Nhà chị chồng tới ăn ở dầm dề bắt em dâu phục vụ, mẹ chồng bênh chằm chặp, nàng dâu liền nghĩ ra kế này
Hết 20 ngày trở về nhà, Ngân thấy nhà cửa vắng vẻ, bèn hỏi chồng nhà chị chồng đâu. “Mẹ đuổi về rồi”, anh cười cười.
“Mẹ ơi, nhà mình rộng thế này, còn thừa phòng trống cho khách ấy, bọn con dọn hẳn về ở cho vui nhé. Thuê trọ ở ngoài buồn lắm, mà tốn tiền trọ nữa!”, chị chồng thỏ thẻ nói với mẹ chồng. “Ừ, các con dọn về đây đi. Mẹ ở nhà nhiều khi cũng buồn”, mẹ chồng đáp. Và thế là Ngân biết, cơn ác mộng của mình chính thức bắt đầu.
Chị chồng lấy chồng cách đó mấy cây số, vì chồng chị còn anh trai nên vợ chồng chị được ra riêng, chưa có tiền mua nhà đành thuê trọ. Trước đó, nhà chị cuối tuần nào cũng tới ăn uống ở nhà mẹ đẻ, cũng chính là nhà chồng Ngân. Đó là nhà mẹ chị ấy, chị ấy thích về lúc nào thì tùy, cô đâu dám ý kiến gì. Nếu như chị ấy không chỉ trực ăn sẵn, tiền mua đồ ăn cả 2 ngày cuối tuần, rồi dọn dẹp, nấu nướng đều 1 tay Ngân đảm nhiệm. Nhà chị ấy hẳn 4 người, đâu phải chỉ thêm đôi đũa cái bát! Số tiền đồ ăn và khối lượng công việc phải tăng lên gấp đôi. Đã thế chị ấy còn chả biết ngại, thường xuyên mở miệng bảo với em dâu chị thích ăn món này, món kia bảo cô đi chợ nấu.
Ảnh minh họa
Y như những gì Ngân nghĩ, chị chồng về ở hẳn song vẫn chả thay đổi cung cách ứng xử của mình. Bình thường có vợ chồng Ngân với mẹ chồng, thì bọn cô lo toàn bộ chi phí trong nhà, mẹ chồng có chút lương hưu để bà tiêu vặt. Bọn cô nào giàu có gì, giờ nhà chị chồng tới ở hẳn, tiền nong không ý kiến gì, nhà cô gần như nuôi thêm cả nhà chị chồng, sao cô chịu cho thấu? Chưa nói đi làm về mệt nhoài, còn nai lưng ra phục vụ 1 nhà từng ấy người. Mà chị chồng thì toàn nằm dài bấm điện thoại, đùn hết cho em dâu.
Được 1 tuần, vì sắp hết tháng nên tiền trong ví Ngân cạn kiệt. Cô nói với chồng bảo thẳng anh chị chuyện sinh hoạt phí, thì chồng Ngân ngại. Rồi anh đi vay bạn bè đưa cho vợ chi tiêu. Ngân tức điên, song vì không muốn tình cảm vợ chồng rạn nứt, đành im lặng.
Đến hôm sau, ăn cơm xong, cô bảo chị chồng: “Chị dọn dẹp, rửa bát hộ em nhé, em có chút việc bận”. Nói xong cô xách xe ra ngoài, ngờ đâu về nhà mọi thứ vẫn y nguyên. Chị chồng nhấm nhẳng: “Ai đời về nhà mình ở còn phải làm lụng”. Mẹ chồng quát Ngân: “Có tí việc con con mà cũng tị nạnh với chị chồng, cô là con dâu hay mẹ dâu đấy?”. Ngân nghẹn một hơi rồi lẳng lặng đi rửa bát.
5 ngày sau nữa, cô thông báo với cả nhà mình sắp phải đi công tác 20 ngày. “Đây là cơ hội tốt cho con trong công việc, thôi thì nhân lúc chưa con cái gì, con cố gắng phấn đấu“, cô bảo với mẹ chồng. Rồi mặc bà cằn nhằn gì mà phụ nữ cần gì sự nghiệp nọ kia, 2 hôm sau cô xách hành lí lên đường, chấm dứt 2 tuần sống chung với nhà chị chồng.
