lấy đâu ra tiền mà thuê mướn bảo vệ".
Đại tá Nguyễn Công Nghiệp, Phó giám đốc Công an tỉnh Bắc Ninh, cũng cho biết có kế hoạch tổng kiểm tra, rà soát về tình hình đảm bảo an ninh trật tự ở các cơ sở kinh doanh vàng bạc theo công điện của Bộ Công an, nhưng "cái khó của công an là các yếu tố đảm bảo an ninh không phải là bắt buộc nên họ thích thì làm, không thích thì thôi, chúng tôi thì không thể ép buộc. Nhiều cơ sở kinh doanh ở các vùng quê vẫn còn tư tưởng chủ quan, cả đống của nhưng để hớ hênh thì không ai dám chắc điều gì sẽ xảy ra".
Theo Thanh Niên
Hiểm họa rình rập tiệm vàng Trao đổi với PV Thanh Niên vào chiều qua, đại tá Hồ Sỹ Tiến - quyền Cục trưởng Cục Cảnh sát hình sự (C45) - cho rằng các vụ cướp tiệm vàng trong thời gian qua đã và đang gây ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh trật tự xã hội. Nhiều rủi ro về an ninh ""Cơ quan chức năng cần...