Video đang HOT
Hết 20 ngày trở về nhà, Ngân thấy nhà cửa vắng vẻ, bèn hỏi chồng nhà chị chồng đâu. “Mẹ đuổi về rồi”,anh cười cười. Sau đó nghe chồng kể lại, Ngân vừa đi thì cả nhà xáo xào hết lên. Cơm nước chị chồng toàn dưa cho mẹ, khiến bà 1 mình phục vụ cả nhà đến mệt nhoài. Được mấy bữa, bà không chịu nổi nữa, bắt con gái phải xuống bếp, rồi lau dọn nhà cửa. Chị chồng dĩ nhiên không hài lòng. Ở phòng trọ chị chỉ phải chăm lo chồng con, giờ lại thêm cả mẹ với em trai, mệt hơn bao nhiêu.
Ảnh minh họa
Vụ tiền nong, Ngân vừa đi 1 cái, chồng cô thì nói rõ anh đã hết tiền, còn mới vay nợ bạn. Mẹ chồng Ngân đành móc túi nuôi cả nhà. Được đôi hôm, bà bắt con gái góp, vì sức bà đâu thể lo cho cả một đống người như thế. Chị chồng càng bất mãn.
Thế là chưa nổi nửa tháng, tổ hợp mẹ chồng – con gái vốn đoàn kết bền vững, dần dần tan rã. Tới khi sự bất mãn của chị chồng lên đến đỉnh điểm, và sự khó chịu mẹ chồng chạm mức giới hạn, bà liền bảo con gái dọn về nhà trọ mà ở. “Con gái lấy chồng rồi, làm gì có chuyện cả nhà về nhà đẻ ở. Một mình mẹ đã đành, còn vợ chồng em trai chúng mày nữa”, mẹ chồng Ngân nói.
Ngân biết ngay mọi chuyện sẽ thành thế này. Vì thế cô mới cố tình xin sếp đi công tác. Chị chồng muốn lợi dụng vợ chồng em trai, mà mẹ chồng thì tại việc chả liên quan đến mình nên bà tất nhiên bênh con gái bà. Song khi không có Ngân nữa, họ lập tức bị động chạm lợi ích, mọi chuyện quả nhiên sẽ khác.
Sau hôm đó, cuối tuần chị chồng vẫn đến chơi, mà mẹ chồng đã không còn bênh chị chằm chặp nữa. Bà thậm chí còn bảo chị “thích ăn gì thì mua tới mà nấu, đừng suốt ngày bắt chúng nó mua nữa”, rồi giục chị xuống bếp phụ Ngân. Nhờ thế chị chồng bớt thích về nhà mẹ đẻ đi hẳn.
Giang Phạm
Theo docbao.vn
Thấp thỏm không yên khi vợ chồng em trai bòn rút tiền của ba mẹ
Vợ chồng em trai cứ ỷ vào tài sản của ba mẹ, liên tục bòn rút tiền với lý do làm ăn. Tôi thấy lo lắng nên can thiệp, em trai liền tỏ thái độ thù ghét.
Ba mẹ tôi chỉ có hai đứa con và đều đã có gia đình riêng. Tôi lấy chồng cách đây 10 năm, cuộc sống tương đối ổn định. Còn em trai cưới vợ hơn 5 năm và hiện tại đang sống cùng ba mẹ.
Ba mẹ tôi là cán bộ nhà nước nghỉ hưu nhưng ngoài khoản lương hưu, ba mẹ có hai căn nhà cho thuê nên thu nhập cũng dư dả. Khi tôi lấy chồng, ba mẹ đã cho 5 cây vàng làm của hồi môn. Đến lúc vợ chồng tôi xây nhà, ba mẹ cũng phụ thêm mấy trăm triệu.
Ba mẹ tôi có một số tài sản để dành khi về hưu. (Ảnh minh họa)
Còn em trai tôi sau khi tốt nghiệp đại học đã được ba mẹ cho đi du học tự túc để lấy bằng thạc sĩ. Nhưng khi về nước, em không chịu khó làm việc. Cứ làm chỗ này một thời gian lại nhảy sang chỗ kia nên thu nhập không ổn định. Mọi khoản chi tiêu đều xin tiền ba mẹ.
Tôi khuyên em nên chú tâm xây dựng sự nghiệp để lập gia đình nhưng em rất ỷ lại. Em bảo, giờ em có nhà có xe, tiền bạc của ba mẹ dư dả, không việc gì phải lo. Đến năm 28 tuổi, em trai cưới vợ.
Ba mẹ hy vọng khi có gia đình em sẽ thay đổi. Nhưng em dâu tôi thuộc dạng lười làm, thích chưng diện. Em dâu đi làm cho có chứ lương bổng không bao nhiêu. Tuy vậy, em rất biết chiều lòng ba mẹ.
Hầu hết các chi phí sinh hoạt trong nhà đều do ba mẹ chi trả. Vợ chồng em trai không phụ thêm đồng nào, hàng tháng còn xin thêm tiền. Hai đứa cháu ra đời, ông bà phải gánh thêm tiền ăn uống và học phí.
Nếu chỉ dừng lại ở đó thì tôi không lo lắng. Nhưng gần đây, vợ chồng em trai đều xin nghỉ việc rồi đòi ba mẹ đầu tư vốn mở nhà hàng làm ăn. Ba mẹ phải bán đi một căn nhà cho thuê để lấy tiền cho em.
Làm ăn chưa thấy thu lại vốn, em trai lại tiếp tục xin tiền ba mẹ để mua xe, đổi mặt bằng. Ba mẹ không rõ việc làm ăn của con ra sao nhưng thấy con đòi tiền lại tiếp tục rao bán căn nhà còn lại.
Tôi thấy vậy mới khuyên ba mẹ tự thương lấy thân mình, phải giữ tiền mà an dưỡng tuổi già. Nếu như cứ đáp ứng yêu cầu của vợ chồng em trai thì đến một lúc nào đó sẽ cạn kiệt về sức khỏe lẫn tinh thần.
Em trai đã hơn 30 tuổi phải biết tự làm nuôi thân và cáng đáng gia đình. Ở tuổi đó, không phụ giúp ba mẹ thì thôi chứ sao cứ bòn rút tiền mãi. Ba mẹ đã già, lương bổng có hạn, tài sản tích lũy cả đời đem ra bán hết đến lúc trắng tay thì làm thế nào.
Em trai to tiếng khi biết tôi can ngăn ba mẹ tiếp tục bán nhà. (Ảnh minh họa)
Nghe tôi nói vậy, ba mẹ đắn đo, không muốn bán nhà nữa. Em trai biết chuyện tôi ngăn cản ba mẹ liền tỏ thái độ thù ghét. Từ nhỏ đến lớn, chị em tôi chưa bao giờ to tiếng với nhau nhưng lần này, em trai chỉ thẳng vào mặt tôi quát: "Chị đã đi lấy chồng rồi thì lo yên phận đi, đừng có can thiệp vào chuyện của tôi. Hay chị sốt ruột vì mình không được chia phần".
Tôi đau đớn vô cùng khi nghe những lời lẽ như thế. Vốn dĩ tôi không hề có ý định đụng chạm gì đến tài sản của ba mẹ vì mặc định nó thuộc về em trai. Vả lại, ba mẹ đã cho tôi quá nhiều, kinh tế của tôi không phải quá khó khăn.
Tôi khuyên ba mẹ vì tôi thấy lo lắng cách làm ăn phiêu lưu của em trai. Tôi không muốn ba mẹ rơi vào tình cảnh không một xu dính túi khi tuổi càng cao. Lúc ấy, liệu vợ chồng em trai có đối xử tử tế với ba mẹ nữa không ?. Biết bao nhiêu gia đình đã xảy ra bi kịch vì những chuyện tương tự như thế.
Hải Ngân
Theo phunuonline.com.vn
Con dâu trì hoãn việc có con để tạo sức ép bắt tôi làm theo mục đích của nó Căn biệt thự 3 tầng rộng hơn 100m2 này xây để cho vợ chồng con hưởng, việc gì phải đi đâu. Lương công nhân các con chỉ đủ thuê phòng trọ lấy đâu ra tiền mà mua nhà. Chồng tôi đã mất từ rất sớm, để lại cho tôi 2 đứa con trai, thương các con quyết định không đi bước nữa ở...